Nhiều rào cản khi sinh viên trở lại học trực tiếp: Cần hỗ trợ từ nhà trường

Theo dõi VGT trên

Việc đến trường học trực tiếp cũng khiến nhiều sinh viên rơi vào cảm giác bất an, lo lắng nếu chẳng may bản thân bị nhiễm bệnh hay những hội chứng hậu Covid -19 xảy đến với sức khỏe.

Ngày 24/2, Trung tâm Hỗ trợ giảng dạy, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN phối hợp với Công đoàn ĐHQGHN tổ chức tọa đàm “Trở lại trường sau đại dịch – biến thách thức thành cơ hội”.

Tham gia tọa đàm có PGS.TS Phạm Kim Chung – Phó chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN); PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa Các khoa học Giáo dục (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN) và TS. Nghiêm Xuân Huy – Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQGHN.

Ở nhà quá lâu khiến sinh viên mất đi kỹ năng

Hiện tại, trên cả nước, nhiều trường cao đẳng, đại học đã lên kế hoạch đón sinh viên, học viên trở lại trường học trực tiếp sau thời gian dài học trực tuyến, ứng phó với đại dịch.

Trao đổi tại tọa đàm, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết, việc chuyển đổi hình thức dạy học từ trực tuyến hoàn toàn sang hình thức trực tiếp/kết hợp trực tuyến và trực tuyến đã tạo nên những thách thức, đòi hỏi sự thích ứng linh hoạt, nhanh chóng từ phía giảng viên và sinh viên, học viên.

Nhiều rào cản khi sinh viên trở lại học trực tiếp: Cần hỗ trợ từ nhà trường - Hình 1

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, trước những rào cản mà sinh viên phải đối mặt khi quay trở lại trường học trực tiếp, thầy cô và nhà trường cần có sự trợ giúp, can thiệp đúng lúc. (Ảnh chụp màn hình)

“Sau thời gian dài học trực tuyến, khi phải đến trường, đối diện với một môi trường với nhiều thứ bất định, thông tin chưa rõ ràng, nhiều sinh viên sẽ cảm thấy lo lắng, bất an và nảy sinh luồng suy nghĩ tiêu cực.

Trước tiên, do ở nhà quá lâu nên đã hình thành nề nếp, khiến các bạn sinh viên, học viên mất đi kỹ năng, không có động cơ tham gia vào bất cứ hoạt động nào khi bắt đầu trở lại trường. Chưa hết, nhiều bạn còn cảm thấy tủi thân, thất vọng khi phải rời xa nhà, rời xa môi trường vốn thân thuộc, an toàn và thoải mái.

Việc đến trường học trực tiếp cũng khiến nhiều sinh viên rơi vào cảm giác bất an, lo lắng nếu chẳng may bản thân bị nhiễm bệnh hay những hội chứng hậu Covid -19 xảy đến với sức khỏe.

Trở lại trường học, bên cạnh cảm giác xa lạ với trường lớp, thầy cô, bạn bè, một số bạn cũng phải đối diện với các vấn đề liên quan đến cơm áo gạo t.iền, nơi ăn chốn ở, các tình huống bất định như bắt nạt, nạn trộm cắp…

Video đang HOT

Sự tổn thương về sức khỏe tinh thần sẽ gây nên những hành vi cảm xúc mất kiểm soát, nhiều bạn trẻ trở nên bốc đồng, hành xử hung hăng hơn, từ đây ảnh hưởng tới kết quả học tập cũng như chất lượng cuộc sống”.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, trước những rào cản mà sinh viên phải đối mặt khi quay trở lại trường học trực tiếp, thầy cô và nhà trường cần có sự trợ giúp, can thiệp đúng lúc. Trong đó, để có thể giúp đỡ sinh viên, học viên một cách kịp thời, nhà trường cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ, nhất là về mặt tâm lý.

Chuyên gia đề xuất, khi tổ chức cho sinh viên quay trở lại trường học tập, nhà trường cùng đội ngũ giảng viên cần sàng lọc xem có bao nhiêu phần trăm sinh viên đang ở mức thờ ơ, không tuân thủ các yêu cầu học tập; bao nhiêu phần trăm sinh viên miễn cưỡng phục tùng những quy định về học tập ấy; thậm chí là tỷ lệ sinh viên do quá sợ hãi, lo lắng mà nổi loạn, bỏ cuộc.

