Nhiều học sinh Trường THPT Tiên Yên vẫn không chịu trở lại lớp
Sau một ngày tích cực vận động, ngày 28/3, số học sinh của Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đi học là 329 em (tổng số học sinh của trường là 569 em). Tuy nhiên, ngày 29/3, chỉ có 244 học sinh đi học.
Trường THPT Tiên Yên trở nên vắng lặng trong ngày thứ Hai đầu tuần. Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN
Như vậy, từ ngày 25/3 đến nay, tình trạng học sinh Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên đồng loạt bỏ học kéo dài để phản ứng việc chuyển địa điểm sang Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi (một trường tư thục, do doanh nghiệp đầu tư xây dựng, quản lý) đang trở thành tâm điểm của dư luận, tạo những lo lắng về an ninh trật tự trên địa bàn.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh Nguyễn Văn Tuế thường xuyên có mặt tại Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên cho biết: Những ngày qua, các thầy cô giáo với tâm huyết cao đang nỗ lực vận động, thuyết phục học sinh và phụ huynh học sinh đưa con em trở lại học tập. Toàn bộ cán bộ, giáo viên đều nhận thức đầy đủ nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu hiện nay là đưa các em trở lại trường học tập bởi năm học sắp kết thúc và Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đang đến gần.
Ông Nguyễn Văn Tuế phân tích, việc các em nghỉ học sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập của các em. Ông Tuế mong và khuyên các em trở lại học tập để đảm bảo quyền lợi. Còn việc triển khai chính sách mới, cơ quan chức năng và các bậc phụ huynh tìm cách tháo gỡ vướng mắc. Cái khó trong công tác vận động các gia đình đưa con em trở lại trường học là nhiều gia đình cực đoan không tiếp xúc với các thầy giáo, cô giáo và cán bộ địa phương; cương quyết phản đối chủ trương chuyển địa điểm của tỉnh.
Phó Bí thư Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên Hoàng Mạnh Hưng cho hay: Dù công tác vận động người dân đưa con em trở lại học tập tại còn nhiều khó khăn, nhưng chính quyền, đoàn thể của địa phương vẫn kiên trì nắm sát địa bàn, đến tận từng gia đình để vận động, thuyết phục.
Bà Ngô Thu Hương, Phó Ban đại diện phụ huynh học sinh Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên có con đang là học sinh lớp 12 của trường chia sẻ: Mấy ngày nay, bà đã động viên con đi học trở lại, những việc khác là việc của người lớn. Tuy nhiên, con bà cho biết, cả lớp đều thống nhất đồng loạt nghỉ học nên cháu không thể học một mình. Mấy ngày nay, một số học sinh vẫn rời nhà từ 6 giờ 30 nhưng lại không đến trường, đến lớp khiến các bậc phụ huynh có thêm nỗi lo.
Theo bà Hương, hầu hết học sinh và phụ huynh học sinh đều không đồng tình với Quyết định 896 của UBND tỉnh. Ý kiến đóng góp của tập thể phụ huynh học sinh nhà trường đã được gửi lên Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, song họ chưa nhận được hồi âm từ các cơ quan này.
Bà Hương đặt vấn đề: Nếu cơ sở giáo dục mới khang trang hơn, tốt hơn, chắc chắn người dân và các em học sinh sẽ chuyển đến học tập ngay. Vậy tại sao, hầu hết phụ huynh không đồng tình với chủ trương chuyển trường của chính quyền địa phương ? Người dân Tiên Yên mong mỏi chính quyền địa phương, ngành Giáo dục xem xét, cân nhắc lại việc triển khai chủ trương mới này. Chỉ cần chính quyền địa phương rút lại quyết định chuyển trường, tất cả học sinh sẽ trở lại lớp học.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 26/3, UBND tỉnh Quảng Ninh đồng ý việc lùi thời hạn chuyển Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên sang Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi đến hết năm học 2018 – 2019. Học sinh vẫn học tập tại trường cũ đến hết năm học nhưng toàn bộ Ban Giám hiệu và cán bộ, thầy cô giáo phải chuyển sang công tác tại trụ sở mới ngay trong tháng 4.
