Nhiều món ngon từ quả lặc lày
Quả lặc lày (hay còn gọi là mướp rừng, mướp Mường), người Mường ở Hòa Bình gọi nó là “nắc này” là thứ quả được đồng bào trồng nhiều ở vùng núi cao nơi có khí hậu trong lành.
Theo y học cổ truyền quả lặc lày có vị ngọt nhạt tính mát, sử dụng tốt cho những người nóng nhiệt, táo bón, ho viêm họng… Lặc lày cũng được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng phù hợp trong mùa hè nóng bức.
Quả lặc lày chế biến thành nhiều món ăn ngon, mát, bổ, hợp trong tiết trời mùa hè.
Quả lặc lày có hai loại, loại quả ngắn khoảng 10 cm và loại quả dài hơn. Thông thường, quả ngắn có vị ngọt bùi và mềm hơn quả dài. Có lẽ vì thế, đồng bào Mường thường xuyên sử dụng loại quả này để chế biến khá nhiều món ăn độc đáo theo nhiều phong cách ẩm thực khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và sự khéo léo của người chế biến.
Video đang HOT
Lặc lày hấp: Để tiện lợi, nhiều người vẫn luộc thay món rau ăn hàng ngày. Thế nhưng lặc lày hấp ngon hơn rất nhiều bởi nó giữ được vị ngọt đậm đà (do không bị tiết ra nước). Lặc lày rửa sạch, ráo nước rồi cho vào chõ đồ xôi hấp khoảng 10 phút, bắc bếp xuống và bày quả ra đĩa.
Khi hấp vừa chín tới, quả lặc lày còn nguyên độ giòn của vỏ kết hợp với vị ngọt mềm mát của phần ruột đem lại cho người ăn cảm giác thật ngon miệng. Sẽ ngon hơn khi chấm lặc lày với muối vừng. Vị ngọt, thơm mát của lặc lày quện với vị giòn, bùi bùi, béo ngậy của vừng lạc tạo thành một dư vị rất hấp dẫn. Món ăn này rất phổ biến với người Mường ở Hòa Bình.
Lặc lày nhồi thịt: Nếu muốn có một ăn cầu kỳ hơn, chúng ta có thể làm món lặc lày nhồi thịt. Quả lặc lày được rửa sạch, dùng dao cắt một đầu, moi ruột. Chuẩn bị phần nhân gồm thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, rau thơm thái nhỏ ướp gia vị vừa ăn. Dùng thìa hoặc đũa nhồi hết phần nhân vào quả lặc lày đã bỏ ruột. Dùng nồi hấp cách thủy cho lặc lày chín hoặc đồ lặc lày bằng chõ để giữ vị thơm ngon và lặc lày không bị mềm nhũn.
Quả lặc lày khi chuyển sang màu xanh thẫm, thơm lừng mùi nhân thịt với nấm hương tức là đã chín. Cắt quả lặc lày làm hai khúc rồi bày ra đĩa. Đưa miếng lặc lày nhồi thịt vào miệng, vị ngọt của lặc lày, vị béo của thịt, thơm của mộc nhĩ, nấm hương được hòa quyện với nhau tạo thành một món ăn vô cùng hấp dẫn, vừa dân dã, vừa sang trọng.
Lặc lày nấu tôm: Chọn loại tôm đồng, rửa sạch, để ráo nước, đảo qua cho se vàng rồi cho vào cối giã nát. Bắc một nồi nước, đổ tôm đã giã vào, đun sôi rồi thả lặc lày đã rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Đun tiếp khoảng 3 – 5 phút là được một nồi canh lặc lày nấu tôm ngon tuyệt.
Dân dã, dễ trồng, dễ chế biến, từ lâu, nhiều món ngon từ quả lặc lày đã trở nên quen thuộc trong bữa cơm gia đình và cũng là món đặc sản dùng để thết đãi khách tới chơi nhà của đồng bào Mường, Thái ở Hòa Bình. Đây cũng là loại cây giúp bà con nhiều xã thoát nghèo với nguồn thu nhập ổn định.
Lạ miệng với món ngon mướp rừng
Được giới thiệu là loại quả ngon, dễ chế biến và có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, tôi mang về 2 hạt mướp rừng từ ngoài Bắc, chỉ trồng thử trong rẫy. Không ngờ chúng lên nhanh tươi tốt, chỉ sau 3- 4 tháng đã bò xum xuê đầy giàn.
Mướp rừng xào thịt bò.
Nhận thấy một loại cây rừng phát triển khỏe mạnh không cần phân thuốc, nên mướp rừng được ưu tiên trong thực đơn hàng ngày cùng với một số loại rau tự trồng theo hướng hữu cơ. Điều quan trọng là chúng rất dễ chế biến và ăn rất ngon, lạ miệng.
Theo một số nghiên cứu khoa học, mướp rừng (hay còn gọi là quả lặc lày), chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, chất đạm, sắt, canxi,... Thường xuyên sử dụng thực phẩm này sẽ giúp xương chắc khỏe, làm sáng mắt, kích thích tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Trong số các loại rau rừng thì mướp rừng đứng đầu bảng về giá trị dinh dưỡng. Trong quả chứa vô số các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: vitamin B1, B2, C, protein, sắt, lipit, isoleucine, gluxit, canxi, lysine và các chất khác.
Cây mướp rừng tên khoa học là Cardiopteris quinqueloba Hassk. Loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như: cây lặc lày, mai rùa, mướp mường hay cây sâu răng. Ở nước ta, cây phân bố tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Đồng Nai hay Kon Tum. Ngoài ra, cây còn phát triển ở một số lãnh thổ khác như Trung Quốc, Lào hay Ấn Độ.
Mướp rừng được xếp vào nhóm các loại cây thân thảo dạng dây leo sống nhiều năm và có phân nhánh. Thân cây mềm, vỏ thân màu lục nhạt, nhẵn nhụi, chứa nhiều dịch nhầy tương tự như sữa. Cây có lá hình trái tim nguyên vẹn hoặc đôi khi chia làm 3- 5 thùy. Trong đó, thùy chính giữa lớn hơn. Quan sát bề mặt lá thấy có 5- 7 đường gân hình chân vịt.
Hoa mướp rừng thường ra vào tháng 9 đến tháng 11. Nhiều hoa mọc thành cụm ở các nách lá hay đầu ngọn, màu trắng, thuộc dạng lượng tính. Mỗi hoa có 4- 5 thùy xếp chồng lên nhau. Nhị dạng sợi ngắn, nằm xen kẽ giữa các cánh hoa. Sau mùa hoa, đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, cây bắt đầu kết trái. Tùy theo giống mướp rừng mà quả có hình dáng khác nhau. Dù là loại nào thì khi già, quả cũng chứa nhiều hạt bên trong. Chúng tôi trồng loại mướp rừng trái ngắn, ngon hơn nhiều loại trái dài ngoằn ngoèo nên còn được gọi là mướp rắn.
Khi giàn mướp rừng phát triển nhiều, chúng ta có thể hái đọt và lá non làm rau luộc hoặc xào kết hợp với một số loại thịt, tép ăn cũng ngon. Đặc biệt trái khi non chưa có hạt chúng ta gọt vỏ hoặc để nguyên vậy chế biến xào, nấu canh giống như trái mướp thường của mình hoặc luộc chấm với muối mè. Trái già có hạt bên trong thì móc bỏ ruột có thể chế biến dồn thịt giống như trái khổ qua. Dù chế biến cách nào, trái mướp rừng cũng cho vị ngọt, ngon hấp dẫn.
Một loại quả ngon phong phú thêm thực đơn rau củ hàng ngày, thêm nhiều lựa chọn, đặc biệt là tốt cho sức khỏe, dễ trồng và nhanh phát triển; thuận tiện cho mọi gia đình có thể ghim chúng ở mé ao, sau nhà để có thêm món ăn ngon hàng ngày.
Cơm lam của người Mường Cơm lam thường được bày trên mâm cơm của đồng bào cùng các món ăn như: thịt gà, thịt lợn rừng nướng, cá nướng, nhưng ngon nhất vẫn là chấm với muối vừng. Theo các cụ cao niên ở bản Mường kể lại, người dân Mường xa xưa thường phải đi rừng, đi nương từ sáng sớm để kiếm thức ăn, thậm chí...