Nhiều phụ huynh Trung Quốc mất ngủ vì bài tập về nhà của con
Nhiều phụ huynh Trung Quốc đang than phiền rằng họ có quá nhiều bài tập về nhà phải làm dù chính phủ nước này có hướng dẫn giảm bài tập cho học sinh tiểu học.
Học sinh Trung Quốc phải dành trung bình 2,82 giờ/ngày làm bài tập về nhà – CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Một phụ huynh có 2 con sinh đôi, họ Trương, than phiền về tình trạng mất ngủ vì ông phải kiểm tra bài tập làm ở nhà của con mình, theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc.
Các phụ huynh phải viết lời kết trên mỗi bài tập con làm xong và nếu không làm thế sẽ bị giáo viên chỉ trích trong nhóm trao đổi qua mạng. Một phụ huynh khác cho hay họ bị yêu cầu chụp hình bài tập làm xong và gửi trong nhóm trao đổi.
Nhiều phụ huynh lên mạng xã hội chia sẻ nỗi niềm của mình sau khi CCTV đưa tin về tình trạng nói trên.
“Trường con tôi cũng thế. Nếu chúng tôi không hỗ trợ con hoàn thành bài tập về nhà, giáo viên sẽ nêu tên và làm chúng tôi xấu hổ trong nhóm trao đổi. Những phụ huynh nào không có thời gian thì nhờ gia sư kiểm tra bài tập của con. Những lớp kèm này có giá 1.000 nhân dân tệ (hơn 3 triệu đồng)/tháng”, một phụ huynh viết trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
“Phụ huynh làm phân nửa số công việc của giáo viên nên có thể nhận phân nửa lương của giáo viên”, một phụ huynh khác viết.
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở Trung Quốc phải dành trung bình 2,82 giờ/ngày để làm bài tập về nhà, cao gấp 3 lần mức trung bình toàn cầu, theo thống kê của chính phủ Trung Quốc.
Tuy nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã ra lệnh giảm bài tập, nhưng thực tế phụ huynh vẫn phải thường xuyên lên mạng xã hội bày tỏ nỗi niềm về công việc phụ mà họ phải làm vì việc học của con mình, theo tờ South China Morning Post.
Video đang HOT
Theo thanhnien
Bộ trưởng Giáo dục Singapore: "Giáo dục không phải một cuộc ganh đua xếp hạng"
Ông Ong Ye Kung, Bộ trưởng Giáo dục Singapore cho biết, nước này đang lên một loạt kế hoạch để thực hiện bước ngoặt thay đổi nền giáo dục, tuyên bố "nói không" với xếp hạng thành tích học sinh vì giáo dục không phải một cuộc đua.
Singapore từ lâu đã là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, ủng hộ việc học tập và những giờ học kéo dài nhằm thúc đẩy các em học sinh hướng tới thành công trong các kỳ thi. Nhưng mới đây, quốc đảo sư tử đã có bước chuyển đổi lớn trong cách tiếp cận, đánh giá giáo dục khi tuyên bố "nói không" với xếp hạng.
Theo đó, các cuộc thảo luận, bài tập về nhà và các câu đố được đặt ra để thay thế điểm số - trước nay vốn là công cụ đo lường thành tích của học sinh tiểu học.
Bắt đầu từ năm 2019, các kỳ thi cho học sinh tiểu học lớp 1 và lớp 2 sẽ bị bãi bỏ.
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở cũng sẽ học trong một môi trường ít cạnh tranh hơn. Điểm số cho mỗi chủ đề sẽ được làm tròn đến số nguyên gần nhất - không có dấu thập phân để giảm sự nhấn mạnh về thành tích học tập.
Bộ trưởng Giáo dục Singapore, ông Ong Ye Kung, cho biết: "Học hành không phải là một cuộc đua".
Bộ Giáo dục (MOE) đang lên kế hoạch cho một loạt thay đổi nhằm ngăn chặn sự so sánh thành tích của học sinh và khuyến khích các cá nhân tập trung vào sự phát triển học tập của các em.
Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung cho biết, giáo dục của quốc đảo sư tử sẽ chính thức bỏ xếp hạng học sinh (Ảnh: Strait Times).
Báo cáo cuối năm của trường tiểu học và trung học sẽ không còn cho biết học sinh xếp hạng đầu hay cuối lớp. Đồng thời, điểm trung bình môn học, tổng số điểm, điểm tối thiểu - tối đa để đánh giá hoàn thành môn cũng sẽ biến mất. Học bạ mỗi năm không còn đánh dấu những thành tích cũng như thất bại của học sinh.