Động thái này vẫn chưa thuyết phục được học sinh và phụ huynh học sinh. Đã 5 ngày trôi qua, diễn biến vụ việc chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Các thầy, cô giáo vẫn miệt mài vận động học sinh trở lại trường lớp. Song đại đa số học sinh, phụ huynh học sinh vẫn nhất quyết không đồng thuận với chủ trương của UBND tỉnh. Họ nhất mực yêu cầu chính quyền địa phương rút lại quyết định đã ban hành.
Như đã đưa tin, ngày 8/3, UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định 896 phê duyệt phương án thuê tài sản phục vụ công tác dạy và học của Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên. Lý do thuê là cơ sở vật chất của Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên đã xuống cấp (có dãy nhà được xây dựng từ năm 1970), không đảm bảo an toàn cho công tác giảng dạy và học tập. Theo kế hoạch ban đầu dự kiến, từ ngày 1/4 sẽ chuyển toàn bộ Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên chuyển sang Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi. Khi đó, Trường Trung học Phổ thông Tiên Yên sẽ học buổi sáng, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi sẽ học buổi chiều.
Học sinh và các bậc phụ huynh không đồng thuận vì nhiều lý do như việc chuyển trường sẽ ảnh hưởng đến tâm tư và kết quả học tập của học sinh khi Kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia đang đến gần; vị trí trường mới gần đường quốc lộ gây ra áp lực giao thông, môi trường giáo dục giữa hai trường có sự khác biệt, hay họ lo lắng chủ trương sáp nhập trường công lập và tư thục trong tương lai…
Ngoài việc môi trường và chất lượng giáo dục, dư luận cũng quan tâm đến bản hợp đồng thuê cơ sở hạ tầng của ngành Giáo dục với doanh nghiệp sở hữu Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, bởi bài toán kinh tế thuê trường “bán thời gian” (nửa ngày) quá có lợi cho chủ đầu tư. Trong khi đó, nếu bản hợp đồng không chặt chẽ, sau này học sinh, phụ huynh học sinh và thậm chí là ngân sách nhà nước rất có thể bị chịu “phí chồng phí” bởi các dịch vụ phụ trợ giáo dục phát sinh do chủ đầu tư đưa ra.
Văn Đức
Theo TTXVN
Đắk Lắk: Đông Du - ngôi trường tư thục "phố núi" có học sinh đạt giải HSG quốc gia
Dù là một ngôi trường tư thục mới được thành lập 6 năm nhưng với sự đầu tư nghiêm túc cho chất lượng giáo dục, trường THCS & THPT Đông Du (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã gặt hái được rất nhiều thành tích cao. Trong đó, 3 giải HSG quốc gia là phần thưởng cho những cố gắng không ngừng của nhà trường trong sự nghiệp giáo dục.
Kỳ thi HSG quốc gia năm 2019, tỉnh Đắk Lắk có 3 ngôi trường có học sinh đoạt giải. Trong đó, nổi bật là thành tích đáng khen ngợi của trường THCS & THPT Đông Du với 3 giải HSG quốc gia - đây là ngôi trường tư thục đầu tiên, duy nhất của tỉnh có giải quốc gia.
Thầy - trò chung sức, cố gắng không ngừng
Trường THCS & THPT Đông Du được thành lập năm 2013, tuy chỉ mới 6 năm hoạt động giáo dục nhưng đến nay trường đã khẳng định được chất lượng giáo dục thông qua hàng loạt thành tích cao từ các giải HSG tỉnh, khu vực và nay là giải quốc gia.
Thầy Chung, thầy Quang cùng 3 học sinh đạt giải HSG quốc gia
Năm 2019 là năm đầu tiên nhà trường tham gia kỳ thi HSG quốc gia, trong số 4 học sinh dự thi có 3 học sinh đoạt giải: 2 giải Ba, 1 giải Khuyến khích. Cụ thể, em Nguyễn Thị Lệ (lớp 12A1) đat giải Ba môn Hóa học; em Ngô Thị Hương (lớp 12A1) đạt giải Ba môn Vật lý và em Dương Ngọc Hoàn (lớp 11A1) giải Khuyến khích môn Vật lý.
Thầy Đỗ Thành Chung (Tổ trưởng tổ Hóa - Sinh) và thầy Trần Ngọc Quang (Tổ trưởng tổ Vật lý) của trường là giáo viên trực tiếp ôn thi, bồi dưỡng cho 3 em học sinh.
