Nhiều ngành học đổi tên để “hút” thí sinh
Nhiều ngành học năm 2011 của nhiều trường đại học đã được đổi tên. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, việc chuyển đổi tên ngành không ảnh hưởng nhiều đến chương trình đào tạo cũng như việc cấp bằng tốt nghiệp.
Cụ thể, Trường ĐH Điện Lực đổi tên 2 ngành: Công nghệ kỹ thuật điện đổi tên thành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử (trong đó chuyên ngành Quản lý năng lượng đổi tên thành Quản lý công nghiệp) Ngành Công nghệ kĩ thuật điện tử viễn thông đổi thành Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông.
Trường Đại học Hà Nội, ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo của trường cho biết: “Tuyển sinh 2011, tổng chỉ tiêu vào trường là 1.800 (tăng thêm 100 chỉ tiêu so với năm trước). Điểm mới của trường năm nay là không tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tiếng Nhật. Ngành Khoa học máy tính đổi tên thành ngành Công nghệ thông tin, (bằng tiếng Anh). Đặc biệt, năm nay trường xét tuyển nguyện vọng 2 đối với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường”.
Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, ông Triệu Nam Hải, cán bộ phòng đào tạo của trường cho biết: “Tổng chỉ tiêu vào trường năm nay dự kiến là 4.700 tăng hơn so với năm ngoái 300 chỉ tiêu. Trong đó, phía Bắc 3.350 chỉ tiêu, phía Nam 1.350 chỉ tiêu”.
Ông Hải cho biết thêm, năm nay trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội đổi tên 7 ngành học. Cụ thể: Ngành Tin học đổi thành Công nghệ thông tin Cơ khí chuyên dùng đổi thành Kĩ thuật cơ khí Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc đổi thành Kĩ thuật điện tử, truyền thông Kĩ thuật An toàn giao thông đổi thành Công nghệ Kĩ thuật giao thông chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật đổi thành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa Vận tải đổi thành Khai thác vận tải Xây dựng công trình giao thông đổi thành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Năm 2011, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 3.200 chỉ tiêu, trong đó 2.300 chỉ tiêu cho hệ đại học và 900 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Theo lãnh đạo của trường, trường hợp có ngành thiếu chỉ tiêu, sẽ chuyển thí sinh có điểm thấp ở ngành thừa chỉ tiêu sang đào tạo tại Phú Yên có điểm xét tuyển riêng. Hệ Cao đẳng Học viện không tổ chức thi, mà xét tuyển thí sinh đã dự thi đại học khối A theo đề thi chung của Bộ, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Điểm xét tuyển chung theo khối thi. Trường hợp có ngành thiếu chỉ tiêu, Học viện sẽ chuyển thí sinh từ ngành thừa chỉ tiêu sang.
Thí sinh nên cân nhắc khi lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của mình.
Video đang HOT
Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển 1.200 chỉ tiêu cho 15 chuyên ngành học. Trong đó, các chuyên ngành tiếng Anh có 520 chỉ tiêu cho năm chuyên ngành khác nhau ngành học tiếng Nga: 75 chỉ tiêu ngành tiếng Pháp: 150 chỉ tiêu ngành tiếng Trung: 170 chỉ tiêu ngành tiếng Đức: 80 chỉ tiêu ngành tiếng Nhật: 130 chỉ tiêu ngành tiếng Hàn Quốc: 75 chỉ tiêu.
Các chuyên ngành: Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính – Ngân hàng do trường ĐH Ngoại ngữ và trường ĐH Kinh tế phối hợp đào tạo.
Đặc biệt, sau năm học thứ nhất trở đi, nếu có nguyện vọng, sinh viên các ngành học của Trường ĐH Ngoại Ngữ được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ngành Kinh tế Quốc tế, Tài chính-Ngân hàng của trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành Du lịch của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ngành Luật học của khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Sinh viên các ngành tiếng Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Ả rập của trường được đăng kí học thêm chương trình đào tạo thứ hai ngành tiếng Anh.
Khu vực phía Nam, Trường ĐH Giao thông – Vận tải TPHCM năm nay có thay đổi ngành học một chút, hai ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu thủy thuộc nhóm ngành Hàng hải.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế- Luật thuộc ĐH Quốc gia TPHCM cũng gộp ngành Luật Kinh doanh, Luật Thương mại quốc tế, Luật Tài chính – Ngân hàng – Chứng khoán trong ngành chính là Luật Kinh tế.
Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định đổi tên 3 ngành: Hệ thống thông tin kinh tế đổi thành Hệ thống thông tin quản lý Tiếng Anh đổi thành Ngôn ngữ Anh Mạng máy tính truyền thông đổi thành Truyền thông và mạng máy tính.
