Nhiều lựa chọn học nghề ngắn hạn
Hiện nay, một số trung tâm đào tạo nghề đã mở nhiều khóa dạy ngắn hạn với nhiều ngành, nghề khác nhau.
Những khóa đào tạo này hoàn toàn có thể giúp các học viên thỏa mãn nhu cầu học nghề chuyên sâu hoặc đơn giản là trải nghiệm, tự tìm cơ hội định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Giảng viên của cơ sở dạy nghề Bếp – Bar hướng dẫn kỹ thuật pha chế cho học viên.
Buổi học pha chế của các học viên ở cơ sở đào tạo nghề bếp – bar nghiêm túc nhưng cũng không kém phần sôi nổi. Ngoài những kiến thức cơ bản về nguyên liệu, công thức và kỹ thuật pha chế, giảng viên nhiệt tình trao đổi cùng học viên những nguyên tắc cơ bản khi xin việc và làm việc của một nhân viên pha chế. Sau khi nắm lý thuyết, các học viên lần lượt thực hành, quan sát và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Bạn Nguyễn Minh ương học lớp pha chế được hơn 1 tháng nay, cho biết: “Học nghề kết hợp lý thuyết và thực hành nên cứ sau mỗi buổi học, học viên lại biết thêm món mới. Thời gian học chưa lâu nhưng tôi đã biết cách pha chế hàng chục món thức uống từ các nguyên liệu chính như: cà phê, trà, trái cây, bia, rượu và nước trái cây”.
Minh ương còn phấn khởi cho hay, nhu cầu tuyển dụng lao động pha chế rất nhiều nên học viên học nghề pha chế, có kỹ năng nghề và thái độ phục vụ tốt sẽ không sợ không có việc làm. Với những kiến thức học được, bạn đã chính thức đi làm khoảng nửa tháng nay với mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng.
Theo chị Nguyễn Lê Vân Tuyết, Chủ cơ sở dạy nghề Bếp – Bar, cơ sở có thiết kế các khóa học nghề riêng lẻ hoặc kết hợp như: pha chế kết hợp bánh Âu (8 triệu đồng/khóa); nấu ăn kết hợp pha chế (9 triệu đồng/khóa); làm bánh dân gian (10 triệu đồng/khóa); pha chế tổng hợp nâng cao (9 triệu đồng/khóa); bếp trưởng (9 triệu đồng/khóa);…
Video đang HOT
Tùy theo độ nhạy bén, khả năng tiếp thu mà thời gian học của mỗi học viên có khác nhau. ể tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn học viên trong việc thi lấy chứng chỉ nghề, cơ sở có tổ chức thi tốt nghiệp khóa học 2-3 tháng/lần. Tất cả các học viên đều có thể đăng ký thi nếu tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, thực tế, có khá nhiều học viên đã có thể xin việc làm, kiếm thu nhập tốt khi học chưa hết một nửa khóa học như Minh ương hoặc tự kinh doanh nhỏ như bạn Trương oàn Bảo Long, là học viên khóa đào tạo nghề pha chế kết hợp bánh Âu.
Bảo Long tiết lộ, trước đây bạn học Cao đẳng ngành Chăn nuôi thú y nhưng sau khi tốt nghiệp thì phát hiện bản thân yêu thích và muốn thử sức với nghề pha chế. Không những vậy, bà xã của Bảo Long cũng cùng tham gia học nghề và hiện vợ chồng Bảo Long đang thử sức kinh doanh thức uống qua mạng.
Bảo Long cho biết: “Nếu tính sơ, chỉ trong hơn 1 tháng học nghề, tôi đã biết cách pha chế 50 món thức uống, có thể tự tin đi xin việc ở quán giải khát bình dân hoặc tự mở quầy giải khát mang đi”. Bảo Long dự định, học thêm 2 tháng nữa sẽ thi lấy chứng chỉ nghề và triển khai kế hoạch mở quán giải khát, tự kinh doanh.
