Nhiều nước trên thế giới từng mạnh tay xử YouTube
Các vi phạm về bản quyền, nội dung nhạy cảm khiến YouTube bị dừng truy cập ngắn hạn hoặc vĩnh viễn ở nhiều quốc gia.
Trung Quốc: Không chỉ YouTube, tất cả dịch vụ của Google cũng như Facebook và các mạng xã hội lớn có nguồn gốc từ Mỹ đều bị chặn tại Trung Quốc. Lần chặn đầu tiên bắt đầu từ cuối 2007 đến tháng 3/2008. Sau đó, YouTube tiếp tục bị chặn từ năm 2009 đến nay vì nước này lo ngại những thông tin bất lợi, không thể kiểm soát. Tuy vậy, người dùng ở Hong Kong và Ma Cao vẫn có thể truy cập được.
Brazil: Năm 2007, Daniella Cicarelli, bạn gái cũ của Ronaldo, vướng scandal khi đoạn video “ân ái” trên bãi biển của cô bị phát tán trên YouTube. Khi đó, người mẫu này đã kiện YouTube, khiến trang này bị chặn truy cập ở Brazil cho đến khi các đoạn video trên được gỡ bỏ.
Pakistan: Tháng 2/2008, Cơ quan Viễn thông Pakistan quyết định chặn YouTube vì những video phản cảm phi Hồi giáo. Sau khi YouTube hối lỗi và xoá sạch các clip nhạy cảm này, hình phạt bị gỡ bỏ. Nhưng đến 5/2010 và 9/2012, câu chuyện cứ lặp lại và YouTube tiếp tục bị chặn ở Pakistan. Đến 2013, Google đã nhượng bộ khi hứa cho ra mắt trang Youtube.com.pk cho thị trường này, nhằm phản ứng nhanh hơn với các video “nhạy cảm” khi nó chưa kịp phát tán trên YouTube toàn cầu. Nhưng mãi đến 1/2016, lời hứa này mới được thực hiện.
Video đang HOT
Thái Lan: Năm 2006, Thái Lan chặn người dùng trong nước truy cập YouTube do có 20 video vi phạm cho đến khi chúng được xoá bỏ. Năm 2007, chính phủ Thái Lan ban hành lệnh cấm YouTube sau đoạn phim dài 44 giây, xúc phạm nhà vua xuất hiện trên trang này. Đoạn phim bao gồm nhiều bức ảnh gương mặt nhà vua Bhumibol Adulyadej bị bôi bẩn bởi những nét vẽ nguệch ngoạc.
Đức: Cuối tháng 3/2009, nhiều video ca nhạc có phần âm thanh được nắm giữ bản quyền bởi GEMA, một tổ chức ở Đức, đã không được phép xuất hiện trên YouTube. Đến 2016, sau 7 năm, GEMA và YouTube đã đạt được thoả thuận và gỡ lệnh “cấm vận”. 9/2016, Bộ trưởng Tư pháp Đức Heiko Maas doạ kiện Facebook và các trang mạng xã hội khác nếu họ không nỗ lực ngăn chặn những nội dung kích động thù hận hoặc “tư tưởng khủng bố” của người Hồi giáo cực đoan.
Thổ Nhĩ Kỳ: Cùng với Facebook và Twitter, YouTube từng bị chặn ở quốc gia này trước cuộc bầu cử năm 2014. Trong quá khứ, YouTube cũng bị chặn sau khi để lan truyền các video chứa những lời lăng mạ, kích động giữa những người Hy Lạp, Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi YouTube loại bỏ các video này và thuê luật sư làm việc với chính quyền Istanbul, lệnh cấm đã bị gỡ vào 9/3/2007.
Iran: Quốc gia này cấm cửa YouTube từ tháng 12/2006 đến 2009, sau khi đoạn video ân ái của một ngôi sao Opera bị phát tán. Đến 2012, trang này lại bị chặn truy cập ở Iran vì đội ngũ của YouTube để tồn tại video mang tên “Sự ngây thơ của người Hồi giáo”. Từ đó đến nay, YouTube vẫn chưa được hoạt động trở lại ở Iran.