Từ sự sàng lọc này, nhà trường cần kích hoạt các dịch vụ tâm lý với sự tham gia của ban giám hiệu cùng các phòng ban khác như: Tổ chức Đoàn, Hội; Cơ quan an ninh địa phương, Cơ sở y tế địa phương hay các dịch vụ hỗ trợ tâm lý.

Bên cạnh đó, mỗi nhà trường cũng có thể tự xây dựng một hệ thống tự đ.ánh giá sức khỏe tinh thần, để bất kỳ sinh viên, học viên hay giảng viên của trường nếu xuất hiện những vấn đề về tâm lý thì có thể tự kiểm tra, đ.ánh giá và nhận biết mức độ tâm lý mà bản thân gặp phải thông qua các câu hỏi.

“Việc triển khai các biện pháp hỗ trợ tâm lý kịp thời sẽ giúp nhóm sinh viên ở mức độ thờ ơ, không tuân thủ các quy định học tập sẽ thay đổi nhận thức, cải thiện lên mức “hợp tác vui vẻ” để có thể thoải mái trở lại trường” – chuyên gia nhận định.

Để việc trở lại trường sau thời gian dài học trực tuyến trở nên thoải mái, theo PGS.TS Trần Thành Nam, bên cạnh việc quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên, đội ngũ giảng viên trong nhà trường cũng cần tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình.

“Tôi cho rằng, các thầy cô cũng cần có sự cam kết và tự tin về việc quay trở lại trường bởi thực tế, nhiều thầy cô cũng đã mắc Covid-19 và cảm thấy hoang mang, lo lắng trước thông tin quay trở lại trường học trực tiếp. Là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, chúng ta phải dũng cảm, sẵn sàng cho ngày quay trở lại, mặc dù đội ngũ nhà giáo cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và tổn thương.

Để giúp sinh viên cũng như giúp đỡ chính bản thân mình, các thầy cô cần nâng cao nhận thức về sức khỏe tinh thần của người học cũng như bản thân, nhận diện về các nhóm vấn đề chính, các chiến lược quản lý stress, chiến lược phục hồi cũng như truyền thông về những ứng phó tích cực, gửi thông điệp yêu thương…

Ngoài việc nâng cao nhận thức, thầy cô và nhà trường cũng cần lên một kịch bản cụ thể về việc đón sinh viên quay trở lại trường. Kịch bản ở đây có thể bao gồm các hoạt động hội nhập, kết nối; thông báo rõ kế hoạch kết thúc năm học để giảm tối đa tính bất định; hay bình thường hóa lo lắng và định hướng chú ý vào những gì có thể kiểm soát được” – chuyên gia Trần Thành Nam cho biết.

Thay đổi quan điểm về việc học và đ.ánh giá

Chia sẻ tại tọa đàm, TS. Nghiêm Xuân Huy bày tỏ, trong quá trình sinh viên trở lại trường, bên cạnh việc ổn định cảm xúc, tâm lý cho người học, nhà trường cùng đội ngũ giáo viên cũng cần quan tâm đến việc dạy và học sao cho đạt hiệu quả nhất.

Theo TS. Nghiêm Xuân Huy, gắn với bối cảnh hiện tại, một vấn đề nổi cộm, xảy ra trong quá trình học trực tiếp đó là khi lớp học ghi nhận tình trạng F0, F1 thì sẽ ảnh hưởng đến sĩ số, dẫn đến tình trạng người học trực tiếp, kẻ học online.

Nhiều rào cản khi sinh viên trở lại học trực tiếp: Cần hỗ trợ từ nhà trường - Hình 2

TS. Nghiêm Xuân Huy chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh chụp màn hình)

Hiện nay, hình thức live – phát hình trực tiếp từ lớp học cho các bạn đang học trực tuyến có thể theo dõi được nhiều trường áp dụng và dần trở nên phổ biến, nhưng Tiến sĩ Xuân Huy cho biết, hình thức học tập này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế khi ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người dạy, hay thầy cô không thể một lúc “phân thân” vừa quan tâm đến các bạn học trực tiếp trên lớp, vừa theo dõi, kiểm soát tình hình học tập của các sinh viên học online.

“Để khắc phục điều này, tôi cho rằng nên sử dụng hệ thống quản lý đào tạo và học tập LMS (Learning Management System). Đây là công cụ giúp dạy học kết hợp. Chúng ta có thể sử dụng LMS trong bất cứ bối cảnh nào, dù dạy học trực tiếp hay dạy học trực tuyến, hệ thống này cũng đều cần thiết và đem lại giá trị.

