Nhiều người ở Hà Nội nằm viện do cúm A, chuyên gia cảnh báo biến chứng nguy hiểm
Thời gian gần đây, bệnh viện ở Hà Nội ghi nhận các trường hợp nhập viện và điều trị liên quan đến cúm A tăng nhanh.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi 6 tháng tuổi đang được cấp cứu sau nhiều ngày điều trị tại bệnh viện địa phương. Do có bệnh nền viêm phổi nên khi bị thêm cúm, tình trạng suy hô hấp của trẻ nặng hơn.
“Khi vào viện, phổi bệnh nhi xấu, nhiễm trùng đường hô hấp, cộng với bệnh cúm nên càng tổn thương, tình trạng suy hô hấp cũng tiến triển nhanh hơn“, bác sĩ điều trị cho bệnh nhi nói. Sau khi được điều trị tích cực, tình trạng của bệnh nhi đã cải thiện. Trẻ không cần can thiệp ống nội khí quản, thở máy.
Không chỉ trẻ nhỏ, nhiều người lớn cũng phải nhập viện vì mắc cúm A.
Số người khám và điều trị tăng
Đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Thành Nhàn, anh N.V.M, 23 tuổi chia sẻ bản thân bị ốm từ cuối tuần trước. Lúc đầu anh thấy mệt, đau người, nghĩ là cảm, sốt thông thường nên tự uống thuốc và nghỉ ngơi tại nhà. Tuy nhiên một ngày sau, anh sốt cao, mê man, khó tập trung nên đi khám, bác sĩ chẩn đoán mắc cúm A, chỉ định nhập viện truyền nước và kháng sinh.
Bệnh nhân mắc cúm A đang được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Video đang HOT
Cùng phòng điều trị với anh N.V.M còn có 7 bệnh nhân khác mắc cúm A, đều nhập viện trong tình trạng nặng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hường, Trưởng đơn Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, bệnh nhân cúm A tăng trong thời gian gần đây. Nhiều người đến viện khám với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, có người nặng hơn bị viêm phổi, suy hô hấp.
TS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thông tin, khoảng 2 tuần trở lại đây, số bệnh nhân cúm đến khám và điều trị tăng rất nhanh. ” Mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận 100-200 người đến khám ngoại trú và 50 ca nhập viện điều trị nội trú”, TS. Trần Thị Hải Ninh nói.
Các chuyên gia truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC dự báo những ngày tới số lượng ca mắc cúm dự báo sẽ tiếp tục gia tăng, người dân cần chủ động phòng bệnh và cần đi đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Thống kê của Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC cho thấy, từ ngày 1 đến ngày 18/7. 4.887 trường hợp làm xét nghiệm cúm, trong đó số ca dương tính là 2.377 ca, gồm 2.313 ca mắc cúm A (chiếm 97%) và 62 ca mắc cúm B (chiếm 3%). So với tháng 1/2021, 2020 được xem là thời gian cao điểm của dịch cúm thì tỷ lệ mắc mắc vẫn thấp hơn những ngày đầu tháng 7 năm nay.
Theo số liệu của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ ngày 1/1 đến 18/7, Hà Nội ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm. Số ca mắc cúm có xu hướng gia tăng trong 2 tháng gần đây. Đặc biệt, giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, số ca mắc dưới 400 trường hợp/tháng. Tuy nhiên, từ tháng 5 số mắc tăng cao, đặc biệt trong tháng 6 ghi nhận 887 ca mắc, tăng 60% so với tháng 5 (556 ca).
Biến chứng phù não, tổn thương gan, thận
TS.BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa nội Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nếu 10 năm trước đây, bệnh nhi mắc bệnh cúm A có biểu hiện viêm long đường hô hấp kèm sốt thì từ 2019 đến nay, trẻ xuất hiện triệu chứng nặng hơn. Điển hình như trẻ có biểu hiện thần kinh, 45% trẻ mắc cúm A vào viện có hiện tượng co giật, 6% các bé sau nhiễm cúm A có dấu hiệu viêm não. Biểu hiện về thần kinh hết sức nặng nề.