Không chỉ nhận học viên đào tạo nghề chuyên nghiệp, chị Vân Tuyết cho biết, cơ sở sẵn sàng nhận các nhóm học viên (từ 8-10 bạn) đến quan sát, trải nghiệm 1-2 buổi học nghề hoặc thử sức học nghề ngắn hạn trong khoáng 1 tháng với mức học phí thỏa thuận phù hợp. Nhờ vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ, nhất là các em học sinh có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu nghề mà mình thích, nhằm định hướng nghề nghiệp phù hợp cho tương lai.
Bên cạnh mảng nghề bếp, bánh và pha chế của cơ sở Bếp – Bar, Trung tâm dạy nghề Nhã Thành có thể đáp ứng nhu cầu học nghề thuộc các lĩnh vực nghề công nghệ thông tin và quay phim quảng cáo cơ bản trên Youtube.
Ông Nguyễn Thành Quý, Phó Giám đốc Trung tâm dạy nghề Nhã Thành, cho biết: “Các lớp đào tạo nghề ngắn hạn nhất là 4 tuần, có thể đào tạo các kỹ năng nghề như: xử lý ảnh bằng phần mềm Photoshop hay phần mềm Coreldraw, vi tính văn phòng, làm quen với Youtube gồm quay và dựng phim cơ bản với hỗ trợ của phần mềm Adobe Premiere và các chính sách của Youtube”.
Tùy theo nhu cầu của học viên, Trung tâm có thể đào tạo theo từng module nghề với mức học phí từ 250.000 đồng-500.000 đồng/module, hoặc cả khóa dao động từ 5-10 triệu đồng tùy nghề. Trung tâm mở khóa mới khi có từ 5-10 học viên đăng ký. Bên cạnh đào tạo nghề, Trung tâm có tổ chức những buổi chia sẻ về các kỹ năng mềm liên quan lĩnh vực công nghệ thông tin miễn phí như: làm việc trên không gian mạng, sử dụng Youtube, kiểm soát thông tin trên mạng xã hội.
Ngoài ra, Trung tâm cũng đã tạo lập kênh dạy nghề pha chế miễn phí trên Youtube, thường xuyên đăng tải món mới được khoảng 1 năm nay, tạo điều kiện cho các bạn trẻ muốn tìm hiểu và tập tành pha chế.
Phong phú về lĩnh vực nghề, chương trình đào tạo linh hoạt theo nhu cầu học viên, các bạn trẻ có thể dễ dàng nghiên cứu, chọn học nghề thích hợp ở các cơ sở và trung tâm dạy nghề. Thông qua các lớp đào tạo nghề này, các bạn trẻ còn có cơ hội thuận lợi để tìm hiểu kỹ hơn về lĩnh vực nghề mình muốn thử sức. Qua đó, đánh giá đúng năng lực, sở trường bản thân, xác định nghề nghiệp phù hợp để gắn bó và phát triển trong tương lai.
Đào tạo gắn với sản xuất
Xác định được địa bàn tuyển sinh và làm tốt việc hợp tác với các trường THCS, THPT, đặc biệt là phụ huynh học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp THCS và THPT đã giúp công tác tuyển sinh của Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức những năm qua có nhiều khởi sắc.
: Sinh viên nhà trường được thực hành trên máy móc, thiết bị hiện đại nhất hiện nay
Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức là trường công lập thuộc Bộ Công Thương. Trường được thành lập từ năm 1973, là kết quả của tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và CHDC Đức. Năm 1983 chương trình hợp tác kết thúc. Năm 1996 trường tiếp tục được tổ chức GTZ của CHLB Đức lựa chọn và đầu tư trở lại thông qua dự án "Chương trình đào tạo nghề Việt Nam BBPV".
Từ năm 2006 đến 2010 trường tiếp tục được phía Đức lựa chọn đầu tư thông qua Dự án "Hỗ trợ Kỹ thuật dạy nghề Việt Nam" do tổ chức GTZ tài trợ và Dự án "Chương trình đào tạo nghề Việt Nam" do tổ chức KFW tài trợ về bồi dưỡng đội ngũ và đầu tư cơ sở vật chất.