Cách tiếp cận giáo dục mới của Singapore tương phản hoàn toàn với các quốc gia láng giềng, đang tập trung vào bảng xếp hạng giáo dục đánh giá sinh viên quốc tế của OECD (PISA).
Ba năm một lần, OECD đánh giá các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới bằng cách kiểm tra trình độ khoa học, đọc hiểu và toán học của học sinh 15 tuổi.
Singapore là nước có học sinh đạt kết quả thi cao nhất trong bảng xếp hạng giáo dục quốc tế, đứng đầu bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu PISA 2016 (Ảnh: Statista).
Singapore đặt tiêu chuẩn cho kỳ thi thành công bằng cách đạt được số điểm trung bình 1.655 trong ba môn học chính được kiểm tra bởi kỳ thi kéo dài 2 giờ của PISA vào năm 2016. Hệ thống giáo dục của Hong Kong, Nhật Bản, Macao và Singapore luôn chiếm vị trí cao trong bảng xếp hạng này.
Trong khi đó, Anh chiếm vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng, Mỹ xếp thứ 30 khi ghi được 1.463, thấp hơn mức trung bình 1.476.
Kỹ năng mềm cho nền kinh tế đang thay đổi
Chuyển trọng tâm ra khỏi sự hoàn hảo của điểm số các kỳ thi để tạo ra nhiều học sinh phát triển toàn diện hơn đánh dấu sự thay đổi bước ngoặt về hướng đi của giáo dục Singapore. Bên cạnh kết quả học tập, các chính sách mới này nhằm thúc đẩy phát triển xã hội cho học sinh để nâng cao nhận thức và xây dựng các kỹ năng ra quyết định. Các hoạt động trải nghiệm thực tế, thực hành được chú trọng nhằm chuẩn bị nhân lực cho các ngành dịch vụ đang phát triển ở các địa phương của nước này.
Một loạt các chương trình "học tập ứng dụng" được lên lịch vào năm 2023, để tăng cường phát triển cá nhân và giúp sinh viên có được các kỹ năng thực tế. Các chương trình cho phép học sinh giải phóng cảm xúc như kịch nghệ và thể thao, cũng như nhiều lĩnh vực tập trung vào ngành công nghiệp như máy tính, robot và điện tử.
Bộ Giáo dục Singapore đã chỉ định một nhóm các cán bộ hướng nghiệp để thay đổi nhận thức hiện tại và thúc đẩy nguyện vọng của sinh viên tham gia vào nhiều lĩnh vực thay vì các lĩnh vực "hot" theo nhận thức truyền thống của phần đông người dân bấy lâu.
Việc thay đổi nhận thức của học sinh sẽ dễ dàng hơn đối với những bậc cha mẹ ở Singapore, những người lớn lên với những căng thẳng và sự khắc nghiệt của các kỳ thi.
Một điều vẫn chưa thay đổi là giấy chứng nhận cấp tiểu học. Tham gia ở lứa tuổi 11, 12, kỳ thi mang tính quyết định này thường đóng vai trò như con đường dẫn đến một công việc có cấp bậc cao trong chính phủ. Hiện chưa có kế hoạch thay đổi khía cạnh này trong hệ thống giáo dục này của quốc đảo.
Tương lai của công việc
Các kỹ năng chúng ta cần thực hiện tại nơi làm việc đang thay đổi một cách rất nhanh chóng. Báo cáo về việc làm trong tương lai của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2018 chỉ rõ, từ nay đến năm 2022, nhân viên sẽ thấy sự thay đổi trung bình 42% trong kỹ năng ở nơi làm việc.
Các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, khả năng lãnh đạo và giải quyết các vấn đề phức tạp sẽ ngày càng trở nên quan trọng.
Báo cáo cũng đưa ra cảnh báo, để theo kịp nhu cầu thời đại, tất cả chúng ta phải trở thành những người học suốt đời. Người lao động cũng sẽ cần 101 ngày đào tạo hoặc nâng cao lên vào năm 2022.
Các nền kinh tế giống như Singapore cũng đang dần thích nghi với hệ thống giáo dục của họ để theo kịp với những thay đổi này. Chúng ta sẽ phải chờ xem quốc gia nào đi đầu trong thế giới công việc tương lai.
Lệ Thu
Theo World Economic Forum
Năm dấu hiệu cho thấy con bạn cần gia sư Nếu trẻ bất ngờ tụt giảm điểm số, thiếu tự tin, bạn có thể nghĩ đến những buổi dạy kèm ở nhà. Mặc dù giáo viên ở trường và bố mẹ trợ giúp đắc lực cho việc học của con, chúng vẫn có thể hưởng lợi từ những sự giúp đỡ khác như gia sư. Việc tìm kiếm một gia sư cho con...