Còn theo BS Nguyễn Thị Kim Nhung – Hệ thống Tiêm chủng VCHT, các ca nhiễm cúm mùa thông thường đa phần sẽ khỏi sau vài ngày đến khoảng 2 tuần với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tỷ lệ biến chứng của cúm không cao và thường gặp ở nhóm trẻ em, người già, những người có bệnh lý mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hoá hoặc người suy giảm miễn dịch.
“Một trong những biến chứng mà mọi người biết đến rất nhiều là biến chứng hệ thần kinh thai nhi khi phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu mắc cúm. Các biến chứng cúm có thể kể đến như viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang, hen xuyễn… Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong”, BS Nguyễn Thị Kim Nhung nói.
Biến chứng nghiêm trọng của cúm A là phù não, tổn thương gan thận. Ngoài ra còn nhiều biến chứng làm trầm trọng thêm các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, suy thận, bệnh lý miễn dịch…
Theo các chuyên gia, biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim. Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm vaccine cúm càng sớm càng tốt. Những trường hợp mắc cúm sau khi bình phục 1-2 tuần, sức khỏe bình thường có thể đi tiêm. Tiêm vaccine cúm giúp giảm tỷ lệ mắc cúm hoặc nếu mắc thì giảm tỉ lệ nhập viện và các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não.
Bộ Y tế: Cúm A vẫn trong tầm kiểm soát, chưa phát hiện chủng có độc lực cao
Theo Bộ Y tế, hệ thống giám sát của Cục Y tế dự phòng chưa phát hiện chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8.
Tại hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều 21/7, đại diện Bộ Y tế cho biết, hiện có 4 dịch bệnh đang lưu hành tại Việt Nam là COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm. Trong đó, các ca cúm có xu hướng tăng tại miền Bắc thời gian gần đây.
Tại Hà Nội, ghi nhận 2.065 trường hợp cúm A. 4 tháng đầu năm 2020, mỗi tháng ghi nhận dưới 400 ca/tháng, sang tháng 5, số ca mắc tăng lên 556 ca, tháng 6 tăng lên gần 900 ca/tháng.
Bệnh nhân điều trị cúm A tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Cũng thông tin về dịch cúm A, TS Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thời gian qua nhiều tỉnh, thành ghi nhận các trường hợp cúm nhập viện gia tăng, trong đó phần lớn là các chủng cúm A không có độc lực cao.
Về tình hình các ca cúm A mắc chủng thường nhưng vẫn tăng nhanh, TS Tâm cho rằng: "Một năm ghi nhận 600.000 - 1 triệu ca không phải tăng đột biến. Tại Quảng Ninh, 6 tháng đầu năm số ca mắc cúm A thấp hơn năm ngoái. Hà Nội cũng tăng nhẹ và chưa nằm ngoài kiểm soát của ngành y tế".
Lý giải nguyên nhân số ca cúm A tăng, TS. Nguyễn Lương Tâm phân tích, trong 2 năm dịch COVID-19, người dân mang khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm A ít. Tuy nhiên sau khi khống chế được COVID-19, người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, vì vậy, số ca mắc có xu hướng tăng.
"Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận tình trạng tử vong do cúm A, các ca phần lớn đều có triệu chứng nhẹ", TS. Tâm thông tin.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, số ca mắc cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Hiện nay lưu hành chủ yếu là cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B. Đây là những chủng cúm đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.
"Đến nay, chúng ta chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Tuy nhiên, số nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Cúm A tăng 'bất thường' vào mùa hè tại miền Bắc có đáng lo ngại ? Những ngày qua, nhiều bệnh viện tại miền Bắc ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A gia tăng. Sở Y tế Hà Nội cho biết đến nay đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc cúm A. Bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) - Ảnh: NAM TRẦN Thông tin tại hội nghị trực tuyến về tăng cường công...