Nhiều mỹ phẩm chứa hóa chất nguy hiểm đang lưu hành tại châu Âu
Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) ngày 30/10 thông báo đã phát hiện hàng trăm sản phẩm mỹ phẩm chứa hóa chất nguy hiểm đang được bày bán trên khắp châu Âu.
Thông qua một cuộc kiểm tra đối với 4.500 sản phẩm tại 13 quốc gia, ECHA phát hiện có đến 6% số mỹ phẩm này – tương đương 285 sản phẩm – chứa những chất đã bị cấm do tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Theo ECHA, các chất độc hại này hiện diện trong các sản phẩm phổ biến như kẻ mắt, kẻ môi, dầu xả và mặt nạ tóc từ nhiều thương hiệu và ở nhiều mức giá khác nhau. Đặc biệt, các hóa chất trên nằm trong danh sách bị cấm theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy và theo luật pháp của Liên minh châu Âu (EU). Những hóa chất này có khả năng gây giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư.
Video đang HOT
Các cuộc kiểm tra của ECHA, được tiến hành từ tháng 11/2023 đến tháng 4/2024, chủ yếu thông qua việc xem xét thành phần sản phẩm. Theo ECHA, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng kiểm tra danh sách thành phần có trong sản phẩm và tự bảo vệ mình trước các hóa chất có hại.
Hiện các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc để loại bỏ các sản phẩm vi phạm khỏi thị trường, nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Danh sách các quốc gia tiến hành kiểm tra bao gồm Áo, Đan Mạch, Đức, Phần Lan, Iceland, Italy, Lichtenstein, Lítva, Luxembourg, Malta, Na Uy, Romania và Thụy Điển.
Malaysia thu giữ 106 tấn rác thải điện tử nguy hiểm
Ngày 26/6, nhà chức trách Malaysia cho biết lực lượng chức năng nước này đã thu giữ 106 container rác thải điện tử nguy hiểm trong 3 tháng (từ ngày 21/3 đến ngày 19/6), đồng thời triệt phá một nhóm chuyên nhập khẩu chất thải bất hợp pháp.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường bền vững Malaysia, ông Nik Nazmi Nik Ahmad, cho biết các container sẽ được gửi trả lại quốc gia xuất xứ. Ông không cung cấp thông tin chi tiết về nơi xuất xứ, song cho biết số hàng trên có liên quan đến một nhóm nhập khẩu bất hợp pháp.
Phát biểu với báo giới sau khi kiểm tra các container bị tịch thu tại Port Klang, phía Tây thủ đô Kuala Lumpur, ông Ahmad cho biết: "Nhóm này sử dụng tài liệu giả để nhập khẩu rác thải".
Các vụ thu giữ nói trên được thực hiện nhờ thông tin từ tổ chức Mạng lưới hành động Basel (BAN), có trụ sở tại Seattle (Mỹ), nhằm ngăn chặn việc đổ rác thải độc hại của các quốc gia công nghiệp hóa, giàu có.
Thống kê cho thấy hàng chục triệu tấn rác thải điện tử được sản xuất trên toàn cầu mỗi năm và nhiều thiết bị, đồ dùng bị loại bỏ có thể làm rò rỉ kim loại nặng, nhựa và các hóa chất độc hại khác. Nhiều quốc gia, trong đó có Malaysia, đã cấm nhập khẩu rác điện tử, mặc dù việc vận chuyển bất hợp pháp vẫn còn là một vấn đề.
Theo Liên hợp quốc (LHQ), trong năm 2022, thế giới đã thải ra 62 triệu tấn rác điện tử và chỉ gần 25% trong số này được tái chế. Nhiều quốc gia giàu có gửi rác thải điện tử ra nước ngoài, đặc biệt là tới các quốc gia nghèo hơn vì giá rẻ hơn và giúp đáp ứng các mục tiêu tái chế. Tuy nhiên, điều này làm tăng rủi ro về sức khỏe và môi trường ở những quốc gia nhập khẩu.
Malaysia đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ việc nhập khẩu rác thải điện tử bất hợp pháp trong những năm gần đây. Bà Mageswari Sangaralingam, thành viên nhóm môi trường Friends of the Earth, cảnh báo quốc gia Đông Nam Á này đang ngày càng trở thành "bãi rác thải nhựa và điện tử từ các nước giàu".
Biển Đỏ - thách thức an ninh của châu Âu Kể từ khi phiến quân Houthi ở Yemen bắt giữ một tàu chở hàng, eo biển Bab el-Mandeb từ chỗ là điểm trung chuyển chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải dầu mỏ, trở thành một nút thắt kinh tế. Nhiều tháng sau đó, khi mà hơn 50 cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi qua Biển Đỏ đã xảy...