Nhiều học sinh Hà Tĩnh chưa được học tiếng Anh vì… thiếu giáo viên
Hương Khê ( Hà Tĩnh) có 21 trường tiểu học nhưng chỉ tuyển được 14 giáo viên, khiến 2.300 học sinh lớp 3 chưa được học tiếng Anh.
Các trường tiểu học tại huyện Hương Khê đều thiếu GV tiếng Anh.
Theo quy định, mỗi giáo viên tiếng Anh ở huyện Hương Khê phải dạy 23 tiết/tuần, các lớp 3 – 5 phải đáp ứng đủ một tuần 4 tiết. Tuy nhiên, nhiều thầy cô đang phải dạy tăng tiết, bởi 21 trường chỉ có 14 giáo viên.
Thầy Dương Bá Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hương Trạch (Hương Khê) cho biết: Trường có 25 lớp với 798 học sinh. Trong đó, 128 học sinh của khối 3 chưa thể học môn Tiếng Anh vì thiếu giáo viên. “3 năm nay, trường không có biên chế giáo viên môn Tiếng Anh. Giáo viên bộ môn này tăng cường từ trường khác về nên số tiết học ít, chỉ ưu tiên cho lớp 4 và 5″, thầy Phương nói.
Ông Trần Đình Hùng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hương Khê cho hay: Sở Nội vụ Hà Tĩnh giao huyện Hương Khê tuyển 34 giáo viên tiếng Anh biên chế, do còn nhiều vướng mắc nên chưa thể tuyển đủ. Việc này khiến học sinh thiệt thòi, phụ huynh không đồng tình.
Toàn huyện Hương Khê hiện có 2.300 học sinh khối lớp 3 chưa được học tiếng Anh. UBND huyện đã có các văn bản đề xuất Sở Nội vụ tuyển dụng, nhưng lại được yêu cầu rà soát, điều chỉnh giữa các cấp học do huyện thừa 65 giáo viên THCS. Thực tế, số lượng giáo viên thừa không dạy môn Tiếng Anh.
Cũng theo ông Hùng, trong thời gian chờ biên chế, huyện sẽ đề xuất Sở GD&ĐT, Sở Nội vụ và UBND tỉnh tuyển thêm giáo viên hợp đồng tại các trường.
Video đang HOT
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các trường mầm non, phổ thông Hà Tĩnh giai đoạn 2017 – 2025 xác định mục tiêu 100% học sinh lớp 3 – 9 được học Tiếng Anh hệ 10 năm. Nhiều địa phương dạy tiếng Anh từ lớp 3 theo hệ 10 năm nhưng huyện Hương Khê do thiếu giáo viên, học sinh phải học hệ 7 năm.
Năm học mới, Nghi Xuân vẫn khó tìm giáo viên tiểu học để ký hợp đồng
Năm học 2020 - 2021, các trường tiểu học ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được ký hợp đồng với 52 giáo viên dạy văn hóa nhưng đến nay, mới có 12 người.
Trường Tiểu học Đan Trường chỉ tìm được 1 cô giáo hợp đồng trong khi còn thiếu 4 giáo viên.
2020 - 2021 thực sự là năm học đầy khó khăn đối với 17/17 trường tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Xuân, bởi thiếu giáo viên. Trường thiếu ít nhất 1 giáo viên (Tiểu học Xuân Viên), trường thiếu nhiều nhất 5 giáo viên (Tiểu học Xuân Hải).
Trước thực trạng này, ngày 26/8/2020, UBND huyện Nghi Xuân đã cho phép các trường tiểu học hợp đồng 52 giáo viên cho năm học 2020 - 2021. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều trường vẫn chưa tìm được giáo viên hợp đồng.
Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Xuân Hải thiếu đến 3 giáo viên đứng lớp.
Trường Tiểu học Đan Trường được phép hợp đồng với 4 giáo viên nhưng đến nay, mới chỉ tìm được 1 cô giáo hợp đồng. Theo cô Trần Thị Thúy Hà - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đan Trường: "Thiếu hẳn 3 giáo viên đứng lớp chưa tìm ra trong khi học kỳ 1 năm nay, Trường Tiểu học Đan Trường tiếp tục thiếu thêm 2 giáo viên (sắp nghỉ hưu) khiến lãnh đạo nhà trường hết sức lo lắng".
