Nhiều người đang hiểu sai về khái niệm nói ngọng
Cái gọi là ‘nói ngọng lờ nờ (l / n)’ mà nhiều người nói đến thực ra hoàn toàn không phải là nói ngọng mà là nói nhịu. Cần phân biệt rõ khái niệm nói ngọng và phát âm phương ngữ địa phương để tránh hiểu lầm.
Trước quy định các ngành Sư phạm của Trường đại học (ĐH) Sư phạm Hà Nội sẽ không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói lắp, nói ngọng, đã có nhiều ý kiến tranh cãi giữa hai khái niệm “nói ngọng” và phát âm phương ngữ địa phương.
Nhiều thí sinh đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này nên hiểu rằng, nếu phát âm phương ngữ địa phương sẽ khó có khả năng thi vào trường sư phạm.
Ảnh minh họa Ảnh: Đức Lộc
Trao đổi về vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Thị Phương Trang - giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM – cho biết: “Nói ngọng là khái niệm dùng để chỉ tật phát âm không rõ, không chính xác do bộ máy phát âm của người nói bị dị tật hay khiếm khuyết. Điều này khác với việc phát âm nhầm lẫn, nhịu giữa âm này và âm khác do ảnh hưởng của cách phát âm ở một số vùng phương ngữ, hoặc do thói quen phát âm từ nhỏ”.
Video đang HOT
Việc “nói ngọng lờ nờ (l/n)” mà nhiều người nói đến, theo PGS. TS Nguyễn Thị Phương Trang, không phải là nói ngọng. “Hiện tượng trên thực ra hoàn toàn không phải là nói ngọng mà là nói nhịu. Người nói hoàn toàn có khả năng phát âm chính xác âm (l) âm (n) (vì bộ máy phát âm của họ không có vấn đề gì), song họ bị “nhịu” và lẫn giữa hai âm này. Vì thế, không nên đánh đồng hai hiện tượng.
Tật nói nhịu này cũng có thể sửa được, nếu người nói có ý thức kiên trì luyện tập và thật tập trung chú ý khi phát âm các tiếng có âm đầu là (l), (n) trong chuỗi ngữ lưu” – PGS. TS Nguyễn Thị Phương Trang cho hay.
Trao đổi với Lao Động, GS.TS Nguyễn Đức Dân cũng đồng quan điểm với việc nói ngọng và phát âm phương ngữ địa phương là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
GS.TS Nguyễn Đức Dân cho biết: “Hiểu đơn giản nhất thì nói ngọng tức là phát âm không chuẩn theo Tiếng Việt. Những người nói ngọng rất khó đứng lớp giảng dạy vì phát âm không rõ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tiết dạy và làm học sinh khó tiếp thu bài giảng nên theo tôi quy định không tuyển thí sinh có “khuyết tật” về giọng nói vào trường sư phạm là phù hợp”.
Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Đức Dân cho hay, điều này rất khác với việc phát âm phương ngữ địa phương. “Hiện cũng có rất nhiều giáo viên phát âm phương ngữ địa phương, tức là phát âm sai 1 vài từ theo vùng miền. Việc này hoàn toàn có thể cải thiện được nếu người đó có cố gắng nên những trường hợp này hoàn toàn có thể theo đuổi ngành giáo viên và luyện tập, cải thiện dần” – GS.TS Nguyễn Đức Dân nói.
Như vậy có thể khẳng định, những thí sinh phát âm phương ngữ địa phương không phải là “nói ngọng”. Các em hoàn toàn có thể đăng ký vào học trường sư phạm và luyện tập phát âm chuẩn để phù hợp với công việc giảng dạy sau này.
Theo lao động
Không tuyển thí sinh nói ngọng, nói lắp vào sư phạm: Quy định phù hợp
Nên có quy định cụ thể để học sinh nói lắp, nói ngọng chọn nghề nghiệp khác phù hợp hơn nghề giáo viên. Còn những học sinh có tật về giọng nói thi vào sư phạm nhưng mong muốn việc làm sau này thiên về nghiên cứu giáo dục, không thiên về giảng dạy thì nên tạo điều kiện cho thí sinh.
Ảnh minh họa.
Mới đây, một trong những quy định cho các thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội là các ngành sư phạm của nhà trường sẽ không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói lắp, nói ngọng.
Nhiều giảng viên, giáo viên THPT, chuyên gia giáo dục cho rằng quy định này là hợp lý và cần thêm những quy định cụ thể trong khâu tuyển đầu vào để những học sinh nói lắp, nói ngọng có những quyết định đúng đắn cho tương lai.
Trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng bộ môn Lịch Sử Trường THPT Lê Quý Đôn (TPHCM) cho biết: "Mỗi nghề có đặc thù riêng, "công cụ hành nghề" của giáo viên là giọng nói phải chuẩn, nhất là đối với giáo viên tiểu học, thì mới diễn đạt truyền cảm cho học sinh hiểu bài. Nên theo tôi, quy định giáo viên sư phạm không nói lắp, nói ngọng là phù hợp" .
Đồng quan điểm trên, Th.s Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM chia sẻ: "Theo tôi, giáo viên rất quan trọng ở giọng nói, tác phong nên cũng cần có quy định để các học sinh không đáp ứng đủ điều kiện về giọng nói có thể chọn ngành nghề khác phù hợp hơn. Còn với những em dùng từ ngữ địa phương hay phát âm sai 1 vài từ thì hoàn toàn có thể cải thiện được". Lý giải thêm về vấn đề này, ông Sơn cho hay, nếu để các em lựa chọn sư phạm nhưng đến khi đi làm không đáp ứng yêu cầu giọng nói, sẽ rất thiệt thòi cho chính các em.
Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM cũng bày tỏ sự đồng tình với quy định trên. "Thầy, cô nói lắp, nói ngọng khi giảng bài sẽ có ảnh hưởng nhất định đến giọng nói, chất lượng phát âm của học sinh, đặc biệt là học sinh mầm non, tiểu học".
Ông Ngai đề ra giải pháp: "Do hiện nay các trường khi tuyển sinh không có bước vấn đáp nên trong quy chế tuyển sinh phải yêu cầu thí sinh làm cam kết không nói lắp, nói ngọng. Đối với thầy, cô đang giảng dạy mà nói lắp, nói ngọng thì theo tôi nên vận động, bố trí làm việc khác (không đứng lớp) hoặc cho thời hạn tự khắc phục. Nếu sau thời hạn quy định mà không khắc phục được thì phân công làm việc khác phù hợp hơn".
TS Hoàng Ngọc Vinh (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp- Bộ GDĐT), cho hay: "Thầy cô phải chuẩn mực về giọng nói nếu muốn đứng trên bục giảng. Vì nói ngọng, nói lắp rất khó được tuyển vào giáo viên, khi quyết định thi ngành này mà có các tật về giọng nói thì nên chọn con đường nghề nghiệp khác mà không phải dạy học".
Ông Vinh đề ra giải pháp với những người không may bị tật nói ngọng hay nói lắp muốn học sư phạm: "Nếu định hướng vào sư phạm nhưng mong muốn làm công việc liên quan đến nghiên cứu giáo dục, những việc không liên quan đến giảng dạy thì cũng nên tạo điều kiện. Đồng thời, nên khuyến cáo trước để học sinh hiểu được và chịu trách nhiệm với quyết định của mình".
ANH NHÀN
Theo laodong
Ứng dụng hiệu quả smartphone trong dạy học nơi vùng khó Nhằm hỗ trợ kịp thời cho học sinh về từ vựng, ngữ nghĩa, phát âm... trong môn Tiếng Anh, Trường THPT Ngã Năm (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng) đã tổ chức cho học sinh sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) ngay tại lớp học. Và kết quả thật thú vị. Học sinh Trường THPT Ngã Năm rất hào hứng trong...