Nhiều ngành “hiếm” người học, các trường tìm cách cứu gỡ
Điều đáng chú ý của mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) năm nay đó là có nhiều ngành học truyền thống, ngành tiêu biểu của trường thế nhưng vẫn không tuyển được thí sinh.
Có ngành thậm chí của một trường chỉ tuyển được 1-2 chỉ tiêu. Có trường cùng một lúc nhiều ngành phải tuyển bổ sung nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu.
Vì sao khan hiếm thí sinh
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang cho biết, trước đây, nhà trường vốn là nơi đào tạo duy nhất của cả nước về năm ngành truyền thống, đặc thù về thủy sản. Nhưng trong đó có 3/5 ngành rất khó tuyển, như: khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản mỗi năm chỉ tuyển được rất ít sinh viên.
Ngành khai thác tuyển được 10-15 sinh viên/năm, ngành chế biến được 30-40 sinh viên, cao nhất là ngành nuôi trồng được khoảng 100 sinh viên. Dù vậy nhà trường vẫn phải duy trì đào tạo vì cả bộ máy nhân sự và cơ sở vật chất vẫn phải duy trì hoạt động.
Tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh cũng có một số ngành khó tuyển như Thiết kế thời trang (chất lượng cao), chỉ có một thí sinh trúng tuyển. Hay ngành môi trường, vật liệu, kỹ thuật xây dựng công trình giao thông… nhiều năm nay đã trong tình trạng khan hiếm người học.
Vừa qua, Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh phải xét tuyển bổ sung năm ngành học tại TP Hồ Chí Minh, gồm: khoa học môi trường, công nghệ chế biến lâm sản, lâm học, lâm nghiệp đô thị, quản lý tài nguyên rừng. Những ngành học trên hiện đều được xếp vào ngành “kén” người học trong vài năm nay. Tuyển sinh năm nay điểm chuẩn hầu hết các ngành đều cao, nhưng dù những ngành trên chỉ 16 điểm, thấp nhất tại cơ sở chính nhưng vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.
Năm nay, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã quyết định ngừng tuyển sinh 2 ngành Khoa học thủy sản và Công nghệ vật liệu. Hay như áp dụng việc xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT tại Trường ĐH Đà Lạt trong ngành Sư phạm tin học lấy điểm chuẩn 24, điểm cao nhất trường nhưng bất ngờ là không có thí sinh nào trúng tuyển.
Video đang HOT
Nguyên nhân do lượng thí sinh đăng ký xét tuyển quá ít nên nhà trường quyết định lấy điểm sàn là 24, là thật cao để các em có hướng điều chỉnh sang ngành khác. Hai ngành là Sư phạm sinh học và Sư phạm vật lý của trường này, điểm chuẩn lần lượt là 22 và 21 điểm. Trong đó, mỗi ngành chỉ có hai thí sinh trúng tuyển và thậm chí dù có thí sinh trúng tuyển nhưng cũng không có ai đến nhập học.
Trong những buổi tư vấn hướng nghiệp, các bạn trẻ có nhiều câu hỏi muốn giải đáp về thông tin trong ngành nghề đào tạo. Ảnh minh hoạ.
Nhiều sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp
Theo TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, khâu điều tiết đầu vào hiện nay phụ thuộc vào người học, mà người học thì thực tế, muốn chọn “việc nhẹ lương cao”. Có thí sinh chỉ nghe tên ngành học như lâm nghiệp đã tưởng tượng ngay là phải đi làm và sống trong rừng, hay học ngành liên quan tới thủy sản thì sẽ phải lội ao nuôi trồng thủy sản…
Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó ban Đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh cho rằng, hiện công tác hướng nghiệp tại nhiều trường phổ thông còn thiếu thông tin, chưa chuẩn xác về tương lai công việc ở ngành học. Trong khi đó việc giới thiệu về ngành học tại các trường ĐH, CĐ lại quá ít, thiếu thông tin nên dẫn tới thực trạng quan niệm sai lầm của thí sinh về công việc thực tế sau khi ra trường với một số ngành học là những nguyên nhân chính dẫn tới việc nhiều ngành học thời gian gần đây không tìm ra người học.
Trong đó, có một số nguyên nhân chính dẫn tới việc chọn nghề của các bạn học sinh hiện nay sai lầm, đặc biệt là mang nặng tính thực dụng như: nghề nghiệp này có dễ xin việc làm hay không, có thu nhập cao hay không, được làm việc ở thành phố hay không… Ít người chú ý tới nội dung, ý nghĩa và giá trị xã hội của nghề nghiệp cũng như sự phù hợp của nghề nghiệp với xu hướng, nguyện vọng của bản thân.
Trong đó, có thể liệt kê một số sai lầm thường gặp trong việc lựa chọn ngành học của học sinh hiện nay. Phổ biến nhất là chọn nghề vì những lý do kinh tế, đặt nặng giá trị kinh tế. Nhiều học sinh chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp mà mình yêu thích để lựa chọn một ngành học khác với suy nghĩ ngành học này ra trường dễ xin được việc hơn, thu nhập cao hơn.
Tâm lý chọn nghề theo sự thành công của người thân cũng là một trong những sai lầm thường gặp nhất ở những học sinh đang sống trong gia đình có cha mẹ, người thân thành đạt trong xã hội. Cha mẹ và ngay cả bản thân các em cũng mong muốn được tiếp nối truyền thống gia đình, nhưng các bạn không biết rằng mỗi người có một năng lực, sở trường, tính cách riêng vì thế nghề này mang lại sự nghiệp cho người này nhưng chưa chắc sẽ giúp cho người khác thành công. Còn có một dạng nữa là chọn nghề hời hợt, sơ sài theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” sẽ là nguyên nhân dẫn tới những thất bại nghề nghiệp sau này.
Nhiều bạn học lớp 12 rồi nhưng cũng chưa tìm hiểu và quyết định lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi. Hay nhiều em lại cho rằng, việc học tập mới là quan trọng, mới có nhiều cơ hội để thi vào các trường ĐH mà không hiểu rằng khả năng học tập chỉ là điều kiện ban đầu, còn sau này khi ra trường có phát huy được những kiến thức đã học hay không lại cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp và năng lực, phẩm chất, sở thích của các em.
Giúp tân sinh viên thích ứng với môi trường mới
Lần đầu sống xa gia đình để đi học ở một thành phố lớn, nhiều tân sinh viên bỡ ngỡ và nếu không kịp thời trang bị kỹ năng thì rất khó thích nghi và làm chủ cuộc sống mới.
Hầu hết tân sinh viên đều bỡ ngỡ trước môi trường sống và học tập mới - ẢNH: TRI THUẬN
Đối mặt nhiều khó khăn và nguy cơ
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết: "Các em lần đầu tiên đi học xa nhà, khó khăn lớn nhất là phải tự sắp xếp, điều khiển cuộc sống của mình, từ việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, ăn uống ngủ nghỉ, đều không có ba mẹ hay thầy cô nhắc nhở như trước nữa. Từ lúc này các em phải tự lập và chủ động trong mọi thứ để đạt được mục tiêu".
Theo thạc sĩ Thoa, tân sinh viên (SV) có thể sẽ rơi vào 2 tình huống: một là bối rối, không tự chủ được với lịch học tập và sinh hoạt mới khiến mọi thứ đảo lộn; hai là được tự do, thoải mái như "chim sổ lồng" nên sa đà vào những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nền nếp, cũng dẫn đến cuộc sống bị đảo lộn và thậm chí bỏ bê học hành.
"Đó là chưa kể ở thành phố lớn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về việc làm đa cấp, nhà trọ, mất trộm, khiến các em dễ bị sa ngã, hoặc rơi vào khó khăn, tuyệt vọng. Vì thế, các em cần cảnh giác khi đi tìm nhà trọ, lưu ý bảo vệ tài sản cá nhân, tìm hiểu để nhận biết hình thức lừa đảo bằng đa cấp để không bị dụ dỗ", thạc sĩ Thoa chia sẻ thêm.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cũng lưu ý: "Nếu thấy những nhân viên giới thiệu từ các công ty hoàn toàn mới lạ, không rõ nguồn gốc, đến mời chào việc làm với những thông tin hấp dẫn như thu nhập cao, có thể làm mọi lúc mọi nơi, cách làm thoáng... thì cần cảnh giác vì đa số đều là những công ty đa cấp biến tướng. Có nơi ép SV muốn được tuyển dụng phải bỏ ra một khoản tiền để mua sản phẩm trước. Rất nhiều SV do không biết nên đã bị dụ dỗ, sau đó phải lừa chính người thân, bạn bè để bán sản phẩm. Rồi làm mãi mà không thu nhập được như quảng cáo, mà còn rơi vào nợ nần, phải trốn nợ, bỏ học...".
Thay đổi phương pháp học tập
Không chỉ phải thích nghi với cuộc sống mới, tân SV còn phải thích nghi với phương pháp học tập mới nếu muốn học tốt những năm ĐH.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường, Trưởng khoa Marketing, Trường ĐH Tài chính - Marketing, cho hay: "Ở trường ĐH thường áp dụng các phương pháp dạy và học dựa trên chuẩn đầu ra, giải quyết vấn đề, năng lực người học... Mỗi chương trình đào tạo, thậm chí mỗi môn học, có thể áp dụng một số phương pháp. SV học theo tín chỉ, do vậy phải chủ động xây dựng kế hoạch học tập của mình để hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp. Việc này khác hẳn với cách học thời phổ thông".
Theo tiến sĩ Trường, tân SV cũng cần lưu ý điều kiện tốt nghiệp ĐH không chỉ ở kết quả học tập, rèn luyện mà còn có yêu cầu về chứng chỉ an ninh quốc phòng, giáo dục thể chất, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm. Một số chương trình đào tạo còn yêu cầu SV phải có công trình nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường, SV phải nắm rõ thông tin để có kế hoạch học tập phù hợp.
"Để có kỹ năng và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, SV nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ học thuật, thể thao, văn nghệ, đoàn - hội hay các cuộc thi... Nếu SV gặp khó khăn về tài chính thì nên liên hệ với nhà trường để được hỗ trợ, tránh ra ngoài vay lãi "xã hội đen". Các em cũng đừng quên có mối liên hệ tốt với bạn bè cùng lớp, khoa, trường và cố vấn học tập để có định hướng phù hợp, tránh mắc bẫy của kẻ xấu", tiến sĩ Trường đưa ra lời khuyên.
Nghịch lý mùa tuyển sinh 2020: Điểm cao nhưng nhiều ngành vẫn "trắng" thí sinh Mùa tuyển sinh 2020 đã chứng kiến, điểm chuẩn cao ngất ngưởng ở nhiều ngành hot nhưng ngược lại nhiều ngành, điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn xét tuyển nhưng vẫn thưa thớt thí sinh đăng ký, buộc phải đóng cửa dù mùa tuyển sinh mới chỉ bắt đầu. Dừng tuyển sinh ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và...