"Cả 3 học sinh đoạt giải quốc gia đều có sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn trong học tập. Các em rất cần cù, chịu khó, không ngừng tìm tòi và nâng cao kiến thức để tham dự các kỳ thi lớn" - thầy Chung cho hay.
Em Nguyễn Thị Lệ (thứ 2 bên phải sang) luôn đạt giải cao nhất trong các kỳ thi của tỉnh và khu vực
Tại trường THCS & THPT Đông Du, em Nguyễn Thị Lệ - Giải Ba môn Hóa HSG quốc gia, là học sinh nổi bật vì ở các cuộc thi HSG của tỉnh, các kỳ thi Olympic truyền thống tỉnh và khu vực luôn đạt giải Nhất với điểm số luôn dẫn đầu. "Với giải thưởng này em mong muốn mình sẽ được theo học ở trường ĐH Y Dược TP.Hồ Chí Minh để có thể trở thành một dược sỹ tương lai " - em Lệ tâm sự.
Em Ngô Thị Hương - Giải Ba môn Vật lý HSG quốc gia, chia sẻ bí quyết học tập của em là luôn cố gắng tích lũy kiến thức, rèn luyện tư duy, mạnh dạn thử sức những bài tập khó em và tham khảo các tài liệu trên internet để có nguồn kiến thức đa dạng.
Với việc đạt giải HSG quốc gia em Hương cho biết sẽ chọn học trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh hoặc trường ĐH FPT để thực hiện mơ ước trở thành nữ lập trình viên CNTT.
Em Hương luôn nỗ lực hết mình trong học tập để trở thành nữ lập trình viên CNTT trong tương lai
Riêng em Dương Ngọc Hoàn giải Khuyến Khích năm nay giúp em được đặc cách vào đội tuyển của tỉnh dự thi kì thi HSG quốc gia năm 2020.
" Em sẽ tiếp tục ôn luyện để đạt được kết quả cao hơn năm nay, mục tiêu của em là giải Nhì quốc gia để có cơ hội được tuyển thẳng vào trường ĐH Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh" - Hoàn nói.
Đầu tư đúng hướng trong công tác bồi dưỡng HSG
Từ khi thành lập trường đến nay, mỗi năm trường THCS & THPT Đông Du đều dành ra trên 100 suất học bổng toàn phần cho học sinh đạt giải cao kỳ thi HSG tỉnh (trong đó có 3 em đạt giải quốc gia năm nay) nhằm khuyến khích các em vững bước trên con đường học tập.
Thầy Lê Ngọc Sơn - Hiệu trưởng trường THCS & THPT Đông Du, cho biết: " Sau nhiều năm đầu tư vào công tác bồi dưỡng và gặt hái được nhiều thành tích ở cấp tỉnh và khu vực, đây là năm đầu tiên nhà trường có học sinh đạt giải quốc gia. Kết quả của kỳ thi HSG quốc gia năm nay của nhà trường đã tạo được tiếng vang trong ngành giáo dục tỉnh nhà về công tác bồi dưỡng HSG. Thành tích này, cũng sẽ là một động lực rất lớn đối với thầy, trò nhà trường trong công tác bồi dưỡng HSG trong những năm kế cận " - thầy Sơn cho hay.
Đánh giá những thành tích của nhà trường, ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết: "Trường tư thục THCS & THPT Đông Du trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, ngoài nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện còn rất quan tâm đến giáo dục mũi nhọn, phát hiện các học sinh năng khiếu ở bậc THCS tổ chức bồi dưỡng tạo nguồn khi các em lên THPT. Chính vì sự đầu tư đúng hướng, hiệu quả trường đã gặt hái được kết quả rất tốt: 3 năm liền có học sinh đỗ tốt nghiệp 100%, luôn đạt top 5 trường có điểm thi đại học cao nhất của tỉnh, Sở đánh giá rất cao những thành tích của nhà trường".
Theo Dân trí
Trẻ dưới 18 tháng tuổi ít được tiếp cận các trường mầm non Hiện nay, các trường mầm non (MN), đặc biệt là các trường MN ngoài công lập phát triển nhanh, góp phần giải quyết nhu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, hầu hết các trường mới chỉ đáp ứng nhu cầu gửi trẻ trên 18 tháng tuổi, mà chưa chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo...