Nhiều quốc gia muốn trừng phạt YouTube vì lan truyền tin giả
Nhiều kênh YouTube đang lừa người dùng đọc tin và kiếm tiền bằng cách sao chép tin tức từ các báo nổi tiếng, giật tiêu đề và hình ảnh gây hiểu lầm.
Tại Việt Nam, nếu mở ứng dụng YouTube và kiểm tra mục “ Trending”, là những video được quan tâm nhất, đôi lúc bạn sẽ gặp một video tin tức. Điều đó cho thấy người dùng Việt Nam có thói quen nghe, xem video cập nhật tin tức trên YouTube.
Tuy nhiên, rất nhiều kênh đưa tin trên YouTube sử dụng nhiều yếu tố tin giả để gây sự chú ý. Ngày 5/10, video với tiêu đề “ Nóng: Công an đã bắt được cô dâu bùng 150 mâm cỗ ở Điện Biên” lọt vào top 12 thịnh hành ở Việt Nam, nhưng sử dụng ảnh bìa của một vụ án khác.
Tiêu đề video cũng sai sự thật khai nhấn mạnh vào việc cô gái bị công an bắt, dù thực tế chỉ lên làm việc tại cơ quan công an. Nội dung bên trong chỉ là giọng đọc lại lần lượt 3 bài báo của 2 trang tin điện tử.
Các kênh video đăng tải tin tức “hoạt động như những cỗ máy không ngừng nghỉ”, theo nhận xét của một công ty phân tích về trào lưu tin giả trên YouTube.
Trên thế giới, tình trạng này cũng diễn ra. Nhiều cơ quan báo chí đã lên tiếng phản đối cách làm của những kênh YouTube. Các cơ quan quản lý cũng kêu gọi YouTube phải chịu trách nhiệm và trả tiền cho bản quyền tin tức khai thác trên nền tảng.
Vi phạm bản quyền, giả làm nguồn tin
Theo xu thế, nhiều báo và trang tin lớn trên thế giới ngày nay cũng phải tạo tài khoản trên các nền tảng như YouTube để đưa các thông tin tự sản xuất. Tuy nhiên, các nguồn tin này lại phải cạnh tranh với chính những kênh đặt tên là tin tức, nhưng thực tế là ăn cắp bản quyền rồi chỉnh sửa tin từ các cơ quan báo chí.
Chúng sử dụng hình ảnh thật trong các bản tin, nhưng chỉnh sửa các chi tiết nhỏ để gây chú ý, và thường được chèn những tiêu đề giật gân, sai sự thật và gây tranh cãi.
Khi bấm vào video, nội dung có thể là tổng hợp của những tin tức chính xác, nhưng người dùng không để ý có thể sẽ mắc lừa ngay từ tiêu đề và hình ảnh.
Những video tin tức với phần tiêu đề, hình ảnh gây hiểu lầm thu hút nhiều lượt xem.
Việc tổng hợp tin tức như vậy được chính YouTube “hậu thuẫn” bằng thuật toán, trong đó những video tin nóng sẽ tự động được đưa vào phần khuyến nghị của những chủ đề được quan tâm nhất.
Theo CNN, việc những kênh tin tức chỉ đơn thuần tổng hợp, vi phạm bản quyền của các nguồn lớn vẫn có được hàng triệu lượt xem cho thấy YouTube chưa chuẩn bị tốt để chống lại tin giả trên nền tảng của mình.
Video đang HOT
“Sự thật là những mạng lưới này vẫn tồn tại và phát triển trên các mạng xã hội như YouTube, sau gần 2 năm kể từ khi chúng bị phát hiện cho thấy các mạng xã hội quá lớn để có thể tìm kiếm và phân tích các mạng lưới tin giả bằng những giải pháp tự động”, Plasticity, công ty nghiên cứu về xử lý ngôn ngữ tự nhiên tại San Francisco nhận định trong một báo cáo năm 2019.
Ảnh bìa, tiêu đề video và cả những dòng chữ được chèn vào ảnh là những chi tiết khiến người dùng quan tâm, bấm vào video.
“Sự chuyên nghiệp của các kênh này khiến tôi bất ngờ. Chúng hoạt động như những cỗ máy không ngừng nghỉ, liên tục đưa ra nội dung mới với ảnh và tiêu đề sai lệnh mỗi vài giờ.
Khi tài khoản bị xóa hoặc chặn, họ ngay lập tức tạo ra tài khoản mới chỉ trong vài giờ. Chiến thuật sử dụng để vượt qua thuật toán của YouTube là hoàn hảo. Họ biết rõ họ đang làm gì”, Ajay Patel, đồng sáng lập của Plasticity nhận xét.
