Nhiều nước lên tiếng ủng hộ Mỹ tuần tra Biển Đông
Ngày 27/10, cả Nhật Bản, Philippines và Úc cùng bày tỏ ủng hộ quyết định của Mỹ điều tàu chiến tới khu vực quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (Ảnh: AFP)
Hãng Kyodo cho biết nhà lãnh đạo Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai sự ủng hộ trong bài phát biểu tại thủ đô Astana của Kazakhstan.
“Tôi hiểu rằng việc đó (tàu chiến đã được điều đi) phù hợp với luật pháp quốc tế. Hành động đơn phương (của Trung Quốc) là mối lo chung đối với cộng đồng quốc tế”, ông Abe khẳng định.
Thủ tướng Abe đang trong chuyến công du 5 nước Trung Á kéo dài một tuần. Ông đưa ra tuyên bố trên ngay sau khi chính phủ Nhật Bản khẳng định Tokyo nhìn nhận tích cực về hoạt động tuần tra hàng hải của Mỹ ở khu vực.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino cũng ra tuyên bố hưởng ứng tương tự.
“Tôi cho rằng mọi người đều hoan nghênh sự cân bằng về quyền lực. Một khi (chiến hạm Mỹ) tuân theo các luật lệ quốc tế, chúng tôi không thấy có vấn đề gì trong việc các tàu này đi qua. Nếu nói ủng hộ tự do hàng hải mà lại tìm cách ngăn cản các tàu bè khác, thì có vẻ không phù hợp”, Tổng thống Philippines phát biểu trước báo giới.
Bộ Quốc phòng Úc cũng ra thông cáo ủng hộ tự do hàng hải tại Biển Đông.
“Điều quan trọng cần phải thừa nhận là theo luật pháp quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền tự do hàng hải và hàng không, kể cả tại Biển Đông. Úc ủng hộ mạnh mẽ các quyền này”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Úc nêu rõ.
Tuyên bố còn nhấn mạnh Úc có các lợi ích chính đáng trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông, nơi có tới gần 60% lượng hàng xuất khẩu của nước này được vận chuyển qua đây. Tuyên bố cũng cam kết Autralia sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Washington và các đối tác khác trong khu vực về vấn đề an ninh hàng hải.
Trước đó, vào sáng 27/10, tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ, có trang bị lên lửa dẫn đường, đã đi vào khu vực 12 hải lý (khoảng 22 km) quanh các bãi đá Xu Bi và Vành Khăn tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Video đang HOT
Chuyến tuần tra này của tàu Hải quân Mỹ được giới quan sát nhìn nhận là sự khởi đầu cho loạt hành động thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở một trong những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới.
Động thái trên của Mỹ đã “chọc giận” Trung Quốc. Thứ trưởng ngoại giao nước này Zhang Yesui triệu Đại sứ Mỹ Max Baucus để phản đối kịch liệt và yêu cầu Washington ngừng ngay hành động mà Bắc Kinh cho là “đe dọa chủ quyền và các lợi ích an ninh” của Trung Quốc.
Bộ ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ “cố ý khiêu khích” và cho biết hành động của Washington chỉ càng khiến Bắc Kinh đẩy mạnh hơn các hoạt động xây dựng ở Biển Đông.
“Trung Quốc sẽ đáp trả hành động cố ý khiêu khích này”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Lu Kang nói. “Trung Quốc sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động nào gây nguy hại an ninh của Trung Quốc”.
Bắc Kinh còn tuyên bố Washington và Tokyo là “những người ngoài cuộc” trong các tranh chấp ở Biển Đông và không nên can thiệp vào việc này.
Trên thực địa, Bộ Quốc phòng Trung Quốc điều 2 tàu hải quân, gồm tàu khu trục tên lửa Lan Châu và tàu tuần tra Đài Châu, để cảnh báo tàu Mỹ.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Dự luật an ninh mới- Vũ khí mới của Thủ tướng Abe
Truyền thông Nhật bình luận dự luật an ninh mới là một dấu ấn lớn trong việc thay đổi chính sách an ninh của Nhật kể từ sau Thế chiến thứ 2.
Chiều ngày 16/7, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua Dự luật an ninh mới, mở đường cho khả năng được thông qua tại Quốc hội.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (ảnh: Guardian)
Vấp phải sự phản đối
Trước tiên phải nói tới phản ứng của 1 số đảng như đảng Dân chủ, Duy tân, đảng Cộng sản...là những đảng phản đối dự luật. Ngay trong cuộc họp vào chiều qua 16/7, nhiều nghị sĩ của các đảng trên đã không tham gia cuộc họp.
Đại diện của đảng Dân chủ phê phán việc thông qua và hy vọng sẽ có sự "phán quyết cuối cùng" tại cuộc họp của Thượng viện. Trong quá trình thảo luận tại Hạ viện, không chỉ một số đảng mà có nhiều Học giả về pháp luật cũng đã tỏ ý phản đối Luật an ninh mới bởi họ cho rằng dự luật này đã "vi phạm Hiến pháp của Nhật Bản".
Truyền thông Nhật Bản bình luận đây là một dấu ấn lớn trong việc thay đổi chính sách an ninh của Nhật kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Theo điều tra dư luận của các phương tiện truyền thông cho thấy, tỷ lệ ủng hộ của nhân dân Nhật Bản đối với dự luật không hề tăng. Điều này cũng được Thủ tướng Abe thừa nhận.
Tuy việc phản đối dự luật mới vẫn tiếp tục, song đây có thể coi là bước tiến gần tới đích của chính quyền Shinzo Abe trong việc thực hiện Quyền phòng vệ tập thể dựa trên việc sửa đổi Hiến pháp.
Nguyên nhân nào dẫn tới sự phản đối
Một bộ phận người dân Nhật và các nghị sĩ của các đảng đối lập phản đối dự luật an ninh của Thủ tướng Shinzo Abe không phải là điều bất ngờ. Thế nhưng vụ náo loạn tại Quốc hội nước này hôm 15/7 khi các nghị sĩ đối lập nổi loạn để phản đối dự luật an ninh cho thấy tính phức tạp của vấn đề, đặc biệt quốc hội Nhật vốn rất trật tự.
Nguyên nhân chủ yếu là do những điểm mới được sửa đổi trong Dự luật an ninh lần này.
Điểm mới trong dự Luật an ninh lần này có thêm điều khoản quy định đối phó trực tiếp với những hành động tấn công từ bên ngoài đe dọa an ninh Nhật Bản, đồng thời cũng cho phép Nhật Bản sẽ có quyền thực hiện Quyền phòng vệ tập thể dưới những yêu cầu cụ thể khi sử dụng lực lượng phòng vệ ở nước ngoài.
Hơn thế nữa Luật an ninh mới lần này bổ sung điều khoản mở rộng quyền hạn thực hiện nhiệm vụ và sử dụng vũ khí của lực lượng phòng vệ. Tuy nhiên, điều khoản này cũng nhấn mạnh thêm điều kiện phái cử lực lượng phòng vệ ra nước ngoài cần được Quốc hội thông qua.
Như vậy, quân đội Nhật Bản sẽ tham gia hoạt động nằm ngoài Nhật Bản. Điều này khiến cho nhiều đảng, phái, tổ chức và một bộ phận người dân lo ngại rằng Nhật Bản sẽ lún sâu vào chiến tranh. Hơn thế nữa các đảng như đảng Dân chủ, đảng Duy tân... cho rằng chính quyền Abe đã không giải thích rõ ràng và đầy đủ cho nhân dân về nội dung của dự luật
Khả năng Quốc hội Nhật Bản thông qua là rất lớn
Dự luật này ngoài việc được gửi lên Thượng viện cũng sẽ được đệ trình lên Quốc hội vào kỳ họp dự định được tiến vào ngày 27/9 tới.
Trong trường hợp dự luật không được thông quạ tại Thượng viện, nhưng dự luật đã được Hạ viện thông qua qua thời hạn 60 ngày, do vậy khả năng Dự luật được thông qua tại Quốc hội Nhật Bản là rất lớn.
Theo nhận định của các nhà nghiên cứu chính trị Nhật Bản, với việc liên minh cầm quyền kiểm soát đa số ghế tại hai viện của quốc hội, việc chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhận được sự ủng hộ của các nghị sỹ quốc hội đối với các điều luật trên là tương đối đơn giản.
Tuy nhiên, điểm gai góc nhất chính là việc lý giải cho người dân sự cần thiết của việc ban hành các điều luật này bởi đến thời điểm hiện tại, rất nhiều người dân Nhật Bản vẫn còn tỏ ra hoài nghi về việc Nhật Bản cần áp dụng biện pháp phòng vệ tập thể. Do vậy, theo tôi việc diễn giải lại Hiến pháp cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể tuy nhiều khả năng được thông qua, nhưng sẽ khiến cho nhân dân Nhật Bản không thực sự hài lòng.
Tác động đến an ninh khu vực
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định thay đổi trong chính sách an ninh đó là yếu tố then chốt để đối phó với thách thức an ninh mới. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ có tác động tới an ninh khu vực.
Phát biểu với báo chí ngay sau Dự luật an ninh mới được Hạ viện thông qua, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh: "Môi trường an ninh của Nhật Bản đang đối mặt với những tình hình phức tạp ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, Luật an ninh mới là văn bản cần thiết nhằm bảo vệ sinh mệnh của người dân Nhật Bản cũng như ngăn ngừa chiến tranh".
Ông Abe cũng cho biết thêm rằng Luật an ninh mới cũng sẽ được tranh biện tại Thượng viện, và trong thời gian này Chính phủ Nhật Bản tiếp tục giải thích rõ ràng hơn với nhân dân về mục đích của dự luật.
Như vậy mục đích chính của dự luật là nhằm bảo vệ an ninh trong nước. Tuy nhiên, sau vụ hai con tin người Nhật Bản bị tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" hành quyết vào hồi tháng 1/2015, đặc biệt tình hình an ninh khu vực có những biến đổi phức tạp như Trung Quốc gia tăng xây dựng, quân sự hóa hoạt động trên Biển Đông, tiếp tục lắp đặt giàn khoan trên khu vực lãnh hải tiếp giáp giữa Trung Quốc và Nhật Bản...khiến cho Nhật Bản không thể không cảnh giác.
Đồng thời, nếu dự luật được thông qua tại Quốc hội sẽ khiến cho một số nước vốn không "mặn mà" với Nhật Bản sẽ gia tăng "cảnh giác", lấy cớ để mở rộng những dự án quân sự mới. Hơn thế nữa, Dự luật an ninh mới cũng không nằm ngoài mục tiêu tăng cường mối quan hệ đồng minh Nhật-Mỹ-mối quan hệ khiến nhiều nước tỏ ra e ngại. Như vậy, dự luật sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới an ninh khu vực./.
Bùi Hùng
Theo_VOV
Mỹ, Anh lên án IS "sát hại tàn bạo" con tin Nhật Tổng thống Obama thề, Mỹ và các đồng minh sẽ đưa thủ phạm chặt đầu con tin Nhật tàn bạo ra trước công lý trong khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hứa sẽ cứu con tin thứ 2 còn sống sót bằng mọi giá. Ảnh trái: Nhà báo Nhật Goto cầm trên tay bức ảnh thi thể bị chặt đầu của con tin...