Nhiều người ủng hộ CSGT mạnh tay với ‘trẻ trâu’
Nhiều bạn đọc bày tỏ quan điểm đồng tình khi lực lượng cảnh sát giao thông thẳng tay trấn áp những thanh niên chống đối người thi hành công vụ trên đường phố.
Từ đầu tháng 7 đến nay, hai trường hợp chống đối người thi hành công vụ của Lê Ngọc Sáng (24 tuổi, xã Hải Ninh, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) và Nguyễn Anh Tài (học sinh lớp 11, TP.HCM) đăng tải khiến nhiều người bức xúc.
Trường hợp của Sáng là không chấp hành hiệu lệnh, liên tục buông lời lẽ lăng mạ cảnh sát. Khi bị lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ xe vi phạm, thanh niên 24 tuổi này đã lao vào ngăn cản dẫn đến việc hai bên xô xát nhau. Trường hợp của Tài lại bị Đội CSGT An Sương (TP.HCM) dùng mô tổ đuổi theo, khóa tay khi cố tình tháo chạy do vi phạm giao thông đường bộ.
“Bị bắt là đúng”
Qua vụ việc của Tài, anh Trần Quang Minh bức xúc, các “tổ lái” chạy vào làn xe ô tô trên đoạn Trường Chinh – Quốc Lộ 22 (TP.HCM) phần lớn là những em đua xe, đánh võng, gây mất trật tự công cộng. Những người này đã xem thường pháp luật, tính mạng bản thân và những người đi đường.
“Khi bị cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng nhưng người dân vẫn cố tình bỏ chạy, chắc hẳn là có nguyên nhân. Thứ nhất, người đó đã làm sai, hoặc thứ hai, người đó có lẽ là tội phạm “giả danh trí thức” vận chuyển hàng cấm. Và chúng ta cũng không loại trừ những trường hợp có “hàng nóng” trong người”, bạn Nguyễn Đăng Khoa bổ sung.
Cảnh sát giao thông khóa tay học sinh lớp 11.
Video đang HOT
Chính vì thế, độc giả Lãng ủng hộ cách làm của cảnh sát giao thông với trường hợp của Tài. “Họ làm như vậy là đúng trách nhiệm. Nếu học sinh đó không làm gì sai, vì sao gặp công an phải bỏ chạy? Khi các em đi xe dưới 50cc và chưa có bằng lái chỉ bị nhắc nhở, vì vậy, lực lượng chức năng khống chế là đương nhiên”.
Đồng tình với việc người tham gia giao thông phải dừng lại khi có hiệu lệnh của CSGT, anh Nguyễn Tấn Tài lý giải thêm, nếu bỏ chạy như vậy rất nguy hiểm cho người đi đường. Cảnh sát khóa tay là đúng vì học sinh bây giờ rất liều lĩnh.
Về vụ việc ở Thanh Hóa, Nguyễn Na nhìn nhận, khi mới thấy hình ảnh trên mạng, nhiều người còn chụp mũ cảnh sát giao thông, nhưng rõ ràng người thi hành công vụ đã làm đúng. “Địa phận Tĩnh Gia khá phức tạp, nếu cơ quan chức năng không xử lý nghiêm, chắc chắn sẽ khó ổn định”, Na nói.
Tuấn Nguyên cũng bức xúc, cảnh sát chỉ khống chế, chứ không hề đánh đập. Nếu người vi phạm phối hợp đi về đồn sẽ không có trường hợp phải 4 người xông vào khống chế. Vì vậy, việc xử lý nghiêm là đúng.
Bạn Nghĩa nhận xét: “Ai cũng nghĩ là công an ăn hiếp người khác, lợi dụng màu áo để thể hiện quyền uy, nhưng vì sao mọi nguời không nghĩ là người tham giao thông vi phạm nhưng không thừa nhận? Họ lại còn chống đối, không hợp tác. Đặt tình huống mình là người công an, các bạn sẽ xử lý như thế nào? Không lẽ, các bạn tha cho họ, như vậy còn gì là pháp luật dùng để răn đe?”.
CSGT khống chế người chống đối.
“Xử thật nặng người chống đối người thi hành pháp luật”
Bạn Trương Triều lên án hành vi chống đối lại người thi hành công vụ và đề xuất cần có các khung hình phạt mạnh. “Dư luận hay báo chí đừng bênh vực những hành vi kể trên vì mọi người thường có suy nghĩ bênh vực cho người dân. Do vậy,bây giờ khi cảnh sát giao thông thổi còi dừng xe là thanh niên chống đối và không chịu lắng nghe những sai phạm của họ.
