Nhiều hộ nghèo ở Lào Cai bán trâu giống sau khi được hỗ trợ
Mục tiêu dự án một đằng, nhưng thực tế diễn ra lại cho thấy ngoài 7 con trâu cái giống đã bán với giá chỉ ngang giá nghé gây thiệt hại cho Nhà nước.
Được Nhà nước hỗ trợ trâu giống để phát triển sinh kế, nhưng sau một thời gian ngắn, nhiều hộ gia đình ở xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai bất ngờ đem bán trâu lấy tiền, đi ngược với mục tiêu ban đầu đề ra.
Năm 2018, chị Đặng Thị Liên, thôn Bản Lọt, xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai được cấp miễn phí 1 con trâu cái giống để nuôi sinh sản, kèm theo điều kiện con trâu nghé lứa đầu đẻ ra phải trả lại cho Nhà nước để hỗ trợ những hộ khó khăn khác. Hơn 1 năm sau, đem đi phối giống 2 – 3 lần không thành, chờ lúc được giá nhất, chị Liên đem trâu cái đi bán lấy 21 triệụ đồng.
“Lúc đầu nhận trâu về nuôi mọi người ai cũng chê, bảo trâu bé như con nghé, xong nuôi mãi mới lớn để đẻ thì lại phải trả con nghé thì bao giờ mới có lãi nhưng mình vẫn nuôi. Sau vì khó khăn nên phải bán đi, biết là sai nhưng thấy mọi người bán được mình cũng bán”, chị Liên chia sẻ.
Trâu nhà chị Đào Thị Thu (thôn Bản Lọt) nuôi từ lúc còn non chưa xỏ được mũi.
Cùng thôn với chị Liên còn 4 hộ khác cũng mang trâu giống đi bán “non”. Còn ở thôn Nậm Choỏng, xã Bản Cầm cũng có 2 hộ tương tự. Chị Liên bán được giá nhất, còn các hộ khác bán trâu bình quân chỉ được dưới 20 triệu đồng/con.
Được biết, đàn trâu hỗ trợ cho xã Bản Cầm thuộc Dự án “Nâng cao tầm vóc đàn trâu” do UBND huyện Bảo Thắng làm chủ đầu tư. Đơn vị thực hiện là Phòng NN&PTNT huyện; sử dụng kinh phí chủ yếu từ nguồn ngân sách xây dựng nông thôn mới triển khai trong năm 2018.
Video đang HOT
Tổng đàn trâu gồm 36 con, trong đó 34 trâu cái giống và 2 trâu đực giống 24 tháng tuổi. Đối tượng thụ hưởng là 36 hộ nông dân trong diện nghèo, cận nghèo, vừa mới thoát nghèo ở xã Bản Cầm.
Thuyết minh Dự án cho thấy, từ 1 trâu cái ban đầu với giá nhập 26 triệu đồng/con, trọng lượng từ 170 – 200 kg, tới năm thứ 5 (tức vào năm 2022), trâu cái sẽ đẻ 2 lứa, cho ra 2 nghé con, ước mỗi con nghé giá 20 triệu. Hạch toán tổng chi phí, dự kiến lợi nhuận vào khoảng 29 triệu đồng/hộ.
Mục tiêu dự án một đằng, nhưng thực tế diễn ra ở Bản Cầm lại cho thấy ngoài 7 con trâu cái giống đã bán với giá chỉ ngang giá nghé gây thiệt hại cho Nhà nước. Đến nay, khi Dự án đã sang năm thứ 4, nhưng số trâu khác trong đàn đang được các hộ chăm nuôi, mức độ phát triển tầm vóc chỉ ở mức trung bình, cả đàn duy nhất 1 con vừa đẻ được 1 nghé.
Ông Vàng Văn Liểng, khuyến nông viên cơ sở cho biết, tìm hiểu trong số 7 hộ tự ý bán trâu trái cam kết có hộ gia đình trẻ, vợ chồng đi làm ăn xa không đủ điều kiện nuôi đành phải bán; bản thân họ cũng không tha thiết vì tiền công làm thuê mỗi ngày vẫn cao hơn nhiều so với bỏ sức ra chăn trâu; có hộ bán trâu để bù thêm tiền mua trâu giống khác to đẹp, nhanh sinh sản hơn.
“Nếu như không để tên dự án là “Nâng cao tầm vóc đàn trâu” thì hợp lý hơn, vì trâu giống không được đẹp, trường hợp người dân tự bỏ tiền để lựa chọn thì họ sẽ lựa chọn những con giống tốt hơn”, ông Liểng nói.
Đối với địa bàn nông thôn như Bản Cầm, con trâu vẫn là tài sản lớn, là đầu cơ nghiệp, nhiều hộ gia đình nghèo mong muốn có trâu để nuôi nhưng không được. Do Dự án chỉ hỗ trợ được trâu cho 36 hộ, trong khi toàn xã có tổng cộng trên 200 hộ nghèo, cận nghèo nên chính quyền còn phải giao cho các thôn tự bình xét theo kiểu “bó đũa chọn cột cờ”.
Con trâu cái giống duy nhất trong đàn mới sinh được 3 tháng.