Triều Tiên: Với những luật hà khắc về Internet, chính quyền Bình Nhưỡng chặn YouTube từ tháng 4/2016 nhưng không nêu lý do nào cụ thể. Người dân có thể chịu sự trừng phạt nếu cố gắng truy cập trang này.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Nhiều doanh nghiệp Việt dừng quảng cáo trên YouTube
Vinamilk, Vietnam Airlines vừa có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc các clip quảng cáo của doanh nghiệp này trên YouTube có liên kết đến những nội dung xấu độc.
Ngày 1/3, ông Lê Quang Tự Do, Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết Cục vừa nhận được công văn của Vinamilk và Vietnam Airlines về việc các clip quảng cáo của doanh nghiệp này trên YouTube có liên kết đến những nội dung xấu độc, phản cảm.
Phía doanh nghiệp cho hay có ký hợp đồng dịch vụ quảng cáo với đơn vị truyền thông trung gian, không ký trực tiếp với YouTube. Việc gắn quảng cáo của doanh nghiệp vào các clip xấu độc trên YouTube là trái với cam kết trong hợp đồng. "Chúng tôi đang yêu cầu phía đối tác xác minh và làm việc với YouTube để dừng phát các quảng cáo trên các clip này", công văn của Vinamilk nêu rõ.
Vinamilk cũng sẽ tạm đình chỉ các kế hoạch quảng cáo trên YouTubecho đến khi đối tác truyền thông và YouTube có báo cáo gửi Vinamilk để đưa ra giải pháp khắc phục, không để xảy ra tình trạng tương tự, đảm bảo tuân thủ hoàn toàn pháp luật Việt Nam.
Trao đổi với Zing.vn, đại diện một doanh nghiệp bất động sản lớn cũng thông báo vừa quyết định dừng quảng cáo trên YouTube.
Nhiều doanh nghiệp tạm dừng quảng cáo trên YouTube sau khi nhận công văn yêu cầu giải trình của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử.
Một chuyên gia về truyền thông và quảng cáo trực tuyến ở TP.HCM cho biết các đối tác quảng cáo của YouTube ở Việt Nam có thể chủ động kiểm soát mục tiêu hướng đến ngay từ đầu. Họ có quyền không chọn quảng cáo trên những clip vi phạm thuần phong mỹ tục.
Trước đó, ngày 22/2, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử đã gửi công văn đến nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, yêu cầu báo cáo về việc thương hiệu hoặc sản phẩm của họ xuất hiện trong clip có nội dung xấu độc đăng trên YouTube. Qua kiểm tra, giám sát, Cục đã phát hiện 17 clip có nội dung quảng cáo chèn vào video trên YouTube có nội dung phản cảm, bạo lực, vi phạm pháp luật nghiêm trọng...
Theo Cục phó Lê Quang Tự Do, thời hạn cuối nhận giải trình của các doanh nghiệp là ngày 3/3. Phía YouTube cũng đã tiến hành gỡ 8 clip có nội dung xấu độc sau khi nhận công văn của Cục.
Ngày 24/2, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ kiểm tra và xử phạt YouTube do không thực hiện quy định về quảng cáo đối với trang thông tin điện tử xuyên biên giới.
Thành Duy
Theo Zing
YouTube loại bỏ quảng cáo 30 giây vào năm sau Google thông báo sẽ loại bỏ các đoạn quảng cáo dài 30 giây không thể tua nhanh hoặc bỏ qua, trong dịch vụ chia sẻ YouTube vào năm tới. Việc loại bỏ quảng cáo 30 giây sẽ giúp YouTube thu hút người dùng hơn. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo SlashGear, vào năm 2018, Google sẽ tập trung phát triển các hình thức quảng...