Nhiều nhà trường, thầy cô giáo coi âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục công dân là môn phụ
TS. Nguyễn Văn Hòa cho rằng: “Không chỉ học sinh xem các môn âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục công dân… là phụ mà nhiều nhà trường, thầy cô giáo cũng vậy. Thi cử, xếp loại học sinh giỏi chỉ chú trọng môn Toán, Văn…”
Chia sẻ quan điểm tại buổi giao lưu trực tuyến “Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi” do báo Giáo dục và Thời đại tổ chức sáng 12/11, TS. Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, tại hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm, phương châm hoạt động là “Chăm lo đến từng học sinh, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ”. Theo TS. Nguyễn Văn Hòa, người thực hiện phương châm giáo dục này chính là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
Giáo viên chủ nhiệm hiểu tâm lý, hoàn cảnh, mặt mạnh, mặt yếu của từng học trò để có những cách thức giúp các em phát huy mặt mạnh và khắc phục những mặt còn khó khăn. Với giáo viên bộ môn cũng vậy, thầy cô hỗ trợ để các em từng bước tiến bộ tùy theo khả năng của mình, không thể đòi hỏi các con giỏi tất cả các môn để đặt ra yêu cầu khắt khe… Cùng với đó là chăm lo đến từng học sinh, giúp cho mỗi học trò đều tiến bộ.
TS. Nguyễn Văn Hòa (ảnh: NBK.edu.vn)
Để hiểu rõ học sinh tiến bộ thế nào trong một hệ thống trường có nhiều trường, nhiều cấp học như hệ thống trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, theo TS. Nguyễn Văn Hòa, nhà trường thường xuyên đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong mỗi học kỳ, mỗi tháng để từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp trong chiến lược dạy học của mình.
TS. Nguyễn Văn Hòa cũng chia sẻ, hiện nay chúng ta đang nặng về dạy kiến thức để phục vụ cho thi cử, thành tích… điều này gây áp lực cho học sinh. Trong khi thực tế, mỗi học sinh có một khả năng, thế mạnh khác nhau, không thể đòi hỏi các con đều có thành tích cao.
Nhà trường dạy học làm người là căn cứ vào khả năng, tư chất của từng học sinh mà phát huy mặt mạnh của học sinh, giúp các con khắc phục khó khăn. Đồng thời, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống; hoạt động xã hội, giáo dục âm nhạc, nghệ thuật, thể chất; hoạt động trải nghiệm vào chương trình học chính khóa; có CLB phát huy từng mặt mạnh của học sinh; tổ chức nhiều hoạt động chuyên đề bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực học sinh…
Video đang HOT
Sân bóng của trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (ảnh: NBK.edu.vn)
Chỉ ra một thực tế trong ngành giáo dục là “không chỉ học sinh xem các môn âm nhạc, nghệ thuật, giáo dục thể chất, giáo dục công dân… là phụ mà nhiều nhà trường, thầy cô giáo cũng vậy. Thi cử, xếp loại học sinh giỏi chỉ chú trọng môn Toán, Văn…”, TS. Nguyễn Văn Hòa khẳng định, “chúng ta đang tiến dần tới xu hướng chung của giáo dục thời đại, giáo dục tiên tiến nên không thể coi nhẹ việc rèn luyện thể chất, bồi dưỡng tâm hồn, giá trị sống cho học sinh”.
Để học sinh cảm thấy hạnh phúc và có những kỹ năng sống cần thiết thì nhà trường, nhà quản lý phải thấu hiểu mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông là hướng tới sự phát triển của con người chứ không chỉ là cung cấp kiến thức, chạy theo thi cử, chạy theo thành tích. Việc chạy theo thi cử, thành tích sẽ tạo ra áp lực không chỉ với học trò mà với cả giáo viên.
Tại buổi giao lưu, nêu quan điểm về “trường học hạnh phúc”, các chuyên gia chỉ ra rằng, khi giáo viên đủ hiểu biết, trình độ, kỹ năng để trút bỏ áp lực, lớp học, học sinh sẽ hạnh phúc.
Hiệu trưởng sẽ là người giúp giáo viên thoát khỏi những áp lực, sự quá tải trong dạy học. Nếu không giáo viên không còn sức thì sẽ không nghĩ đến trường học hạnh phúc. Trường học với bầu không khí căng thẳng và bất an thì trường học hạnh phúc chỉ là điều viển vông./.
Trẻ lớp 1 tại Nhật Bản học những gì?
