‘Nhiều học sinh tìm đến cái chết chỉ vì lý do nhỏ’
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, trong trường học nhiều học sinh tự tử vì lý do không đáng có. Trường Marie Curie TP HCM từng đưa học sinh vào bệnh viện vì tâm thần hoang tưởng.
Trong hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội do Bộ GD&ĐT tổ chức, đại diện của nhiều trường đã nói lên thực tế diễn ra trong trường học.
Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, gần đây diễn ra hàng loạt các hiện tượng như nữ sinh tại Mê Linh, Hà Nội làm mất 500.000 đồng tiền quỹ lớp rồi tự tử; một học sinh khác bị bạn bè ghép ảnh chế giễu tại Thạnh Thất, Hà Nội cũng tìm đến cái chết.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì hội thảo. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Hà Nội, những sự việc này nếu được can thiệp đúng lúc, kịp thời đã không xảy ra. Tại nhiều trường, cán bộ Đoàn là những người tư vấn tâm lý cho học sinh nhưng thực tế việc thực hiện còn chưa rõ nét, chuyên nghiệp. Một số trường học khi mở phòng tâm lý học đường đã có nhiều học sinh cần tư vấn như bị quấy rối tình dục suốt thời gian dài.
Trường Marie Curie TP HCM đã sử dụng cách thức tư vấn tâm lý cho học sinh qua Internet. Bên cạnh việc tư vấn qua email, nhà trường mở trang Marie Curie Confession trên Facebook. Đây là kênh liên lạc thông tin hiệu quả đối với học sinh gặp khó khăn về tâm lý.
Cũng theo đại diện trường này, trong năm 2014 có 3 học sinh bị tâm thần hoang tưởng, trong đó có em luôn mơ tìm cách giết bạn. Nhà trường đã chuyển học sinh đến bệnh viện để được giúp đỡ, hiện tại các em đã tốt nghiệp THPT. Trong năm học 2015 có học sinh bỏ học 20 ngày, sau khi được tư vấn tâm lý, các em đã đi học trở lại. Quan điểm của trường Marie Curie TP HCM, tư vấn tâm lý để nhằm hỗ trợ tâm lý học sinh, không phải moi móc đời sống tâm lý cá nhân.
Ông Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội nêu lại hàng loạt sự việc “ nóng” gần đây khi trẻ mầm non liên tiếp bị bạo hành. Theo ông, nguyên nhân được đánh giá là do giáo viên thiếu hiểu biết, kỹ năng sư phạm yếu và sai lệch về đạo đức. Trong khi đó, trường học phải là nơi tập chung thực hiện áp dụng các biện pháp tâm lý giáo dục không chỉ cho học sinh mà còn cả giáo viên.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hải Phòng, trường THPT Thăng Long đã ra mắt cuốn sách Dạy con nên người dành tặng phụ huynh, học sinh. Trường THPT Nguyễn Trãi đã kết hợp mời giáo viên đến họp khu dân cư để cùng trao đổi thông tin.
Video đang HOT
Các trường học cần có phòng tư vấn tâm lý
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây do Bộ GD&ĐT tiến hành, đa phần học sinh có nhu cầu tư vấn tâm lý. Tuy nhiên, nhiều học sinh khi gặp các vấn đề tâm lý thường không biết cách giải quyết, trong khi đó các em có tâm lý e ngại, không chủ động trong việc tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ. Do đó việc tư vấn tâm lý rất nhạy cảm và quan trọng hơn là thu hút được học sinh tìm đến.
Ông Ngũ Duy Anh, vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết kết quả khảo sát các trường THCS, THPT tại Hà Nội, TP HCM, Hải Dương, Khánh Hòa… do Bộ GD&ĐT thực hiện cho thấy có đến trên 90% học sinh gặp khó khăn, vướng mắc về tâm lý và các em đều có nhu cầu được tư vấn.
Tuy nhiên, việc triển khai phòng tâm lý trong trường học còn nhiều hạn chế như: Nhiều trường chưa có giáo viên tư vấn chuyên trách, chủ yếu là giáo viên kiêm nhiệm; đa số góc tư vấn ghép chung với phòng y tế hoặc phòng Đoàn-Đội; giáo viên tâm lý chủ yếu phải làm việc ngoài giờ hành chính… Bên cạnh đó, phòng tư vấn còn gặp phải rào cản lớn về tâm lý, nhiều phụ huynh và học sinh vẫn nghĩ đó là phòng dành cho những người có vấn đề về mặt tâm thần…
Vì vậy, hội thảo đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và các giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ chú trọng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên cho các nhà trường.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT: Học sinh nói tục, chửi thề không còn cá biệt
Bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia xay xỉn, đua xe, thói quen vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông... là những biểu hiện đáng lo ngại của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
Theo ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT, học sinh nói tục, chửi thề, thiếu tôn trọng thầy cô không phải cá biệt trong trường học.
