Nhiều ngành học lấy bằng CĐ cho học sinh tốt nghiệp THCS
Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex vừa công bố thông tin tuyển sinh năm 2021, trong đó, học sinh tốt nghiệp THCS có thể xét tuyển để lấy bằng CĐ tại trường.
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên – ĐÀO NGỌC THẠCH
Thạc sĩ Nguyễn Duy Tiến, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh, Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex, cho biết: “Năm 2021 trường xét tuyển 1.400 chỉ tiêu (1.000 bậc CĐ và 400 bậc trung cấp). Đặc biệt, thí sinh tốt nghiệp THCS có thể đăng ký học bậc CĐ với thời gian học là 4 năm và được nhà nước hỗ trợ học phí trong 2 năm đầu tiên học trung cấp theo quy định.
Các em sẽ có 1 năm học 4 môn văn hóa THPT. Sau khi hoàn thành, đủ điều kiện tốt nghiệp trung cấp sẽ học tiếp 1 năm để lấy bằng CĐ. Em nào không có nhu cầu học lấy bằng CĐ thì tốt nghiệp trung cấp có thể đi làm ngay. Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT thì sẽ học CĐ trong vòng 3 năm”.
Trường còn xét tuyển CĐ ở các phương thức dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT, kết quả học tập lớp 12 và kết quả học tập 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tuyến trên trang web của trường, nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Thông tin cụ thể từng ngành nghề như sau:
Video đang HOT
Trường CĐ Đại Việt cũng xét tuyển nhiều ngành thuộc khối kinh tế, kỹ thuật công nghệ cho đối tượng tốt nghiệp THCS muốn lấy bằng CĐ.
Thạc sĩ Phạm Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm hợp tác doanh nghiệp và giới thiệu việc làm, Trường CĐ Đại Việt, thông tin: “Thí sinh phải học 4 năm để hoàn thành bậc trung cấp và các môn văn hóa theo quy định, sau khi đủ điều kiện sẽ được cấp bằng CĐ. Nhiều năm qua trường có kết nối với doanh nghiệp, ngay đầu năm học sẽ ký hợp đồng cam kết với sinh viên sau khi tốt nghiệp 100% có việc làm đúng ngành học, với điều kiện khi sinh viên tham gia chương trình cam kết việc làm phải hoàn thành chương trình đúng tiến độ, học bổ sung 19 tín chỉ ngoại ngữ, tin học và tham gia học kỳ tại doanh nghiệp, thực hiện đúng các quy định, nội quy của trường”.
Được biết, năm nay Trường CĐ Đại Việt xét 1.500 chỉ tiêu cho 30 ngành với các phương thức dùng điểm học bạ THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Hà Nội: Không gây khó khăn cho học sinh trong đăng ký dự tuyển lớp 10
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện đăng ký nguyện vọng dự tuyển lớp 10 nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh, đồng thời không gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập, di chuyển.
Trước lo lắng của phụ huynh học sinh về những thay đổi trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay, tối 21/2, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có thông tin giải thích về các vấn đề này.
Trong đó Sở này đặc biệt nhấn mạnh tuỳ vào tình huống, diễn biến thực tế của dịch bệnh, Sở GD-ĐT sẽ chuẩn bị sẵn sàng các phương án trên nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho học sinh.
Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tổ chức một kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5/2021 dành cho đối tượng là các học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (hoặc bố, mẹ của học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội), đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học của Bộ GD-ĐT.
Học sinh làm 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Với bài thi Ngoại ngữ, học sinh tự chọn một trong các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn. Lưu ý, học sinh có thể đăng ký thi thứ tiếng ngoại ngữ khác với thứ tiếng ngoại ngữ đang học tại trường THCS.
Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện đăng ký nguyện vọng dự tuyển lớp 10, đảm bảo không gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập, di chuyển.
Sở này cho biết, căn cứ vào tình hình dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay, xét thấy các nhà trường và học sinh hiện vẫn có thể duy trì việc dạy học, ôn tập đúng tiến độ, Sở Hà Nội đã đề xuất giữ nguyên phương thức thi tuyển, tổ chức kỳ thi với 4 môn thi.
Trong đó, môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 năm 2021. Việc tổ chức thi tuyển 4 môn nhằm đảm bảo học sinh được giáo dục toàn diện, có chất lượng.
Về khu vực tuyển sinh, năm học 2021-2022, đối với các trường THPT công lập, thành phố Hà Nội vẫn phân chia thành 12 khu vực tuyển sinh như các năm học trước.
Học sinh xác định khu vực tuyển sinh dựa vào hộ khẩu thường trú của học sinh (hoặc của bố, mẹ học sinh).
Với một số trường hợp cụ thể, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ xem xét tạo điều kiện để các em được đổi khu vực tuyển sinh. Nếu học sinh có hộ khẩu ở địa bàn này nhưng cư trú thực tế tại nơi khác thì gia đình học sinh làm đơn, có xác nhận của chính quyền địa phương, Sở sẽ xem xét, cho phép học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển ở khu vực tuyển sinh theo nơi cư trú thực tế.
Về nguyện vọng dự tuyển, mỗi học sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng dự tuyển tối đa vào 3 trường THPT công lập, xếp theo thứ tự nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3.
Trong đó, nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; nguyện vọng 3 có thể thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 2 của trường cao hơn 1,0 điểm so với nguyện vọng 1, điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 3 của trường cao hơn 2,0 điểm so với nguyện vọng 1).
Trường hợp học sinh chỉ đăng ký 01 nguyện vọng thì nguyện vọng đó có thể thuộc bất kỳ khu vực tuyển sinh nào (học sinh sẽ trúng tuyển nếu có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn trúng tuyển của trường).
Trường hợp học sinh đăng ký 02 nguyện vọng thì cả 02 nguyện vọng có thể thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định hoặc nguyện vọng thứ nhất thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định còn nguyện vọng thứ hai thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ (học sinh sẽ trúng tuyển nguyện vọng thứ hai nếu không trúng tuyển nguyện vọng thứ nhất và có điểm xét tuyển lớn hơn hoặc bằng 1,0 điểm so với điểm chuẩn trúng tuyển của trường).
Khi hạ điểm chuẩn Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường nhận học sinh có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 đủ điều kiện trúng tuyển.
Năm học 2021-2022, học sinh không được đổi nguyện vọng dự tuyển sau khi đã đăng ký dự tuyển,học sinh cần lưu ý tìm hiểu và cân nhắc kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng phù hợp với năng lực của bản thân.
Quy định học sinh đăng ký nguyện vọng dự tuyển theo hộ khẩu thường trú nhằm bảo đảm việc thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn, đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường học của Thành phố, giảm bớt áp lực đồng thời tránh những xáo trộn không cần thiết trong công tác tuyển sinh.
Quy định này được xây dựng trên căn cứ thực tế khảo sát ở kỳ tuyển sinh của các năm học trước. Thực tế, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng học sinh đăng ký hộ khẩu một nơi nhưng cư trú thực tế tại nơi khác, số lượng học sinh xin đổi khu vực tuyển sinh ở những năm học trước là không nhiều.
Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định, Sở sẽ có hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện đăng ký nguyện vọng dự tuyển đối với học sinh nhằm bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh, đồng thời không gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập, di chuyển.
Những con đường hướng nghiệp không mang tên "đại học" Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, mỗi năm có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, đa số sẽ học tiếp lên THPT, số lượng thí sinh lựa chọn học nghề rất ít. Các chuyên gia khuyến cáo, trong một xã hội thừa lao động nhưng vẫn thiếu thợ lành nghề như thời gian qua, việc lựa chọn được hướng...