Ý nghĩa hết sức tốt đẹp, mục tiêu đề ra cũng bao gồm các nội dung, như tạo bước đột phá trong chăn nuôi, cải tạo chất lượng đàn trâu, nâng cao thu nhập, “củng cố lòng tin” của bà con nông dân…, ngoài ra, còn góp phần xây dựng nông thôn mới – đích đến mà cả huyện Bảo Thắng đang hướng tới.
Dư luận cho rằng, cần phải xem xét nghiêm túc quá trình thực hiện, quản lý, giám sát Dự án từ cấp huyện đến cơ sở để khắc phục, rút kinh nghiệm…. Đối với những hộ tự ý bán trâu phải có biện pháp xử lý, thu hồi vốn Dự án đã đầu tư.
Đây cũng là bài học cho các dự án khác đầu tư cho bà con ở huyện Bảo Thắng nói riêng, các tỉnh Tây Bắc nói chung, ngoài tăng cường kiểm tra, giám sát, thì cần tính toán kỹ lưỡng hiệu quả đầu tư, tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng” .
Tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững và đang thu hút sự quan tâm của toàn cầu. Phạm vi của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đặc biệt hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, trong đó có bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Phat triên tai chinh toan diên nhằm gia tăng khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt là nhóm cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ dễ bị tổn thương. Phát triển tài chính toàn diện sẽ giúp việc phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, góp phần quan trọng để giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đến nay, đã có hơn 60 quốc gia xây dựng và triển khai tài chính toàn diện.
Ở Việt Nam, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững đều nhấn mạnh đến việc tạo cơ hội bình đẳng cho người dân trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản, trong đó, có các dịch vụ tài chính cơ bản. Sự bình đẳng giới còn được phải được thể hiện một cách cụ thể hơn giữa nam và nữ trong việc tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức.
Cần khuyến khích, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia BHXH tự nguyện
Bên cạnh đó, phạm vi của chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản do các tổ chức được cấp phép cung ứng, trong đó có BHXH, BHYT nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Tại Hội thảo "Tăng cường vai trò của Hội LHPN góp phần thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện" mới đây, Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - ông Trần Đình Liệu - cho biết, BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững đất nước. Phát triển BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
Theo ông Trần Đình Liệu, phụ nữ có quyền thụ hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách BHXH, BHYT. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, vẫn còn nhiều hội viên, phụ nữ và người dân chưa được tiếp cận chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là chính sách BHXH tự nguyện.
Thống kê, hiện phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 48% lực lượng lao động xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực, là "Tay hòm chìa khóa" của mỗi gia đình, là người quan tâm, chăm lo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. "Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam đã phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam, chủ động phối hợp nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên" - ông Liệu nhấn mạnh.
Đại diện BHXH Việt Nam - cho biết, giai đoạn 2015-2020 đã có khoảng trên 8.000 hội nghị tập huấn, tư vấn, đối thoại, gameshow, lồng ghép trong các hội nghị, hội thảo,... Qua đó, giúp hội viên, phụ nữ hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa, quyền, lợi ích của chính sách BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Nhiều mô hình hay, mang lại hiệu quả trong phát triển BHYT hộ gia đình như: Mô hình "Nhóm phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - Vì sức khỏe gia đình" tại Nam Định, mô hình: "Mua BHYT hộ gia đình", "Tổ phụ nữ giúp đỡ mua BHYT cho hộ khó khăn" tại Long An;...
Để hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW và thúc đẩy thực hiện tài chính toàn diện, thời gian tới, Phó Tổng giám đốc Trần Đình Liệu đề nghị, Trung ương Hội LHPN Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò, lợi thế của Hội trong tuyên truyền, vận động phát triển BHXH tự nguyện; tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ về các chủ trương, chính sách BHYT, BHXH của Đảng và Nhà nước, giúp hội viên, phụ nữ hiểu sâu sắc hơn nữa về ý nghĩa, vai trò, lợi ích của BHXH, BHYT, từ đó, thay đổi thói quen từ việc tự mình để riêng phòng ngừa rủi ro sang thói quen tham gia các hình thức bảo hiểm như BHXH, BHYT của Nhà nước. Đưa tỷ lệ hội viên tham gia BHXH tự nguyện trong mỗi tổ chức cơ sở hội là tiêu chí thi đua của đơn vị.
Trước mắt, đại diện BHXH Việt Nam đề xuất, cần khuyến khích các hội viên phụ nữ hiện chưa tham gia BHXH thì sớm đăng ký tham gia, đóng BHXH tự nguyện và tuyên truyền, vận động người thân tham gia BHXH tự nguyện tạo hiệu ứng lan tỏa đến cộng đồng dân cư. Tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình phụ nữ với chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Trong giai đoạn tới, cần đặc biệt ưu tiên tập trung vào các mô hình hỗ trợ hội viên phụ nữ tham gia BHXH tự nguyện. Kêu gọi hội viên tiếp tục là đại lý thu, nhân viên đại lý thu, là cộng tác viên nhiệt huyết phối hợp tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.
Sớm tạo lập và phát triển thương hiệu 'Sen Huế' Thừa Thiên - Huế là địa phương nổi tiếng về nghề trồng cây sen và các sản phẩm từ cây sen. Thừa Thiên - Huế sẽ mở rộng diện tích trồng sen kết hợp du lịch sinh thái. (Ảnh minh họa) Nhưng hiện nay, diện tích trồng sen tại địa phương này vẫn bị cho là manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, xuất...