Lê Thanh Tài mong muốn cơ quan chức năng xử lý nghiêm hơn nữa để đem lại sự bình an cho người và phương tiện khi tham gia giao thông cũng như thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần tăng cường pháp chế, chế tài để xử thật nặng những trường hợp như trên, kể cả người nhà khi có những hành động vào hùa, chống lại người thi hành công vụ.
Và trên hết, nhiều bạn đọc rút kinh nghiệm rằng mỗi người người hãy tự nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, ngoài ra, như đội mũ bảo hiểm là để tự bảo vệ mình, chấp hành nghiêm chỉnh quy định thì không chỉ phải lo gặp công an mà còn đảm bảo cho nhiều sinh mạng cho những người cùng trên đường.
Theo Zing News
Vụ bẻ tay nam sinh phạm luật: CSGT không làm sai!
Xung quanh vụ việc tổ CSGT An Sương bị người dân tố truy đuổi, đánh nam sinh phạm luật giao thông, Phòng CSGT TP.HCM đã có trả lời chính thức.
Liên quan đến vụ "Dân bất bình chứng kiến CSGT bẻ tay nam sinh phạm luật giao thông" như Infonet đã thông tin, chiều 22/7 thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM đã trả lời báo chí xung quanh vụ việc này.
Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng Phòng PC67 Công an TP.HCM
Theo như văn bản trả lời của Phòng PC67, tổ tuần tra Đội CSGT An Sương làm nhiệm vụ vào sáng 21/7 trên đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12 bị người dân phản ứng vì bẻ tay, đánh nam sinh phạm luật giao thông do trung úy Võ Văn Điền làm tổ trưởng.
Sự việc được tổ CSGT này tường trình như sau, lúc 7h15 sáng 21/7 trong lúc tuần tra kiểm soát trên tuyến đường Trường Chinh, tổ công tác phát hiện nam sinh Nguyễn Anh Tài (SN 1997, ngụ huyện Hóc Môn, hiện là học sinh THPT) điều khiển xe gắn máy lưu thông vào làn đường dành cho ô tô.
Đồng chí Điền ra hiệu dừng xe nhưng Tài không chấp hành mà tăng ga bỏ chạy. Chính vì vậy mà trung úy Điền và thiếu úy Đào Anh Tú dùng 2 xe đặc chủng truy đuổi. Sau đó tổ công tác vượt xe lên, ép xe buộc nam sinh Tài dừng xe.
Trong văn bản trả lời của Phòng PC67 có đoạn: "Khi vụ việc xảy ra người dân hai bên đường hiếu kỳ kéo lại rất đông, trong số đó có người cho rằng CSGT đánh người vi phạm, có hành vi kích động người dân xung quanh gây khó khăn cho công tác xử lý".
Một CSGT túm cổ áo nam sinh Tài lúc sự việc xảy ra
Nhiều người dân vô cùng bức xúc về cách hành xử của tổ CSGT trên khi chứng kiến sự việc diễn ra sau đó. Ông B.V.H, một nhân chứng có mặt tại thời điểm tổ CSGT khống chế nam sinh Tài cho biết, sau khi ép xe Tài một CSGT đã bẻ ngược tay ra sau, dí đầu xuống đất, túm cổ áo và thậm chí dùng chân đá vào người nam sinh này.
Trong một diễn biến có liên quan, khi trao đổi với phóng viên Infonet trong sáng 21/7, đại úy Lê Văn Hải, Phó đội trưởng Đội CSGT An Sương cho biết, trong tổ làm nhiệm vụ có người bẻ tay nam sinh Tài nhưng không đánh.
Phòng PC67 đã có trả lời chính thức và kết luận tổ CSGT An Sương không làm sai quy định khi khống chế không cho em Tài bỏ chạy (?!).
Theo Phương Nguyễn (Infonet.vn)
CSGT khóa tay học sinh đi đường Sáng 21/7, gần trăm người tập trung trên đường Trường Chinh (quận 12, TP.HCM) gây ùn tắc giao thông để phản ứng Đội CSGT An Sương khóa tay em Nguyễn Anh Tài (học sinh lớp 11). Theo em Tài, khi điều khiển xe Cub 50 (biển số 53VB-1264) chạy qua ngã tư An Sương rẽ vào làn ô tô trên đường Trường Chinh...