Nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
Kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20-11, sáng 19-11, LĐLĐ huyện Hóc Môn, TP HCM đã họp mặt hơn 250 cán bộ Công đoàn (CĐ) cơ sở, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đang công tác tại các trường học trên địa bàn.
Tại buổi họp mặt, lãnh đạo LĐLĐ huyện đã gửi lời tri ân đến đội ngũ thầy cô giáo và động viên họ tiếp tục vượt qua khó khăn để cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Dịp này, LĐLĐ huyện đã tuyên dương 8 gia đình nhà giáo tiêu biểu.
Một tiết mục dự thi của thí sinh tại hội thi “Duyên dáng sư phạm”
Trước đó, LĐLĐ huyện Hóc Môn cũng đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức hội thi “Duyên dáng sư phạm”, thu hút 141 thí sinh của 55 CĐ cơ sở tham gia. Qua 2 phần thi thời trang và tài năng (đàn, ca, múa, kể chuyện, võ thuật), giải nhất thuộc về cô Huỳnh Thanh Hà (CĐ Trường Mầm non 19-8). Ban tổ chức còn trao 2 giải nhì, 2 giải ba, 5 giải khuyến khích cho các cá nhân và 12 giải tập thể cho các đội xuất sắc.
Tin-ảnh: M.Chi
Video đang HOT
Theo nld
1,4 triệu nhà giáo đang chăm lo cho sự nghiệp trồng người cao quý
Nằm trong chuỗi các hoạt động tri ân thầy cô nhân kỷ niệm 37 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 - 20-11-2019), trên khắp cả nước, những hoạt động tri ân thầy cô đã diễn ra sôi nổi, trang trọng.
Bộ GD&ĐT, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã tổ chức tuyên dương, vinh danh những thầy cô giáo tiêu biểu trên cả nước, đặc biệt năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ tổ chức tôn vinh danh hiệu "Nhà giáo của năm".
Trân trọng, tri ân đội ngũ người thầy
Chia sẻ những thành quả GD&ĐT đạt được trong những năm qua, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ khẳng định: Để có được những kết quả tốt đẹp đó, chúng ta phải nói đến sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành GD&ĐT, từ Bộ GD&ĐT, các Sở, các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục; sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; đặc biệt là sự đóng góp rất lớn lao của gần 1,4 triệu thầy, cô giáo những người đang ngày đêm miệt mài chăm lo cho sự nghiệp trồng người cao quý và trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục.
Trong đó, nhiều tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.
Thứ trưởng trân trọng ghi nhận, cảm ơn và nhiệt liệt chúc mừng 183 nhà giáo tiêu biểu năm 2018, những thầy cô giáo đã luôn khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tinh thần sáng tạo, hết lòng vì học sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; vinh dự được Bộ trưởng tặng Bằng khen hôm nay.
Ông Vũ Minh Đức - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh: Hàng năm, vào dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, với mục đích biểu dương, tôn vinh và tri ân các thầy, cô giáo có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Điều đó thể hiện sự trân trọng, tri ân của ngành giáo dục đối với đội ngũ thầy, cô giáo; đồng thời tin tưởng các thầy, cô giáo tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, quyết tâm vượt khó khăn, hết lòng vì học sinh thân yêu, xứng đáng với danh hiệu "Nhà giáo của năm".
Cô và trò hân hoan trong Ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam.
Thầy cô là tấm gương của tinh thần đổi mới không ngừng
Bày tỏ cảm xúc tự hào khi được vinh danh "Nhà giáo của năm", cô Vũ Bích Phương - giáo viên trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: Trong bối cảnh xã hội đặt nhiều kì vọng đối với ngành giáo dục, bản thân người thầy cần không ngừng học hỏi, trau dồi để nâng tầm của bản thân. Nhiệm vụ của người thầy chính là thắp sáng những khát khao chinh phục và dẫn đường cho các em đến với thế giới bao la. Đó cũng là những gì 9 năm qua tôi đã làm và sẽ còn tiếp tục làm trong sự nghiệp của mình.
Còn PGS.TS Trần Ngọc Hiền - Trưởng khoa Cơ khí, trường ĐH GTVT chia sẻ: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra thách thức đối với GD&ĐT nói chung và đối với đào tạo bậc ĐH nói riêng. Đối với giáo dục ĐH, các trường đã cập nhật, đổi mới chương trình đào tạo để phù hợp với thực tiễn, chú trọng tới công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên với mục tiêu đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Vì vậy, người thầy ngoài giảng dạy cần tích cực, chủ động trong nghiên cứu khoa học, thâm nhập thực tiễn, cập nhật kiến thức, công nghệ để truyền đạt tới sinh viên, xây dựng thế hệ tương lai không những vững về tri thức mà tốt cả về nhân cách, phẩm chất.
Hạt giống nhân lên những tấm gương tích cực
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng có buổi gặp mặt các thầy cô giáo được tôn vinh trong chương trình "Nhà giáo của năm" năm 2019.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, mỗi thầy giáo, cô giáo được tôn vinh "Nhà giáo của năm" năm 2019 là những tấm gương sáng trong đội ngũ cả triệu tấm gương thầy cô của ngành giáo dục nước nhà. Bộ trưởng mong muốn, trong thời gian tới, những thầy giáo, cô giáo tiêu biểu có mặt tại buổi gặp mặt là những hạt giống nhân lên những tấm gương tích cực, những kinh nghiệm hay, những bài học quý trong dạy và học để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Bộ trưởng chia sẻ, mình cũng từng là thầy giáo đứng trên bục giảng, do đó thấu hiểu những nỗi vất vả của thầy cô trong sự nghiệp "trồng người" cho đất nước. Chỉ có sự tâm huyết, đam mê truyền lửa mới có thể giúp các thầy cô vượt qua những khó khăn để không chỉ dạy con chữ, dạy kiến thức mà còn dạy cho các em học sinh những kỹ năng sống, dạy các em trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội.
183 nhà giáo tiêu biểu đã được trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cùng biểu trưng "Nhà giáo của năm 2019". Trong đó có 128 giáo viên đến từ các trường mầm non, tiểu học, THCS và THPT; 55 thầy cô đến từ các trường ĐH, CĐ trong toàn quốc. Đây là những tấm gương tiêu biểu vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được bình chọn từ 63 tỉnh, TP trong cả nước và các trường ĐH, CĐ trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Phan Thủy
Theo phapluatxahoi
Vinh danh các nhà giáo tiêu biểu trên toàn quốc năm 2019 Nhiều tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả. Ngày 17/11, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối...