Nhiều món ngon từ măng tre
Măng tươi có thể chế biến thành nhiều món ngon, nhưng mẹ tôi thích hầm măng với giò heo; bà ngoại lại muốn ăn măng xào thịt vịt xiêm, làm nhưn bánh xèo; các dì thì làm gỏi măng với tôm càng cho chồng nhậu.
Măng tươi mới thu hoạch ăn liền là ngon nhất, nhưng vẫn phải qua khâu sơ chế. Sau khi tách bỏ bẹ, lấy phần lõi non xắt to nhỏ tùy thích rồi ngâm xả nước lạnh vài lần và cuối cùng là cho vô nồi luộc trên bếp mà không đậy nắp. Khi luộc măng để nước sôi cho lâu nhằm bốc bớt chất độc (hydrogen cyanide). Có thể thay nước và luộc lại lần nữa cho măng mềm ngon và bớt đắng.
Măng tre có thể ăn tươi như vừa kể, nhưng cũng có thể chế biến thành măng chua hoặc khô. Có người ăn sành điệu còn xé nhỏ măng sau khi luộc để cuốn với rau, bún, thịt ba chỉ luộc, rồi chấm nước mắm ớt chanh đường. Măng khô đem chế biến món bún măng vịt, còn măng chua thì nấu với cá lăng cũng là những món ăn khoái khẩu. Tháng ăn chay, kho măng với đậu hủ cũng là món ăn hấp dẫn.
Video đang HOT
Theo y học cổ truyền, măng tre có vị ngọt, hơi đắng, tính mát bình. Măng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, chỉ khát, tiêu đờm, nhuận táo, chống co thắt. Măng tre có thể chữa được một số bệnh như sốt cao, ho, mụn nhọt… Còn theo tây y, tinh tre giúp chữa các bệnh ho, suyễn và làm cả thuốc kích dục.
Măng tre rất giàu chất xơ (6-8 gam/100 gam trọng lượng tươi), có tác dụng ổn định đường huyết, mỡ máu và giúp giảm cân, ngừa ung thư đại tràng và tuyến vú. Ngoài ra, măng còn chứa nhiều axit amin thiết yếu; các loại vitamin như A, B và E; và nhiều chất khoáng như canxi, sắt, đồng, kali…
Măng tre có chức năng như một món khai vị, kích thích sự thèm ăn. Tuy nhiên, người đang ở giai đoạn dưỡng bệnh thì không nên dùng măng tre vì có thể bị khó tiêu.
Đặc sản chả trứng mực Đất Mũi - Món ngon hiếu khách của người Cà Mau
Với những người con xa xứ, những vị khách phương xa lần đầu đến đất mũi; món chả trứng mực Cà Mau luôn để lại trong tâm trí những kỷ niệm khó quên, những nỗi thương nhớ ngậm ngùi.
Đúng vậy, thật hiếm có một món ngon nào độc đáo như chả trứng mực đất mũi Cà Mau. Độc đáo từ cách chọn nguyên liệu chế biến của người sáng tạo ra chúng và hương vị biển đậm trưng khác biệt chẳng giống ai. Tại sao là trứng mực mà không phải thịt mực, tại sao chỉ làm chả mà không phải nấu, nướng, v.v. Có lẽ chỉ có người dân Cà Mau mới có đáp án chính xác nhất.
Với ngư dân vùng biển, con cá con tôm con mực là miếng cơm manh áo của cả gia đình. Mỗi lần dong thuyền ra khơi là biết bao lo lắng, hi vọng. Hi vọng cá mực đầy khoang chuyến đi thành công. Nhưng một lần đi biển như vậy thường khá dài có khi cả tuần, cả nửa tháng nên họ mới nghĩ ra những cách bảo quản hải sản, chế biến nhanh để đảm bảo giá trị kinh tế. Và món chả trứng mực cũng ra đời từ đây. Mực có nhiều trứng nhất vào thời điểm từ tết cho đến tháng 5 âm lịch, con nào con nấy bụng căng phồng. Vì thế, ngư dân đi đánh bắt xa thường mang theo ít thịt và gan heo cùng trứng vịt để chế biến chả trứng mực ngay trong chuyến đi. Còn đánh bắt gần bờ thì dễ dàng hơn, họ chỉ việc tách buồng trứng mực ướp vào đá lạnh để cho các bà các mẹ chế biến đem ra chợ bán. Làm thế để giúp trứng tươi, không bị ươn hôi.