Ngoài ra, một số vấn nạn học đường đáng lo ngại hiện nay như học sinh quan hệ tình dục sớm, kết bạn trên mạng rồi hình thành các băng nhóm ở tuổi vị thành niên, bỏ nhà đi bụi, trộm cắp, uống rượu bia xay xỉn, đua xe, thói quen vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông...
Một số học sinh dễ bị sa ngã vào các tệ nạn như lô đề, cờ bạc, bia rượu, ma túy, mại dâm, sống buông thả...
Hội thảo xây dựng mô hình tư vấn tâm lý diễn ra tại trường Chuyên Hà Nội Amsterdam. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, nếu không được tư vấn, định hướng, giải toả kịp thời các vấn đề tâm lý, các em rất dễ chán học, bỏ học, nặng hơn bị trầm cảm, bạo lực học đường, tự tử...
Sở GD&ĐT TP HCM kiến nghị Bộ GD&ĐT sớm nghiên cứu để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách cho giáo viên tư vấn, cũng như hướng dẫn hoạt động tư vấn cho trường học trong các cấp học: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và đại học.
Khi các vấn đề tâm lý nảy sinh, các bạn trẻ không dễ tự vượt qua, cần có sự quản lý của nhà trường, thầy cô và trợ giúp của chuyên gia.
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, phần lớn học sinh có đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, biết yêu thương ông bà cha mẹ, có ý chí vươn lên. Tuy nhiên, một bộ phận các em vẫn chưa ý thức rèn luyện bản thân, có hành động bạo lực.
Bà Nghĩa cho biết, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng đã có chỉ thị về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Ngành giáo dục cũng có nhiều giải pháp, trong đó có xây dựng trường học thân thiện, tạo môi trường lành mạnh cho học sinh.
"Nguyên nhân có nhiều, trong đó có tác động của mặt trái cơ chế thị trường, lứa tuổi học sinh chưa trưởng thành nên bị những tác động xấu từ môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành động, nhân cách. Nếu không có những giải pháp, mô hình tư vấn tâm lý phù hợp trong trường học thì rất dễ dẫn đến việc các em hư hỏng, xảy ra bạo lực học đường, thậm chí phạm tội", bà Nghĩa nói.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa. Ảnh: Quyên Quyên.
Bộ GD&ĐT cho rằng, công tác tư vấn tâm lý ở nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện, giúp học sinh sống lành mạnh.
Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đưa công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông thành một trong những nội dung của phong trào thi đau "Xây dựng trường học - Học sinh tích cực" giai đoạn 2008-2013.
Theo báo cáo của ông Ngũ Duy Anh, một trong những hình thức hoạt động trong tư vấn tâm lý là ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin để liên lạc, trao đổi với học sinh.
Một số trường khuyến khích các em có Facebook riêng để tiện liên lạc khi có những việc cần thiết phải tư vấn tâm lý, sức khỏe về tình bạn, tình yêu hoặc những khúc mắc thầm kín, riêng tư, khó nói.
Trường Marie Curie TP HCM đã sử dụng cách thức này để tư vấn tâm lý cho học sinh. Bên cạnh việc tư vấn qua email, nhà trường mở trang Marie Curie Confession trên Facebook. Đây là kênh liên lạc thông tin hiệu quả đối với học sinh gặp khó khăn về tâm lý.
Thời gian qua, Bộ GD&ĐT cũng tăng cường điều tra, khảo sát tại một số trường ở địa phương, tổ chức những hội thảo nhằm tìm ra cách làm sáng tạo, hiệu quả của công tác tư vấn tâm lý, làm cơ sở để nhân rộng trên toàn quốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Dục Quang - Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, sự cá biệt về đạo đức học sinh một phần xuất phát từ thái độ, trách nhiệm và cách giáo dục của giáo viên.
Trên thực tế, một số thầy cô chưa quan tâm sát sao, chưa theo dõi từng biến chuyển tâm lý học sinh.
Có người không thực sự yêu thương học sinh, coi các em chỉ đơn thuần là người học. Sự thiếu quan tâm, thậm chí vô cảm với học sinh, làm các em mất niềm tin hoặc có tâm lý tự ti, mặc cảm với nhà trường, dẫn đến việc các em dễ trượt dài trong hư hỏng.
Một số em vốn không cá biệt, chỉ ương ngạnh, nhưng vì giáo viên ác cảm, hay quát nạt hoặc trách phạt, khiến các em phản ứng tiêu cực.
Theo Zing
Khi học trò đánh cô giáo Sự việc diễn ra đã một tuần nay nhưng vẫn gây xôn xao dư luận. Đó là vào buổi chiều 21/9, trong tiết học thêm môn văn ở lớp 12A14 trường TQK, TP HCM. Khi thấy học sinh T. không làm bài tập, cô X. - giáo viên môn văn đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp 12A14 - đã hỏi: "Tại...