Nhiều quốc gia muốn phạt nặng YouTube
Tại nhiều quốc gia, luật quy định rõ một số nội dung như nhạc, phim hay tin tức có thể được tái sử dụng theo hình thức “sử dụng hợp lý” (fair use).
Trong phần chính sách của mình, YouTube liệt kê những thứ được cho là bản quyền. Trong đó “tác phẩm viết, chẳng hạn như các bài giảng, bài báo, sách và bản soạn nhạc đều được YouTube bảo vệ”.
Tuy nhiên, ở một mục khác YouTube lại cho rằng “báo cáo tin tức được coi là một kiểu sử dụng hợp lý”. Điều này có nghĩa ở loại hình điểm báo, việc sử dụng nguồn của báo khác là được phép.
Dù vậy, theo quy định trong Đạo luật bản quyền của Mỹ, để xác định một nội dung thứ cấp có “sử dụng hợp lý” không sẽ phải xét tới việc nội dung thứ cấp có dùng để khai thác thương mại, có sử dụng nhiều nội dung gốc, và có làm ảnh hưởng tới nội dung gốc không.
Nếu xét theo các quy định này, những bản tin với ảnh chế, tiêu đề giật gân và nội dung cắt ghép trên YouTube có thể không tiêu chuẩn để sử dụng hợp lý, đồng nghĩa đã vi phạm bản quyền.
Bằng cách cho phép các kênh tổng hợp tin tức từ các nguồn báo hay truyền hình, YouTube phần nào tiếp tay cho hoạt động vi phạm bản quyền báo chí, dù chính mạng xã hội này cũng nhìn thấy vấn đề.
Tin giả nguy hiểm hơn trong thời kỳ dịch bệnh, bầu cử.
“Đáng tiếc là việc tải lại nội dung với những ảnh bìa giật gân là chiến thuật quen thuộc của những kênh spam, nhằm thu hút lượt xem và tăng doanh thu. Chúng tôi kết hợp cả công nghệ học máy và kiểm soát của người thật để nhận biết và xóa các kênh này”, YouTube thông báo sau khi CNN phản ánh về các kênh tin tức.
Nếu không thể kiểm soát tình trạng, YouTube và công ty mẹ Google có thể gặp vấn đề với luật bản quyền ở nhiều quốc gia. Australia là quốc gia đi đầu trong nỗ lực bảo vệ bản quyền báo chí. Ngày 31/7, Australia đã công bố dự thảo luật buộc Google và Facebook trả tiền cho các hãng tin nếu muốn dùng nội dung tin tức trên các nền tảng công nghệ này.
Đồng thời, các hãng tin yêu cầu Facebook và Google phải thông báo trước 28 ngày về bất kỳ sự thay đổi nào trong thuật toán, cũng như cung cấp dữ liệu người dùng đã tương tác với tin tức của họ.
Mặc dù quy tắc này sẽ áp dụng cho bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào sử dụng nội dung tin tức của Australia, ông Frydenberg cho biết ban đầu họ sẽ tập trung vào Facebook và Google, hai trong số những công ty công nghệ giàu có và quyền lực nhất thế giới.
Hành động tiên phong của Australia đã được theo dõi sát sao trên toàn cầu trong lúc các hãng tin trên toàn thế giới phải chật vật tồn tại trong nền kinh tế ngày càng theo hướng kỹ thuật số, còn doanh thu quảng cáo bị thâu tóm bởi Facebook, Google và các công ty công nghệ lớn khác.
Quốc gia đầu tiên châu Á sắp yêu cầu vlogger phải xin giấy phép mới được đăng video
Với quy định mới, những người muốn đăng video lên YouTube, TikTok,...tại Malaysia đều buộc phải có giấy phép.
Tờ Channel News Asia đưa tin, Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia - ông Saifuddin Abdullah, đã đưa ra quy định yêu cầu mọi loại phim ảnh, dù được phát hành ở định dạng nào hay đưa lên mạng xã hội, đều phải có giấy phép mới được xuất bản.
Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia - ông Saifuddin Abdullah.
"Không ai được tham gia sản xuất phim, phân phối, phát hành hay gộp cả ba chức năng trên mà không có giấy phép", ông Malaysia Saifuddin Abdullah trả lời một thành viên thuộc Nghị viện Malaysia trong phiên họp quốc hội vào sáng 23/7.