Hiện nhà trường đang đào tạo 3 cấp trình độ (CĐ, TC, SC) với 24 ngành nghề. Các nghề có bề dày truyền thống: Cắt gọt kim loại; nhóm nghề điện, điện tử; công nghệ ô tô và một số nghề ngắn hạn đáp ứng nhu cầu xã hội như đào tạo lái xe ô tô, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo giảng dạy các trình độ.
Trong bối cảnh từ năm 2012 trở lại đây, hoạt động đào tạo nghề của trường chủ yếu cho học sinh sống và làm việc tại địa bàn Thái Nguyên nên công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do trên địa bàn có nhiều cơ sở đào tạo, các cơ sở có ngành nghề giống nhau, các doanh nghiệp trên địa bàn tuyển dụng lao động không qua đào tạo... dẫn đến tình trạng trên và đó cũng là khó khăn của hầu hết các cơ sở GDNN.
Từ năm 2017 đến nay, do nhà trường xác định được địa bàn tuyển sinh và làm tốt việc hợp tác với các trường THCS, THPT, đặc biệt là phụ huynh học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp THCS và THPT công tác tuyển sinh của nhà trường đã có nhiều khởi sắc. Số lượng người học đăng ký hàng năm tăng lên, số lượng đăng ký học trình độ CĐ cũng tăng.
Thầy Nguyễn Đức Sinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngoài việc làm tốt công tác tuyển sinh, việc đầu tư trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm chăm lo tới người học thì việc giải quyết việc làm cho người học cũng được quan tâm. Với ảnh hưởng mô hình công nghệ dạy học của CHLB Đức là đào tạo phải gắn với sản xuất nên việc dạy học gắn với tổ chức sản xuất được triển khai như một nét riêng biệt mà không cơ sở GDNN nào cũng triển khai thực hiện được. Từ quan điểm đó nên mỗi bài tập thực hành phải trở thành hàng hoá được tiêu thụ đáp ứng nhu cầu xã hội.
"Việc gắn kết với doanh nghiệp được triển khai ngay từ những khoá học đầu tiên khi mới thành lập. Quan điểm người học nghề phải được trải nghiệm, thực tập tại doanh nghiệp được tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường ủng hộ và nhìn nhận là thành công trong phương thức tổ chức đào tạo nghề", thầy Sinh cho biết.
Để duy trì mô hình để HSSV làm quen với phương thức tổ chức sản xuất, đến nay nhà trường có quan hệ ổn định với trên 20 doanh nghiệp để đưa HSSV thực tập trải nghiệm, thực tập nghề nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội.
"Hoạt động hợp tác với doanh nghiệp là tất yếu, là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng chương trình đào tạo đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Kết nối với doanh nghiệp cung cấp sản phẩm nhân lực có chất lượng cho doanh nghiệp", thầy Sinh chia sẻ.
Theo thống kê của nhà trường, tỷ lệ HSSV có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt gần 100%. HSSV nghề cắt gọt kim loại có chứng chỉ tiện CNC và phay CNC nâng cao hoặc nghề công nghệ ô tô có thu nhập khá cao, từ 8 triệu đến 12 triệu đồng/tháng (khảo sát của tổ chức GIZ đang thực hiện với nhà trường).
Hiện nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo trong các khu công nghiệp tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội... tiếp tục tăng mạnh, là cơ hội cho HSSV tìm kiếm được việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước.
Học nghề 9+: Lối mở vào đời - Bài 3: Hướng nghiệp sát với nhu cầu xã hội Làm sao để hút HS đến với các trường nghề, để mô hình 9 cộng hấp dẫn các em? Câu hỏi này đòi hỏi nỗ lực của không chỉ các tổ chức đoàn hội, nhà trường làm công tác tư vấn hướng nghiệp mà còn phụ thuộc vào sự chủ động của chính nhà trường và cơ chế hành lang pháp lý tạo...