Mặc dù có số lượng học sinh ít (218 học sinh, với 14 lớp) nhưng năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Xuân Hải thiếu đến 5 giáo viên. Hiện tại, trường mới ký hợp đồng với 2 giáo viên nghỉ hưu.
"Tất cả các trường đều thiếu nên việc tìm kiếm giáo viên hợp đồng trong những ngày đầu năm học mới ở Nghi Xuân là rất khó khăn, nhất là những trường ở khu vực nông thôn" - cô Lê Thị Hồng Xoan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Hải chia sẻ.
Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Tiên Điền còn thiếu 2 giáo viên.
Thầy Nguyễn Thuận - chuyên viên Phòng GD&ĐT Nghi Xuân cho biết: Đến thời điểm này, toàn huyện mới chỉ ký kết hợp đồng được 12 giáo viên, còn thiếu 40 người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do số lớp học tại các trường tiểu học tăng thêm 14 lớp (từ 289 lên 303), trong khi có thêm 8 giáo viên nghỉ hưu. Có 7 giáo viên trúng tuyển kỳ thi viên chức năm 2019 do huyện Nghi Xuân tổ chức nhưng không đến nhận việc nên 17/17 trường tiểu học ở Nghi Xuân đều lâm vào tình trạng thiếu giáo viên.
Trong khi đó, tìm giáo viên khỏa lấp vào chỗ trống gặp rất nhiều khó khăn bởi rất nhiều lý do khác nhau. Phó trưởng Phòng Nội vụ huyện Nghi Xuân Trần Anh Sơn cho biết: "Hơn 10 năm không được tuyển dụng nên số sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm sau khi ra trường phải tự tìm kiếm các ngành nghề khác để mưu sinh. Cũng vì lẽ đó, sinh viên theo học ngành sư phạm những năm sau cũng vắng bóng dần".
Bên cạnh đó, thu nhập thấp trong khi cơ hội tìm kiếm việc làm khác có mức lương cao hơn cũng khiến nhiều sinh viên sư phạm không đi theo sự lựa chọn ban đầu của mình. Đặc biệt, năm học này còn thêm một số quy định mới khắt khe hơn nên tìm đối tượng dạy tiểu học khó hơn rất nhiều.
Hướng dẫn số 215 ngày 7/9/2020 của Sở Nội vụ Hà Tĩnh về điều kiện hợp đồng giáo viên chỉ cho phép ký kết hợp đồng dưới 12 tháng (trừ thời gian nghỉ hè còn 9 tháng), thay vì không thời hạn như trước đây. Hơn nữa, mức thù lao khống chế ở mức 2,9 triệu đồng/tháng nên không thu hút giáo viên hợp đồng (trước đây, các trường tự nâng mức thù lao 3,5 - 4 triệu đồng).
Hiện tại, Trường Tiểu học Xuân Viên thiếu 1 giáo viên.
Không tìm được "đầu vào" để hợp đồng, huyện Nghi Xuân yêu cầu "tăng giờ dạy đối với các giáo viên và cán bộ quản lý". Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế giải quyết phần ngọn của vấn đề. Mặc dù tăng tiết học, giáo viên và cán bộ quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó) sẽ được hưởng thêm tiền đứng lớp nhưng với giáo viên 23 giờ dạy/tuần cũng đã mệt mỏi nên việc dạy thêm cũng là "cực chẳng đã".
Nếu không có giải pháp đồng bộ, lâu dài thì tình trạng thiếu hụt giáo viên ở Nghi Xuân sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh trong những năm tiếp theo.
Theo thông tin tại hội nghị tổng kết năm học 2019 - 2020, triển khai nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 do Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức sáng 15/9, trong năm học mới, tỉnh tiếp tục điều động biệt phái từ nơi thừa đến nơi thiếu và có kế hoạch bổ sung thêm hơn 1.000 giáo viên bậc tiểu học, mầm non.
Hy vọng, các trường học trong toàn tỉnh nói chung và Nghi Xuân nói riêng sẽ tháo gỡ được khó khăn để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học.
Đào tạo giáo viên ở Tây Ban Nha: Những điểm khác lạ Ở Tây Ban Nha, các quy chế về đào tạo GV có nhiều điểm khác với các quốc gia thuộc khối EU. Làm việc theo hợp đồng Để được xem là công chức, GV phải trải qua một cuộc thi mở, để đánh giá kiến thức môn học mà GV đang giảng dạy và cả kinh nghiệm làm việc. Những cuộc thi này...