Theo ông Saifuddin Abdullah, tất cả những bên sản xuất phim đều phải có giấy phép và chứng nhận từ Tập đoàn Phát triển phim quốc gia Malaysia (FINAS).
Tất cả những bên sản xuất phim đều phải có giấy phép và chứng nhận từ Tập đoàn Phát triển phim quốc gia Malaysia (FINAS).
"Bên làm phim phải có giấy phép sản xuất phim và giấy phép quay phim, cho dù họ là cơ quan truyền thông chính thống hay chỉ là phương tiện truyền thông cá nhân, để đưa video lên mạng xã hội hoặc các kênh truyền thống", ông Saifuddin cho biết thêm.
Khi được yêu cầu định nghĩa chính xác về từ "phim", ông Saifuddin trả lời bằng cách trích dẫn luật định nghĩa: Phim là bản ghi trên bất kỳ tài liệu nào, bao gồm phóng sự, phim ngắn, quảng cáo phim, phim tài liệu và các phim thương mại khác được xem bởi công chúng.
Như vậy, những người muốn đăng video lên tất cả các mạng xã hội tại Malaysia đều phải có giấy phép.
Như vậy, quy định này buộc những người muốn đăng video lên tất cả các mạng xã hội, bao gồm những nền tảng phổ biến tại Malaysia như Instagram, YouTube, TikTok hay Facebook đều phải có giấy phép.
"Chính phủ khuyến khích tất cả mọi người, trẻ hay già, cá nhân hoặc tổ chức sản xuất bất kỳ hình thức phim nào, như tôi vừa đề cập, miễn là nó tuân thủ luật pháp", ông Saifuddin nói.
Theo ông Saifuddin Abdullah, chính phủ Malaysia khuyến khích mọi người sản xuất phim miễn là tuân thủ pháp luật.
Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Đa phương tiện Malaysia đã ngay lập tức nhận nhiều sự phản đối của giới trẻ, các hãng tin và vlogger trong nước.
Bởi theo hướng dẫn đơn xin cấp phép làm phim trên trang web của FINAS, người muốn được cấp phép buộc phải là chủ sở hữu 1 doanh nghiệp với mức phí 50.000 ringgit, tương đương 11.700 USD (khoảng 272 triệu đồng).
Giấy phép làm phim tại Malaysia yêu cầu người được cấp phép phải là chủ doanh nghiệp, với mức phí lên tới 50.000 ringgit.
"Chẳng lẽ tôi phải có 50.000 ringgit (272 triệu đồng) để xin một cái giấy phép quay video cảnh tôi nhảy nhót linh tinh à?", một người cho biết.
Một số người dùng mạng Malaysia cũng đã phản đối quy định này, bằng cách đăng những video vô hại lên mạng xã hội, kèm theo những bình luận châm chọc: "Đây là một video làm cơm rang chưa xin phép!", "Video này chưa có giấy phép đâu, các bạn đi báo cáo đi!",...
Quy định này được cho là không chỉ gây trở ngại cho YouTuber tại Malaysia.
Mà còn có thể gây khó khăn đối với các mạng xã hội dựa nhiều vào video như TikTok, YouTube hay Facebook.
Bộ trưởng Bộ thanh niên và Thể thao Malaysia, Syed Saddiq, cho rằng quyết định này sẽ làm chết ngành sáng tạo nội dung tại Malaysia.
Bộ trưởng Bộ thanh niên và Thể thao Malaysia, Syed Saddiq.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng giáo dục Malaysia, ông Maszlee Malik, cũng cho rằng số tiền để được cấp giấy phép là quá cao đối với những sinh viên, học sinh phải làm phim như một bài tập và tải lên các nền tảng học trực tuyến.
Nếu quy định này chính thức có hiệu lực, Malaysia sẽ là nước đầu tiên ở châu Á (và có lẽ cả trên thế giới) yêu cầu cả những người sáng tạo nội dung video trên mạng xã hội phải xin phép trước khi ghi hình.
Teaser 'Có chắc yêu là đây' của Sơn Tùng vẫn lép vế trước BlackPink, làm thế nào để vươn lên top 1 trending YouTube? Bằng một cách nào đó, liệu teaser "Có chắc yêu là đây" của Sơn Tùng có thể vượt mặt BlackPink để vươn lên top 1 trending YouTube? Vào ngày 29/6 vừa qua, Sơn Tùng M-TP đã trình làng đoạn teaser đầu tiên cho ca khúc "Có chắc yêu là đây" nhằm đánh dấu sự trở lại làng nhạc Vpop của mình sau 1...