Trứng mực là một khối dẻo trong suốt bên trong bụng mực, nhiều người không thạo hay nhầm lẫn với hai nang sữa ở cuối bụng mực. Để lấy phần này, chỉ cần ngắt đầu mực rồi dùng tay rút bọc trứng ra. Trứng mực nhẹ cân nên muốn có 1 ký mực trứng, người ta phải làm thịt từ 10 đến 12 kg mực tươi. Bởi vậy, món chả trứng mực mới trở nên quý hiếm khó tìm, không phải có tiền là ăn được.
Cách chế biến chả trứng mực
Vì hiếm nên chả trứng mực đất mũi Cà Mau không chỉ được người dân nơi đây bày biện trong những bữa tiệc thịnh soạn đãi khách quý mà còn gói gém thành món quà đặc sản gửi người phương xa, biếu tặng. Họ sẽ lấy cả trứng mực và hai nang sữa tươi đã rửa sạch cho vào cối, quết đều tay đến khi thấy đầu chày có dính keo thì thôi. Trong lúc quết thêm chút gia vị tiêu, bột ngọt, muối cho vừa khẩu vị; hoặc hấp dẫn hơn sẽ cho thêm thịt, trứng vịt hay gan heo vào quết cùng. Trứng mực đã bùi mà có thêm những thứ này thì béo thơm phải biết. Sau đó, dùng bao giấy có thấm dầu ăn nắn hỗn hợp trên thành từng cục tròn, dùng lực bàn tay ép dẹp như chả cá hay làm. Chả làm xong có thể ăn ngay hoặc để dành bằng cách phơi nắng cho se mặt rồi cất vào tủ lạnh.
Thưởng thức chả trứng mực
Không hổ danh món ngon đất mũi, chả trứng mực thu hút thực khách ngay từ cái nhìn, cái hít đầu tiên. Miếng chả được chiên nóng màu vàng rộm cộng thêm mùi thơm đặc trưng thật khiến người khác chảy nước miếng. Cắn miếng thứ nhất thấy béo ngậy, cắn miếng thứ hai thấy thơm bùi, miếng thứ ba thứ tư thì hết cả chén cơm, chén bún. Thưởng thức món ngon này phải có nước mắm nhĩ ngon, chút rau sống the dịu và vài lát bánh tráng tức là ăn kiểu cuốn. Mọi thứ hòa quyện nhẹ nhàng nhưng vị nào ra vị ấy. Ngoài chiên, chả trứng mực nướng cũng rất thú vị. Món này hợp với những ai kiêng dầu mỡ. Hải sản nướng đã có mùi thơm khó cưỡng thì chả trứng mực nướng còn gì sánh bằng.
Chả trứng mực đất mũi Cà Mau là lạ mà ngon ngon, ai ai cũng phải tấm tắc khen ngon. Thế mới xứng danh món ngon ẩm thực Cà Mau.
Tối lười không muốn bày vẽ nhiều món, chỉ cần nấu nồi mì gà nóng hổi này thì cả nhà xì xụp khen ngon tới tấp! Trời lạnh mà lại đi làm về trễ, mệt mỏi thì nấu 1 nồi mì gà thôi là đủ chất lại ngon miệng rồi! Chuẩn bị nguyên liệu 1. Thịt ức gà 1 miếng 2. Cà chua 1 quả 3. Rau cải một ít4. Mì khô 100g 5. Gừng 1 mẩu 6. Gốc hành thái nhỏ một ít 7. Gia vị: Một ít...