Trường ĐH Luật TPHCM đổi tên ngành Quản trị Luật thành Quản trị kinh doanh.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Sinh viên năm một và những biểu hiện "sa sút"
Nhập học được vài tháng, teen có những dấu hiệu sa sút về tinh thần và thể chất. Càng ngày những teen ấy càng mất niềm tin vào ngành mình học và một câu hỏi được đặt ra là: Mình đang học cái gì đây?
Không hứng thú vào chuyên ngành
Đừng nghĩ rằng chỉ có SV nguyện vọng 2 mới không hứng thú vào ngành đã chọn vì họ vẫn còn đang ấp ủ những dự định thi lại. Ngay cả những sinh viên đậu nguyện vọng 1 vẫn có rất nhiều trường hợp rơi vào tình trạng chán nản, nhận thấy ngành mình đã chọn ban đầu hoàn toàn không thích hợp với mình. Đó là lý do khiến rất nhiều teen lên lớp chỉ học đối phó và học chỉ với suy nghĩ cho đủ điểm mà thôi.
K.Loan (SV năm 1 ĐH Ngoại ngữ) nói rằng: "Học được một thời gian mới phát hiện ra mình thật sự không đủ đam mê để tiếp tục học ngành này, cứ nghĩ rằng mình thích học tiếng Trung nhưng học rồi mới biết mình hoàn toàn không có khả năng để học tiếp. Bây giờ lên trường học, mình hoàn toàn không có chữ nào vào đầu cả, vẫn đi học đấy nhưng chỉ mong đủ điểm và mình đang tích cực ôn thi lại".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Tham gia quá nhiều công tác xã hội
Ai cũng biết những mặt tốt của việc tham gia vào các hoạt động xã hội, nhưng việc lạm dụng và dành quá nhiều thời gian cho nó sẽ khiến cho việc học bị chi phối rất nhiều. Có nhiều teen thậm chí bỏ cả việc học, một tuần chỉ "viếng thăm" lớp học 2, 3 buổi còn thời gian còn lại dành cho Đoàn - Hội. Đến khi kiểm tra thì không có một chút kiến thức nào ở trong đầu.
T.Tùng (SV năm 1 ĐH Bách Khoa) được bạn bè nhận xét rằng: "Nó thì năng nổ hoạt động lắm, việc gì cũng xung phong đi liền nên lớp cũng được lợi từ nó nhiều. Nhưng mình không đồng ý khi nó bỏ việc học để tham gia vào công tác. Dẫu biết rằng hoạt động tích cực sẽ được cộng điểm, nhưng dù sao thì tấm bằng chuyên môn của mình vẫn hơn nhiều so với các hoạt động".
Chính vì thế mà chúng ta cần biết cân bằng giữa việc học và việc tham gia hoạt động xã hội, hoàn thành tốt 2 bên là điều chúng ta cần cố gắng rất nhiều, nhưng lại không dễ dàng làm được điều này đâu.
Chơi nhiều hơn học
Ở một số trường, việc học rất đơn giản, chỉ cần lên trường điểm danh và có mặt lúc thi là đủ. Chính vì môi trường học tự do như thế nên nhiều tân sinh viên dường như đã quên đi mục đích của mình khi đã là sinh viên.
Ngoài ra, tâm lý teen là khi đã là sinh viên thì nên có một công việc làm thêm để trang trải chi tiêu. Vì thế mà những sinh viên năm 1 đã nhanh chóng kiếm cho mình những công việc khác nhau như gia sư, bán hàng...Vì nghĩ rằng năm 1 học hành thoải mái và thời gian còn nhiều nên teen vô tư làm những việc mình thích mà chẳng để tâm gì đến việc học. Vì thế khi những kì thi đến gần cũng là lúc teen nhận ra mình đã mất quá nhiều bài học.
Để tạo thêm tình đoàn kết và sự thân thiện với nhau, ở một số lớp thường xuyên tổ chức những cuộc đi chơi. Nhưng đi chơi quá nhiều làm teen hao hụt "ngân khố" và buộc teen phải kiếm thêm việc làm, như thế thời gian học ở nhà thường bị cắt xén tối đa. Nhiều teen đi làm về thì chỉ muốn ngã ra giường làm một giấc chứ không thể học bài nổi được.
Tạm kết
Nếu nhận thấy mình có những biểu hiện sa sút trong học tập thì teen nên chấn chỉnh lại kịp thời, sớm nhận ra hướng đi nào là đúng cho riêng mình để cố gắng thật sự. Dù có bận rộn như thế nào thì teen cũng phải ý thức hơn trong việc học của mình.
Theo Kênh 14
Tuyển sinh 2011: Mở lối cho ngành khó tuyển Trước tình trạng nhiều ngành trọng điểm khan hiếm thí sinh, ĐH Quốc gia TPHCM dự kiến sẽ áp dụng nhiều phương án nhằm ổn định tuyển sinh cho các trường thành viên. Ông Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết trong tuyển sinh năm 2011, ĐH Quốc gia TPHCM khuyến khích các trường thành viên cho thí...