Bên cạnh các bài học văn hóa, học sinh lớp 1 ở Nhật Bản được dạy thêm nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống.
Tại Nhật Bản, năm học mới bắt đầu vào đầu tháng 4. Trẻ vào lớp 1 được học 8 môn, bao gồm: Tiếng Nhật, Số học, Nghiên cứu xã hội, Âm nhạc, Nghệ thuật và thủ công, Đạo đức, Thể dục và Hoạt động đặc biệt. Một giờ học thông thường kéo dài 45 phút, 15 phút giải lao.
Đối với môn Tiếng Nhật, học sinh được học bảng chữ cái Hiragana, Katakana và Kanji (còn gọi là Nhật ngữ Hán tự). Theo MEXT, học sinh có thể học Hiragana và Katakana trước khi vào lớp 1.
Riêng Kanji, học sinh phải tuân theo chương trình dạy bài bản tại trường. Trong 6 năm tiểu học, các em phải học hết 1.026 chữ Kanji, chia làm 6 cấp độ cho 6 lớp: 80 chữ cho lớp 1, 160 chữ cho lớp 2, 200 chữ cho lớp 3, 197 cho lớp 4, 197 chữ cho lớp 5 và 192 chữ cho lớp 6. Học sinh lớp 1 cần học hết 80 chữ Kanji trong năm học đầu tiên.
Các nhà giáo dục Nhật Bản quan niệm làm toán chính là kỹ năng xã hội cần thiết, mọi học sinh cần phải nắm được. Vì thế, chương trình Số học lớp 1 được xây dựng một cách khoa học, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các khái niệm trong lĩnh vực này. Theo Future School, học sinh lớp 1 được học tổng cộng 23 bài về số đếm, phép tính cơ bản, thời gian, độ dài và khối lượng.
Môn Nghiên cứu xã hội được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm 1947. Mục đích là làm cho học sinh hiểu về đời sống xã hội, khuyến khích việc tìm hiểu, quan tâm lịch sử quốc gia. Đồng thời, môn học giúp các em nâng cao nhận thức cơ bản về việc trở thành công dân tốt trong xã hội mới. Thông thường, môn Nghiên cứu xã hội dành cho học sinh lớp 1 có thời lượng khoảng 102 giờ/năm học.
Môn Nghệ thuật và thủ công giúp học sinh nâng cao khả năng sáng tạo và sự khéo léo. Ở lớp 1, học sinh được dạy cách vẽ tranh bằng màu sáp và làm các món đồ thủ công cơ bản.
Âm nhạc là phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy ở trường tiểu học. Môn học bao gồm ca hát và biểu diễn nhạc cụ. Từ lớp 1, trẻ học các giai điệu và hòa âm đơn giản trên bàn phím và các nhạc cụ bộ hơi phổ thông. Học sinh cũng được hướng dẫn cách đọc phổ nhạc cơ bản.
Mục tiêu của môn Giáo dục thể chất ở trường tiểu học là giúp trẻ học cách vui chơi và vận động thể chất, tăng cường sức mạnh và tính kiên trì, đồng thời phát triển kỹ năng thể thao. Thông thường, môn Thể dục dành cho học sinh lớp 1 có thời lượng khoảng 102 giờ/năm học.
Dù chỉ chiếm 1 tiết học mỗi tuần, môn Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục Nhật Bản. Học sinh được dạy các bài về tầm quan trọng của trật tự, tinh thần hợp tác, khiêm tốn, chịu khó, chăm chỉ. Môn Đạo đức ở Nhật Bản không có sách giáo khoa. Thay vào đó, giáo viên sử dụng hình ảnh, video từ chương trình truyền hình.
Môn Hoạt động đặc biệt chiếm khoảng 10% chương trình. Các em lớp 1 học một tiết mỗi tuần, bao gồm tham gia sự kiện toàn trường như lễ hội thể thao và văn hóa, đi dã ngoại, họp lớp, họp hội đồng học sinh và tham gia hoạt động câu lạc bộ. Tại Nhật Bản, môn học này được lồng ghép chặt chẽ hơn với chương trình giảng dạy chính thức, thu hút sự tham gia của học sinh.
Bộ Giáo dục sẽ tiếp tục đào tạo bồi dưỡng chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm Sau 6 năm dừng việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiếp tục hoạt động này để bổ sung đội ngũ giáo viên. (Ảnh minh họa: PM/Vietnamplus) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố hai dự thảo thông tư ban hành chương trình và thực hiện bồi dưỡng...