Không chỉ kiểm soát quá trình học tập của sinh viên, hệ thống quản lý đào tạo và học tập LMS còn là nơi lưu trữ mọi dữ liệu học tập. Theo đó, thầy cô có thể tải lên hệ thống mọi tài liệu liên quan đến việc học để người học truy cập, theo dõi và tự học; từ đây chất lượng đào tạo sẽ được nâng cao; học viên không còn quá phụ thuộc vào giảng viên”.

PGS.TS Phạm Kim Chung cũng đồng tình với quan điểm này. Ông Chung cho biết, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh các vấn đề liên quan đến đào tạo, giảng dạy, thầy cô và nhà trường cũng cần có sự điều chỉnh việc kiểm tra, đ.ánh giá kết quả học tập, khả năng tiếp thu của sinh viên.

“Một câu hỏi đặt ra là làm sao để công bằng, minh bạch trong quá trình đ.ánh giá, ngay cả việc đ.ánh giá những sinh viên vì một số lý do như mắc Covid-19, trở thành F1… không thể đến trường học trực tiếp?

Để làm được điều này, tôi cho rằng chúng ta cần thay đổi triết lý. Thay vì kiểm tra sinh viên thông qua những bài viết hay câu hỏi vấn đáp, hiện nay, ta cần hướng đến việc kiểm tra, đ.ánh giá kết quả học tập thông qua các sản phẩm mà sinh viên tạo dựng. Đó có thể là các bài viết tổng hợp nội dung kiến thức hay video thuyết trình về một vấn đề nào đó. Để việc đ.ánh giá này trở nên hiệu quả, giáo viên cần lưu ý đưa ra một quy chế đ.ánh giá sản phẩm của sinh viên để các bạn hiểu và thực hiện theo đúng yêu cầu”.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Phạm Kim Chung, việc đ.ánh giá kết quả học tập thông qua các sản phẩm và sinh viên xây dựng cũng tồn tại một vài hạn chế, nhất là việc kiểm tra theo hình thức này sẽ gây “quá tải” cho giảng viên.

“Kiểm tra theo sản phẩm sẽ nảy sinh vấn đề là thầy cô nhận được “núi” bài tập từ sinh viên. Do lượng bài nhiều mà thời gian hạn chế, nhiều giảng viên vì vậy sẽ không thể đ.ánh giá hay hồi đáp tất cả bài tập của người học. Đây sẽ là một thiếu sót lớn.

Để khắc phục điều này, giảng viên có thể sử dụng phương pháp đ.ánh giá đồng đẳng, tức là để các em sinh viên đ.ánh giá với nhau, từ sản phẩm của bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình. Và việc kiểm tra đ.ánh giá cũng cần xác nhận thành tích, chúng ta cần tuyên bố trước cho sinh viên hệ số trong việc kiểm tra đ.ánh giá đồng đẳng, sẽ có vai trò nào đó trong quá trình học tập của các em” – PGS.TS Phạm Kim Chung đề xuất.

Sinh viên mừng, lo lẫn lộn ngày trở lại TP.HCM học trực tiếp

Sau thời gian dài học online do dịch bệnh COVID-19, đến nay nhiều trường CĐ-ĐH tại TP.HCM cho sinh viên trở lại học trực tiếp.

Bên cạnh sự háo hức, nhiều sinh viên không giấu được sự lo lắng.

Nửa mừng nửa lo

Dương Thị Trúc Linh, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, chia sẻ: "Dù việc học trực tuyến vừa qua đã giúp tôi tiết kiệm một số khoản chi phí, nhưng là sinh viên tôi vẫn rất muốn được đến trường, cảm nhận không khí lớp học, được gặp gỡ thầy cô, bạn bè.

Khăn gói trở về quê ở Vĩnh Long gần một năm nên mọi thứ dần trở lại quỹ đạo ban đầu. Lần này trở lại TP tôi mang theo nhiều nỗi lo hơn, nhất là về sức khỏe vì dịch bệnh còn âm thầm trong cộng đồng. Lo cho mẹ phải ở nhà một mình, cảm giác hệt như lần đầu phải xa nhà buồn lắm".

Sinh viên mừng, lo lẫn lộn ngày trở lại TP.HCM học trực tiếp - Hình 1
Tuyết Ngân chuẩn bị đồ đạc trở lại TP HCM để bắt đầu học kỳ mới. Ảnh: TÚ NGÂN.

Cùng chung nỗi nhớ nhà, Trần Thị Tuyết Ngân, sinh viên Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM, cho biết đã 8 tháng phải ở nhà học trực tuyến. Dù các thầy cô vẫn hỗ trợ nhiệt tình, truyền đạt kiến thức tốt cho sinh viên nhưng một số học phần thực hành buộc phải chuyển sang học online nên Ngân cảm thấy lượng kiến thức mà mình tiếp thu được cũng bị hạn chế.

"Tôi rất mong chờ ngày được đến trường và tin rằng việc đi học trực tiếp sẽ giúp kết quả học tập được tốt hơn. Tuy nhiên, bắt đầu cuộc sống tự lập, vừa chạnh lòng vì nhớ ba mẹ, vừa đối mặt với nỗi lo chỗ ở vì bản thân đã trả nhà trọ từ mấy tháng trước, giờ đây việc tìm một chỗ ở mới an toàn, phù hợp với điều kiện học tập khiến tôi khá áp lực" - Ngân tâm sự.

Loay hoay tìm phòng trọ mới

Nhận được thông báo bắt đầu thực tập từ ngày 21-2, Trần Thị Kim Thơ, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM ngụp lặn trên các trang mạng xã hội để lựa chọn căn phòng trọ ưng ý gần nửa tháng nay. Thời gian khá gấp rút nên Thơ chỉ chọn 2 địa chỉ thuận tiện nhất rồi đến xem phòng.

"Rất may là chỗ trọ khá vừa ý, lại gần nơi thực tập nên tôi quyết định vào ở luôn. Dù đã là sinh viên năm 3 nhưng đây là lần đầu tiên tôi tự tìm trọ, bởi vậy gặp không ít khó khăn, nhất là về đường đi vì đây là một khu vực hoàn toàn mới. Thêm vào đó, việc phải đề phòng những chiêu lừa gạt, đăng thông tin ảo hòng chiếm đoạt t.iền cọc của sinh viên cũng khiến tôi căng thẳng" - Thơ cho biết

Sinh viên mừng, lo lẫn lộn ngày trở lại TP.HCM học trực tiếp - Hình 2
Căn phòng trọ mà Kim Thơ chọn để ở cùng với 4 người bạn trong thời gian học tập sắp tới tại TP HCM. Ảnh: TÚ NGÂN

Tương tự, Đinh Thị Bích Trâm, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết dù có thời gian để chuẩn bị tìm nhà trọ cho việc đến trường sắp tới nhưng đã hai tuần trôi qua, Trâm vẫn chưa tìm được nhà trọ phù hợp. Tạm thời Traam đang ở nhờ căn trọ cũ của người bạn để tiện cho việc đến trường.

"Sau dịch giá nhà trọ tăng vọt nên tôi gặp khó khăn trong tài chính, bây giờ việc tìm trọ có giá rẻ cho sinh viên ở gần trường thật sự đã trở thành nỗi lo lớn" - Trâm nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Làm rõ danh tính một học sinh phao tin lộ đề thi tốt nghiệp THPT
12:27:29 27/06/2024
Cắn răng lấy chồng U50, đêm tân hôn chưa kịp động phòng tôi 'sợ run người' trước màn lộ diện của chồng
10:49:36 27/06/2024
NSND Trung Đức: 35 năm không có quỹ đen, về đến nhà là "vợ ơi, t.iền đây"
12:49:56 27/06/2024
Angelababy hết cửa trở lại showbiz
13:34:34 27/06/2024
Á hậu Phương Anh trở thành giảng viên đại học RMIT
15:02:34 27/06/2024
Hàng loạt ngôi sao rời CAHN sau mùa giải 2023/24?
12:36:10 27/06/2024
Sao Vbiz từng đạt 9,5 điểm Văn trong kỳ thi đại học, thành tích tốt nghiệp còn "khủng" hơn nữa
13:27:18 27/06/2024
Loạt thành tích khủng của Câu Chuyện Hoa Hồng: Lập kỷ lục hot nhất 2024, Lưu Diệc Phi còn làm được 1 điều ít người làm được
10:29:51 27/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

4 loại trái cây giàu chất xơ hỗ trợ giảm cân lành mạnh

Sức khỏe

16:18:17 27/06/2024
Nếu bạn đang thực hiện hành trình giảm cân hoặc muốn kiểm soát cân nặng, việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn vào chế độ ăn uống là một cách tuyệt vời để đạt được mục tiêu đó.

