Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được chết già tự nhiên
Người vợ mất trí và khó ăn, thay vì đặt ống thông, người chồng chỉ bón 2 gói thạch mỗi ngày, cuối cùng bà ra đi trong yên lặng.
Khảo sát mới nhất của Nhật Bản cho thấy, 90% người Nhật trên 55 tuổi từ chối chấp nhận điều trị y tế kéo dài cuộc sống, trái lại, muốn để cái chết diễn ra một cách tự nhiên. Đối với họ, “chết già” là lời tạm biệt đẹp đẽ nhất với cuộc đời.
Tờ The Asahi Shimbun đưa tin, ngày càng nhiều người Nhật “ chết tự nhiên” do tuổi già, đây hiện được xếp là nguyên nhân thứ ba gây tử vong sau ung thư và tim mạch, theo thống kê của Bộ Y Tế.
Tỷ lệ người Nhật chọn cách chết già tăng cao từ năm 2010 trở lại đây.
Sự gia tăng số người mất vì tuổi già một phần do ngày càng nhiều người chọn mất ở nhà riêng hoặc các cơ sở chăm sóc điều dưỡng, thay vì đến bệnh viện và sử dụng các liệu pháp kéo dài cuộc sống.
Giáo sư lão khoa Masahiro Akishita thuộc Đại học Tokyo, đồng thời là chủ tịch hiệp hội Lão khoa Nhật Bản cho biết việc hồi sức tim, phổi hoặc sử dụng dinh dưỡng nhân tạo kéo dài sự sống với người già đang giảm dần hiện nay.
Masahiro Akishita tiền thân là một bác sĩ phẫu thuật mạch máu hàng đầu Nhật Bản, từng được đánh là một trong 100 bác sĩ giỏi nhất nước này. Ông cho biết, mặc dù bản thân luôn tin rằng chiến đấu với bệnh tật là nhiệm vụ của bác sĩ và “cái chết là sự thua cuộc với Thần Chết”, tuy nhiên, khi đối mặt với các căn bệnh của người già, đặc biệt là những bệnh nhân không thể điều trị, ông bắt đầu nhận ra một thực tế: dù y tế có tiến bộ thế nào đi nữa, không có cách nào để tạo nên một sức nặng đối trọng với sự lão hóa tự nhiên.
Masahiro Akishita từng thăm nhà tế bần St Christopher’s Hospice, Anh. Nơi này đã đánh dấu sự thay đổi trong cách nhìn của ông về cuộc sống. Ở đây, ông chứng kiến những người bệnh ung thư giai đoạn cuối được chăm sóc giảm nhẹ, thay vì dành thời gian để loại bỏ cơn đau bằng cách sử dụng máy móc y tế, họ vẽ tranh, chơi piano, hút xì gà… Trong những giờ phút cuối đời, họ làm những điều mình muốn, và đó là “những khoảnh khắc có ý nghĩa phi thường”.
Với những trải nghiệm sau chuyến đi, bác sĩ người Nhật rời viện nơi mình đang công tác và đến một viện dưỡng lão mới, nơi đang gặp khó khăn vì thiếu bác sĩ. Tại đây, ông cùng cộng sự chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân trong những ngày cuối đời, cùng thảo luận với người nhà họ về việc làm thế nào để người bệnh được giảm thiểu tác động y tế (ví dụ như đặt ống xông dạ dày nếu gặp khó khăn khi ăn uống).
Câu chuyện ly nước tùy chỉnh trên đảo Miyakejima
Video đang HOT
Tiến sĩ Masahiro Akishita đã trải nghiệm những ca khiến ông suy nghĩ sâu sắc về giá trị của việc lựa chọn “chết già”. Ví dụ như một phụ nữ quê ở đảo Miyakejima, thuộc quần đảo Izu, Nhật Bản. Người bệnh trong quá trình ăn, thức ăn lọt vào đường khí quản, gây viêm phổi. Bác sĩ đề nghị đặt ống thông qua đường mũi để cung cấp dinh dưỡng.
Tuy nhiên, người con trai của bệnh nhân nói: “Trên đảo của chúng tôi, nếu một người quá già để ăn, chỉ nên đặt ly nước ở bên cạnh. Nếu người đó vẫn còn sức sống, họ sẽ vươn ra để uống ly nước. Còn nếu không thể làm điều đó, hãy cứ để cho họ như vậy. Tôi không thể từ chối việc đặt nội khí quản cho mẹ, nhưng thật đau đớn khi thấy mẹ phải ăn đường ống”.
Người đàn ông nói với bác sĩ, cái chết là một sự thật tự nhiên không thể bị xâm phạm với những người dân trên đảo. Anh đã quen với sự ra đi yên bình như thế của những người thân thiết theo cách đó. Đến nay, văn hóa ấy không còn, thay vào đó, nhiều người già ở trên đảo sẽ kết thúc cuộc sống trong một bệnh viện, nhưng anh cho rằng cách truyền thống sẽ tốt hơn.
Nhiều người già Nhật chọn cách sống thuận theo tự nhiên, trong đó có việc chết. Ảnh: Tokyotimes.
Trải nghiệm thứ hai mà bác sĩ người Nhật trải qua, là quá trình điều trị cho một cặp vợ chồng già. Người vợ mắc chứng mất trí nhớ và gặp vấn đề về ăn uống, rất khó để nuốt ngay cả những thức ăn đơn giản nhất, bà được gửi tới viện dưỡng lão, còn người chồng một mình ở nhà, mỗi ngày đều vào thăm vợ hai lượt, điều này kéo dài một năm rưỡi.
Người chồng thay vì đặt ống thông cho vợ, ép buộc vợ ăn, ông nhẫn nại chăm sóc vợ với mỗi ngày hai gói thạch, mỗi gói 300 calo. Mặc dù tổng lượng calo bà nạp vào người chỉ 600 calo/ngày, mà theo bác sĩ là “không đủ để duy trì sự sống”, chồng bà không muốn làm vợ khổ bằng cách đặt ống.
Ông nói thời trẻ vợ đã chăm sóc ông rất tốt, giờ là lúc ông đền đáp lại, và “hãy để cô ấy ăn những gì có thể”. Thời gian ngủ của bà cụ mỗi ngày một dài, và cuối cùng, một ngày, bà ra đi trong yên lặng. Không ép ăn, không đặt nội khí quản, chỉ đồng hành bên người vợ trong suốt hành trình chăm sóc, đó là lựa chọn của người chồng.
Thùy Linh
Theo Asahi, Cmoney/VNE
Nỗi đau của bệnh nhân Alzheimer: Từ người phụ nữ minh mẫn đến kẻ không nhớ chồng con là ai và viễn cảnh mà gia đình phải đối mặt
Nhân ngày Alzheimer thế giới 21/9, báo tin tức Hàng Châu đã đăng tải câu chuyện về những người lớn tuổi bị bệnh Alzheimer cũng như cho mọi người biết được nỗi đau mà gia đình phải đối diện với sự thật này.
Năm 2004, Hàn Quốc đã công chiếu bộ phim A moment to remember (Khoảnh khắc để nhớ) nói về một người phụ nữ 20 tuổi bị mắc bệnh Alzheimer khi còn trẻ và ký ức dần biến mất theo năm tháng. Cuối cùng, sau một đêm tỉnh dậy cô không còn nhớ gì cả, ngay cả chồng mình, người đầu ấp tay gối mỗi đêm cô cũng xem như xa lạ.
Bộ phim A moment to remember (Khoảnh khắc để nhớ).
Trên thực tế, ở ngoài đời nỗi đau mất trí nhớ ở tuổi già cũng ám ảnh không kém. Những bệnh nhân mắc bệnh này đã khiến cho họ và gia đình luôn sống trong sự đau khổ không có việc gì có thể diễn tả được.
Tại Trung Quốc, tuổi thọ trung bình năm 2018 là 77 tuổi và tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer trong dân số trên 85 tuổi chiếm 40 - 50%. Theo thống kê, trên thế giới cứ 3 giây là tăng thêm 1 bệnh nhân bị Alzheimer.
Nhân ngày Alzheimer thế giới 21/9, báo tin tức Hàng Châu đã đăng tải câu chuyện về những người lớn tuổi bị bệnh Alzheimer cũng như cho mọi người biết được nỗi đau mà gia đình phải đối diện với sự thật này. Tại khoa thần kinh của Bệnh viện Đại học Y Chiết Giang, có một câu chuyện về người phụ nữ bị bệnh Alzheimer và được con trai kể lại trong sự ngỡ ngàng khi mới biết mắc bệnh.
Ảnh minh họa
Mẹ anh Lâm (tên đã được thay đổi) năm nay 67 tuổi, bà bị chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ vào 7 năm trước. Trước khi về hưu, mẹ anh Lâm là một kế toán viên, bộ não của bà vô cùng nhanh nhạy và hiếm khi gặp rắc rối trong công việc. Bà Lâm là người phụ nữ giỏi giang, thành đạt và làm tốt công việc của mình trong mấy thập kỷ qua. Anh Lâm giãi bày, việc rất đơn giản là ra ngoài mua đồ, mẹ anh cũng tính nhanh hơn người bán hàng.
Khi hơn 50 tuổi, bà Lâm đã về hưu, bà dành toàn bộ thời gian để chăm sóc cháu nội và giúp đỡ công việc của các con. Anh Lâm bình thường đi làm bận rộn, không có thời gian chăm sóc con nên quyết định thuê bảo mẫu. Bà Lâm không cho nên nói rằng hãy để bà nội trông cháu. Cuối cùng, toàn bộ thời gian bà Lâm đều dành cho cháu trai của mình.
Anh Lâm nhớ lại, vào 7 năm trước, có một lần anh phải làm thêm giờ, vì vậy anh nói mẹ rằng hôm nay trường cho cháu nghỉ nên mẹ không cần đưa đón, nhưng rốt cuộc bà đã đến trường đón cháu mà còn đi nhầm chỗ. Sau khi về nhà, bà Lâm tự trách mình, nhưng anh Lâm đã an ủi mẹ rằng không sao cả. Điều này rất bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này càng ngày càng thể hiện rõ hơn. Bà Lâm bắt đầu đi nhầm trường, cũng không còn nhớ thời gian đưa đón cháu. Có một lần, đứa trẻ ở trường đợi bà rất lâu nhưng không thấy, cuối cùng cô giáo phải gọi cho bố thì anh Lâm mới biết đến sự kỳ lạ của mẹ.
Ban đầu, gia đình anh Lâm không dám nghĩ đến bệnh Alzheimer. Anh không tin được mẹ mình có thể bị mất trí nhớ? Tuy nhiên, anh vẫn âm thầm hỏi thăm bạn bè, và lên mạng tra cứu triệu chứng của bệnh. Cuối cùng, sau một lúc thuyết phục anh quyết định đưa mẹ đến khoa Thần Kinh bệnh viện Đại học Chiết Giang để kiểm tra thì hóa ra bà thật sự mắc bệnh Alzheimer.
Mẹ đã đi lạc, từ người thân quen trở thành người xa lạ nhất
Anh Lâm chia sẻ, tình hình sức khỏe của mẹ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bà Lâm dần dần không thể nhớ được mọi thứ, tệ hơn là bà không thể nhớ được ai với ai, giống như một người xa lạ trong gia đình.
Bà Lâm đã từng đi lạc một lần. Anh Lâm kể rằng, có một buổi sáng bố anh đưa mẹ đi mua thức ăn ở chợ. Khi ông đang đứng trả tiền, nghĩ rằng bà đang đứng đằng sau nhưng quay lại thì không thấy nữa. Ông Lâm đã sợ hãi và tìm khắp xung quanh nhưng không thể. Ông đã gọi cho con trai, cả gia đình cùng nhau đi tìm bà Lâm. Cuối cùng, tối hôm đó họ mới phát hiện ra bà ngồi bên bờ hồ gần nhà.
Sau sự việc này, ông Lâm cứ nhìn vào vợ mình, trong lòng không khỏi đau lòng vì sợ rằng bà sẽ rời bỏ ông lần nữa. Bà Lâm lúc này không muốn ở nhà, trong đầu bà chỉ muốn ra ngoài nhưng trong ý thức bà không biết mình sẽ làm gì ở ngoài. Ngày qua ngày, bà Lâm không còn nhận ra ai trong gia đình nữa, ngay cả cháu nội yêu quý bà từng dành rất nhiều thời gian chăm sóc đến giờ cũng không thể nhận ra. Mỗi lần bà Lâm muốn ra ngoài, ông Lâm không cản mà lầm lũi phía sau để bảo vệ bà.
Ông Lâm tâm sự với con trai, sau sự việc bà Lâm đi lạc, ông cảm thấy rất sợ và nghĩ đến một ngày bà đi và không quay trở lại nữa. Trong suốt 7 năm qua, anh Lâm nói rằng mẹ không biết anh là ai. Mỗi lần gội đầu cho mẹ, bà sẽ chống cự và xấu hổ. " Đó là sự nổi loạn, chống lại của người già".
Mẹ thật sự chưa được hưởng phước lành trong cuộc sống này
Sau khi bà Lâm bị bệnh, người đau khổ nhất chính là ông Lâm. Anh Lâm nói rằng: "Tôi phải đi làm, chỉ có bố mẹ sớm tối có nhau. Từng giây từng phút bố nhìn mẹ bệnh như thế, chắc ông cũng rất đau khổ. Tôi cứ nghĩ rằng một vòng cuộc đời là trẻ vất vả thì già sẽ được tận hưởng, nhưng cuối cùng mẹ tôi chẳng biết được gì cả.
Tình trạng sức khỏe của mẹ tôi ngày càng nghiêm trọng hơn, với cả bố tôi cũng vì đau buồn nên sức khỏe suy sụp. Họ hàng tôi có nghĩ đến chuyện đưa mẹ vào viện dưỡng lão, nhưng bố tôi không cho. Ngay cả những bệnh viện tốt nhất cũng không bằng ở nhà, bố nói rằng sẽ chăm sóc mẹ như thế đến khi ông không còn khả năng nữa".
Theo Helino
Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa Bệnh đau thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng nhất bởi các cơn đau chạy dọc từ phía sau thắt lưng đến mặt sau của bàn chân. Ảnh minh họa: Shutterstock Đây là một hội chứng thần kinh với cơn đau theo hướng di chuyển từ dây thần kinh lưng tới rễ thần kinh cột sống (rễ dây thần kinh tọa). Bệnh có...