Nhiều nước học Australia, buộc Facebook, Google trả tiền cho báo chí
Bộ luật được ban hành vào năm 2021 của Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho nhà xuất bản để được chia sẻ tin tức. Nhiều quốc gia đang học tập bước đi của nước này.
Theo CNET, bộ luật Thương lượng Bắt buộc Nền tảng Kỹ thuật số và Truyền thông Tin tức được chính phủ Australia thông qua vào tháng 2/2021. Theo quy định mới, Google và Facebook phải đàm phán với các nhà xuất bản để đạt được thỏa thuận cấp phép tin bài xuất hiện trên trang tìm kiếm Google và nguồn cấp dữ liệu của Facebook.
Cách tiếp cận này của Australia đang sắp được áp dụng cho Anh, Canada và Mỹ.
Nhiều nước học theo Australia
Trang Insider cho rằng nhiều quốc gia bị ấn tượng bởi áp lực Australia gây ra với những gã khổng lồ công nghệ, khiến họ “khiếp sợ”.
Trong bài phỏng vấn gần đây với Sunday Times, Bộ trưởng Văn Hóa Vương quốc Anh, Nadine Dorries bày tỏ sự hào hứng với triển vọng xây dựng một hệ thống thương lượng tương tự ở Australia. Theo Press Gazette, các nhà xuất bản Anh cũng ủng hộ ý tưởng này.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Canada, Justin Trudeau đã cam kết giới thiệu một hệ thống tương tự ở đất nước này.
Thủ tướng Canada cam kết áp dụng quy tắc tương tự Australia ở nước này trong thời gian tới.
Tại Mỹ, Liên minh Truyền thông Tin tức, đại diện của hơn 2.000 tổ chức báo chí trên đất nước đã kêu gọi các nhà lập pháp thông qua Đạo luật Bảo tồn và Cạnh tranh Báo chí (JCPA). Quy định của đạo luật cũng sẽ buộc Google, Facebook chia sẻ doanh thu với báo chí tại địa phương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Rasmus Nielsen, Giám đốc Viện Reuters tại Đại học Oxford, việc sao chép bước đi của Australia không hẳn là điều tốt.
“Nếu người ta cố gắng dùng chính sách công để làm cho báo chí hoạt động bền vững thì vốn đã có những công cụ khác như giảm thuế, trợ cấp của chính phủ, đầu tư có mục tiêu…”, ông Nielsen nói.
Theo chuyên gia thuộc đại học Oxford, vấn đề của những phương cách này là tốn kém tiền bạc. Do đó, báo chí gây áp lực lên chính trị gia, yêu cầu họ đưa ra quyết định.
Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho báo chí
Theo một báo cáo từ AlphaBeta, doanh thu ngành báo chí Australia đã giảm từ 4,4 tỷ USD năm 2002 xuống còn 3 tỷ USD vào 2018. Trong khi đó, báo cáo điều tra cạnh tranh cho thấy Facebook và Google chiếm hơn 80% doanh thu quảng cáo trực tuyến ở nước này.
Australia buộc Facebook, Google phải trả tiền cho nhà xuất bản.
“Những nền tảng này đã xây dựng tệp người dùng dùng bằng cách sử dụng nội dung từ các nhà xuất bản”, Nick Shelton, Giám đốc Điều hành Tạp chí văn hóa trực tuyến Bradsheet nói với Insider.
“Facebook và Google đã phổ cập tin tức bằng thuật toán mang lại lợi nhuận cho nền tảng”, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch nói vào năm 2018.
Đến tháng 7/2020, chính phủ Australia đưa ra dự thảo đầu tiên, buộc Google và Facebook phải trả tiền trực tiếp cho nhà xuất bản để hiển thị nội dung tin tức trên trang tìm kiếm và nguồn cung bảng tin. Nhà chức trách đưa ra thời hạn 3 tháng để những gã khổng lồ công nghệ thương lượng cùng các nhà xuất bản.
Google mô tả đề xuất này là “không thể thực hiện được”. Trong khi đó, Facebook phản ứng bằng cách tắt nguồn cấp dữ liệu tin tức tại Australia trong 6 ngày.
Cuối cùng, Australia từ chối các đề xuất sửa đổi bộ luật. Facebook và Google buộc phải thỏa hiệp bằng cách đàm phán những thỏa thuận hàng triệu USD với các nhà xuất bản lớn như ABC, News Corp.
Không phải cơ quan báo chí nào cũng nhận được tiền
Sau khi áp dụng quy định mới, các nhà xuất bản lớn nhận được tiền của Google, Facebook, nhưng những doanh nghiệp nhỏ thì không. “Họ thực hiện giao dịch với hầu hết nhà xuất bản lớn. Nhưng họ không đàm phán với công ty của tôi”, Nick Shelton nói.
Chỉ những công ty truyền thông lớn ở Australia được Facebook, Google trả tiền.
Broadsheet vẫn được hưởng lợi từ lượng truy cập Facebook và Google. Nhưng không giống như những công ty báo chí lớn, họ không nhận được tiền từ nền tảng.
Nick Shelton cho rằng kết quả thể hiện sức mạnh của Google và Facebook với truyền thông. “Thực tế, chính họ chọn ra người thắng, kẻ thua trong cuộc chiến này. Người nhận được tiền thì hài lòng, những kẻ bị bỏ lơ thì tức giận”, ông nói thêm.
Theo Insider, các quan chức Australia sẽ xem xét lại bộ quy tắc vào tháng 3 để cải thiện điều luật.
Facebook từ chối đàm phán với nhà xuất bản Úc
Cơ quan cạnh tranh Australia cho biết đang xem xét khiếu nại của một nhà xuất bản về việc bị Facebook từ chối yêu cầu đàm phán thỏa thuận cấp phép.
The Conversation - tờ báo chuyên đăng bình luận về vấn đề thời sự của các học giả - đã đề nghị Facebook đàm phán theo quy định mới của Australia. Theo quy định mới, Facebook và Google phải đàm phán thỏa thuận cung ứng nội dung với báo chí.
Facebook từ chối mà không đưa ra lý do, ngay cả khi The Conversation nằm trong số các tờ báo Australia đầu tiên ký thỏa thuận tương tự với Google vào năm 2020.
Theo Reuters, động thái của Facebook là phép thử đầu tiên của bộ luật nội dung khắc nghiệt nhất thế giới. Nếu Facebook từ chối đàm phán phí bản quyền với nhà xuất bản, chính phủ Australia sẽ bổ nhiệm trọng tài để can dự.
Trả lời Reuters, Andrew Hunter, người phụ trách quan hệ báo chí của Facebook tại Australia, chỉ nói công ty tập trung vào khép lại các giao dịch thương mại với một số nhà xuất bản trong nước. Ông không đáp lại những câu hỏi cụ thể liên quan tới The Conversation song tiết lộ đang lên kế hoạch cho một sáng kiến riêng biệt, hỗ trợ các phòng tin tức địa phương và báo chí công trong vài tháng tới.
Trong một cuộc phỏng vấn, ông Rod Sims, Chủ tịch Ủy ban Tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC), bày tỏ: "Nếu Google đã ký thỏa thuận với họ, tôi không thể hiểu Facebook lập luận như thế nào rằng họ không ký". Ông cũng nhắc đến điều khoản bổ nhiệm trọng tài trong đạo luật truyền thông.
Chính phủ khắp thế giới chuẩn bị giới thiệu các đạo luật nhằm buộc các ông lớn công nghệ bồi thường cho báo chí về nội dung tin tức xuất hiện trên nền tảng của họ. Đây là một thứ kéo độc giả và doanh thu quảng cáo về cho Facebook hay Google. Tuy nhiên, Australia là quốc gia duy nhất đến nay có quyền đưa ra mức phí nếu đàm phán sụp đổ. Chính vì điều này, Facebook từng phản ứng bằng cách "phong tỏa" tin tức tại Australia trước khi nhượng bộ.
Vụ việc với The Conversation cho thấy tác động của luật đối với ngành báo chí xuất bản không phải lúc nào cũng "màu hồng". Từ khi luật được thông qua, vài hãng truyền thông lớn của Australia đã ký thỏa thuận với Google, Facebook.
Tuy nhiên, một số nhà xuất bản độc lập, quy mô nhỏ lại nhận xét luật tạo ra một ngành công nghiệp phân cấp, nơi chỉ những công ty lớn mới có thể có được giao dịch trong khi số khác thì không.
Chẳng hạn, Nelson Yap, chủ biên tờ Australian Property Journal, tiết lộ đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với Google nhưng email hai lần cho Facebook đều không có hồi âm. Tờ báo đang "vò đầu bứt tai" để nghiên cứu nên làm gì tiếp theo.
Trong khi đó, County Press Australia - tổ chức đại diện cho báo chí khu vực - nói đang đàm phán với Facebook thay mặt khoảng 140 nhà xuất bản.
Biên tập viên Misha Ketchell của The Conversation chia sẻ dù thất vọng vì chưa thể đàm phán với Facebook lúc này, họ vẫn lạc quan có thể đạt một thỏa thuận. Chủ tịch ACCC cũng khuyên các nhà xuất bản nhỏ nên kiên nhẫn. "Một mặt, tôi lo ngại vì mọi người không nhận được phản hồi email, mặt khác, tôi đã nhìn thấy điều này trước đó rồi mọi chuyện thay đổi và thỏa thuận được chốt", ông nói.
Nước Úc bắt Facebook trả tiền cho báo chí, bài học cho Việt Nam Úc đã đi đầu trong cuộc chiến gian nan chống lại những gã khổng lồ công nghệ xấu tính, dù mọi chuyện vẫn còn ở điểm khởi đầu. "Các công ty công nghệ toàn cầu không được nằm ngoài vòng pháp luật , đặc biệt khi có quá nhiều thứ đang bị đe dọa", ông Rod Sims, chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh...