Nhiều ngành nghề tại Mỹ cần lao động nước ngoài
Có nhiều ngành nghề tại Mỹ đang cần lao động nước ngoài ở lại làm việc.
Người hành nghề y tá thực hành tại Mỹ – US NEWS
Theo ông Đinh Công Bằng, chuyên gia giáo dục tại Mỹ, chuyên viên phát triển phần mềm (software developer) và thống kê (statistician) là hai nghề hàng đầu trong năm 2019 ở Mỹ với mức lương trung bình là 101.790 USD và 84.060 USD/năm. Hai nghề này tuyển khá nhiều nhân viên người nước ngoài vào Mỹ làm việc do thị trường lao động phát triển khá nhanh và dân Mỹ đang có vấn đề về học STEM nói chung và lập trình/toán nói riêng.
Trong các ngành hàng đầu, còn khá nhiều nghề mở cho người nước ngoài. Đó là những nghề Nurse Practitioner – y tá thực hành (phải có bằng cao học y tá trở lên), Nurse Anesthetist – y tá gây mê (có bằng cao học y tá về trợ lý gây mê), Physician Assistant – trợ lý bác sĩ (có bằng cao học về trợ lý bác sỹ), Occupational Therapist/Physical Therapist – trị liệu bệnh nghề nghiệp/vật lý trị liệu (bằng cao học/bác sĩ về vật lý trị liệu), Mathematician – nhà toán học (bằng ĐH toán trở lên), Registered Nurse – y tá được hành nghề (bằng ĐH điều dưỡng/y tá), kế toán, quản lý tài chính…
Một số lĩnh vực tuyển khá nhiều nhưng vẫn còn rất lạ lẫm với du học sinh Việt nam. Chẳng hạn như hai ngành trị liệu bệnh nghề nghiệp và vật lý trị liệu. Mỗi năm Mỹ tuyển vào khoảng trên 3.000 người, nhưng có rất ít du học sinh từ Việt Nam theo học hai ngành này.
Tương tự, ngành y tá thực hành cần có bằng cao học về y tá trở lên, mức lương trung bình 104.000 USD/năm, nhưng có rất ít sinh viên Việt Nam học.
Video đang HOT
Tại sao nghề thống kê lại đứng thứ 2 trong 100 nghề “hot” nhất của Mỹ năm nay? Theo ông Bằng, đơn giản là vì hiện giờ nhu cầu xử lý dữ liệu đang bùng nổ rất nhanh trên mọi lĩnh vực. Để xử lý được dữ liệu chính xác và hiệu quả thì cần phải có người làm thống kê dữ liệu. Theo dự đoán của Bộ Lao động Mỹ, tốc độ phát triển của ngành này là 33% trong thập kỷ 2016- 2026.
Trước đó, theo các thống kê tại Mỹ, mỗi năm Mỹ cấp khoảng 11.000 bằng cao học khoa học máy tính (MsCS) và khoảng 16.000 bằng kỹ sư cùng chuyên ngành). Cộng cả các ngành liên quan đến tin học (IT) mỗi năm Mỹ cho “ra lò” khoảng 50.000 kỹ sư IT, nhưng vẫn không đủ người lấp những chỗ trống trong thị trường lao động.
Hồi năm 2017, Mỹ thiếu khoảng 3 triệu kỹ sư STEM. Riêng các ngành tin học thiếu khoảng hơn 500.000 người, tức là khả năng đào tạo của các trường chỉ bằng 1/10 thị trường lao động cần. Các chuyên ngành tin học đang cần người nhất là tính toán đám mây (cloud computing) và khoa học dữ liệu (data science). Trong khoảng 5 năm gần đây các trường ĐH Mỹ đua nhau mở các chương trình cao học về khoa học dữ liệu, thường là đào tạo trực tuyến, để đáp ứng nhu cầu của các kỹ sư muốn chuyển ngành/tăng thu nhập.
Theo thanhnien
Phụ huynh "cuồng" con qua điểm số
Xem điểm số của con là niềm tự hào của mình, là câu chuyện để khoe với mọi người; con bị điểm thấp như là nỗi nhục.. Theo đó, có không ít đứa trẻ chỉ được bố mẹ "cuồng" qua điểm số.
Cậu học trò lớp 10 một ngôi trường nổi tiếng TPHCM từ hôm biết điểm thi học kỳ thì bỏ hết mọi gặp gỡ, vui chơi, chỉ lên thư viện ngồi... để tránh mặt phố mẹ, tránh hết những cuộc gặp của gia đình. Hai điểm 8 trong kết quả điểm thi trở thành gánh nặng vô hình với cậu học trò. Từ nhỏ, bối cảnh gia đình toàn những người thành đạt về mặt học vấn, cậu đã quen với việc điểm 10 là hiển nhiên.
Trong mọi cuộc họp mặt gia đình người thân, dù là gặp cuối năm, đầu năm để chúc Tết, mừng thọ nhưng chưa lúc nào mọi người quên đề cập, tranh luận, khen thưởng và cả so sánh điểm số, thành tích của con cháu. Cuộc họp cuối năm nay của gia đình, cậu dự định từ chối và không ngờ mẹ gật đầu ngay: Điểm thấp ở nhà, đi cho mọi người cười bố mẹ!
Những đứa trẻ được bố mẹ yêu bằng điểm số như cậu học trò trên không hề là "của hiếm". Có những học sinh vừa ngại, vừa ngượng, đỡ không nổi những màn khoe con của bố mẹ khi đạt điểm cao, thành tích tốt. Từ khoe trên mạng, khoe người thân, khoe với những ông bố mà mẹ có con điểm thấp hơn... Tình yêu, ánh mắt họ rạng ngời, xuýt xoa dành cho những con số, những tờ giấy khen thưởng của con.
Trong rất nhiều gia đình, những tờ giấy khen, chứng nhận của con luôn được in ép, đóng khung cẩn thận, treo ở phòng khách nơi bắt mắt nhất, có nhà hết chỗ còn dùng giấy khen để lót dưới bàn kính cho tiện nhìn...
Khách đến nhà, kể cả chưa từng biết, từng nhớ mặt mũi đứa trẻ ra làm sao nhưng đã được nhiều phụ huynh nhiệt tình giới thiệu giấy khen, thành tích, kỷ niệm chương... với vẻ tự hào, chất chứa. Trước hình ảnh quá quen thuộc này, một chuyên gia giáo dục ở TPHCM đã từng phải thốt lên sao phụ huynh yêu con, sao không yêu thương trẻ ở từng ánh mắt, từng cử chỉ, từng lời nói, nỗi niềm buồn vui... mà chỉ chăm chăm yêu ở qua những con số, tờ giấy.
Điểm số, thành tích của con trẻ qua cách ứng xử của bố mẹ như thể một "món nợ" đối với con trẻ. Có em học trò, năm trước giành giải Nhất học sinh giỏi quốc gia, cả nhà đi rình rang cùng đi nhận giải thưởng, bố mẹ... miệt mài khoe kết quả của con đến tận mùa thi năm sau chưa ngớt.
Rồi năm nay, khi em đạt giải Khuyến khích, sự im lặng của bố mẹ ám ảnh cậu học trò. Bố mẹ im thin thít không nói chuyện với cậu, né tránh mọi người... Hôm dự lễ khen thưởng, người đi cùng cậu là cô giúp việc. Cô hồn nhiên kể với mọi người, giải lẹt đẹt, ông bà xấu hổ, chẳng thiết tha gì nên giao cô đi thay.
Nhiều lắm, những đứa trẻ nếu bị điểm thấp như trở thành "tội phạm" trong mắt bố mẹ. Có đó, những cô cậu bất chấp sự an toàn, bỏ nhà đi chỉ vì không đạt điểm 9, điểm 10; có đó những em học sinh vứt hẳn lòng tự trọng, quỳ sụp dưới chân thầy cô để xin sửa điểm khi không dám đối diện với bố mẹ. Cách ứng xử của các em chịu tác động từ chính thái độ của bố mẹ với điểm số, thành tích.
Bức tranh "Lại điểm 2" nổi tiếng vẫn nguyên nỗi ám ảnh, sợ hãi vì điểm số của học trò chúng ta ngày nay
Học trò của chúng ta ở thế kỷ 21 vẫn không khác cậu bé trong bức tranh nổi tiếng "Lại điểm 2" của F.P.Reshetnikov, Nga gần 70 năm trước là bao. Cậu bé đạt điểm 2 trở về nhà không dám nhìn ai - chào đón cậu là ánh mắt câm lặng, nghiêm khắc của người mẹ, là cái nghiêng đầu trách móc và có chút tinh vi của chị gái đội viên gương mẫu, cậu em nhỏ chưa đi học nhìn anh "đau khổ" mà khoái chí... Cậu học trò còn không dám quay đầu đón nhận sự chào đón, cảm thông từ chú chó thân quen..
Có những đứa con từ nhỏ đã phải sống trong niềm tự hào, kỳ vọng điểm số của bố mẹ. Lớn hơn, những đứa trẻ ấy tiếp tục phải gồng gánh "nuôi" niềm tự hào của bố mẹ bằng lương bao nhiêu, thu nhập thế nào, nhà cửa ra làm sao, địa vị, danh vọng...
Bố mẹ cho trẻ quyền được điểm thấp, được thất bại, được sai để thấy mình cần cố gắng, cần khắc phục. Hãy đón con trở về chứ không phải đón điểm số, tiền tài, danh vọng. Hãy yêu thương đứa trẻ trước hết vì con chính là con. Để những đứa trẻ không phải diễn, không phải "đeo mặt nạ" với chính bố mẹ... Trong giáo dục, bố mẹ cần tạo động lực cho con học tập chứ không phải gây áp lực cho con để chờ hái điểm ngọt!
Hoài Nam
Theo Dân trí
Hơn 100 học sinh khu vực phía Nam tranh tài Giờ lập trình 2018 Tại TP.HCM, Microsoft Vietnam, Quỹ Dariu vừa tổ chức lễ tổng kết Giờ lập trình 2018 và chung kết cuộc thi Hackathon dành cho học sinh THCS các tỉnh, thành phía Nam. Các học sinh tranh tài trong vòng chung kết Giờ lập trình 2018. Giờ lập trình (Hour of Code) do Minecraft và Microsoft hợp tác với tổ chức phi chính phủ...