Cấp cứu bệnh nhân sốc phản vệ nặng sau khi ăn bánh trung thu không rõ nguồn gốc

Tin nổi bật

16:14:57 27/06/2024
Do đó, các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện đã tiến hành các biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Sau hơn 2h hồi sức tích cực, bệnh nhân đã dần ổn định, mạch cải thiện. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.

Ai Cập, UAE sẵn sàng tham gia lực lượng an ninh Gaza hậu chiến do Mỹ đề xuất

Thế giới

16:11:32 27/06/2024
Ngoại trưởng Blinken đã nói riêng với những người đồng cấp rằng mục tiêu sẽ là thành lập một chính phủ chuyển tiếp ở Gaza và chính phủ này sẽ hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực.

2 ngày trước hôn lễ, Midu tung trọn bộ ảnh cưới: Cô dâu mỹ miều bên chồng trẻ, 1 chi tiết đắt đỏ gây chú ý

Sao việt

15:36:13 27/06/2024
Vào sáng 27/6, trước 2 ngày diễn ra đám cưới, Midu tiếp tục tung trọn bộ ảnh cưới full HD gây sốt trên mạng xã hội.

Phim vừa chiếu đã chiếm top 1 Việt Nam, cặp chính đẹp xuất sắc còn có c.ảnh n.óng cực bạo

Phim châu á

15:33:17 27/06/2024
Phim được phát hành tại Việt Nam thông qua một nền tảng trực tuyến lớn và chỉ sau đúng 1 ngày ra mắt, nó đã vượt qua hàng loạt bom tấn đình đám để đứng top 1 BXH series truyền hình được xem nhiều nhất.

Mỹ nam hot nhất hiện tại: Visual lãng tử vạn người mê, diễn xuất tài tình vai nào cũng cân đẹp

Hậu trường phim

15:27:38 27/06/2024
Tính riêng trong tháng 6 này, Lưu Tuấn Khiêm có 2 dự án điện ảnh cùng ra rạp Việt là Cửu Long Thành Trại: Vây Thành và Chờ Người Nơi Pháo Hoa Rực Rỡ.

Hùng vĩ Mã Pì Lèng Hà Giang

Du lịch

15:12:00 27/06/2024
Hà Giang, vùng đất xa xôi nơi địa đầu Tổ quốc được biết đến không chỉ là bạt ngàn hoa tam giác mạch, sự trùng điệp của cao nguyên đá Đồng Văn mà còn là những vách núi cheo leo

Lần đầu tiên, Tốc Chiến ra mắt một "vị tướng" hoàn toàn mới, chưa từng xuất hiện ở phiên bản PC

Mọt game

15:09:07 27/06/2024
Vẫn biếtTốc Chiếnluôn đượcRiotưu ái thực hiện nhiều ý tưởng thú vị, thế nhưng mới đây, trò chơi này đã khiến cả làng game phải sốc nặng khi ra mắt hàng loạt thay đổi khác lạ trong bản cập nhật mới.

Tiết lộ: Lương HLV của đội tuyển vừa khiến Ronaldo và đồng đội ôm hận chưa bằng 1/3 ông Troussier ở Việt Nam

Sao thể thao

15:02:32 27/06/2024
Theo Daily Mail, HLV Sagnol hiện chỉ nhận lương 215.000 USD/năm (khoảng gần 18.000 USD/tháng, tương đương 450 triệu VNĐ/tháng).

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 84: Cuộc nói chuyện siêu gượng gạo nhưng đáng yêu của Đức Anh

Phim việt

14:57:28 27/06/2024
Thật khó tin khi giờ đây Đức Anh đang phải bắt chuyện lại với Hân như thể hai người chưa từng kết hôn trước đó với cuộc nói chuyện khá gượng gạo.

Bắt người thứ 13 liên quan đến dự án 'ma' ở Phú Quốc

Pháp luật

14:52:39 27/06/2024
Ngày 26/6, mở rộng điều tra vụ án phân lô, bán nền tại Phú Quốc, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố và bắt tạm giam bị can Tăng Tấn Đạt (40 t.uổi) để điều tra tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .