Nhiều hãng dược lớn của Mỹ bị kiện liên quan đến thuốc giảm đau
Ngày 19/4, bốn hãng dược phẩm của Mỹ, trong đó có Johnson & Johnson (J&J), đã phải ra tòa với cáo buộc các chiến dịch quảng cáo của các hãng này trong đó hạ thấp rủi ro của thuốc giảm đau (opioid) là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng khiến hàng trăm nghìn người tử vong ở nước này.
Biển hiệu Johnson & Johnson tại lối vào chi nhánh của hãng ở Irvine, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, trong đơn kiện do một số hạt ở bang California và thành phố Oakland đệ trình, các hãng J&J, Teva, Endo và Allergan bị cáo buộc hạ thấp mối nguy hiểm của việc lạm dụng thuốc giảm đau opioid để tăng doanh số bán hàng. Đơn kiện đòi các hãng này bồi thường thiệt hại hàng tỷ USD.
Các nguyên đơn gồm các hạt Santa Clara, Los Angeles và Orange cùng thành phố Oakland, đại diện 15 triệu người tiêu dùng – tương đương 40% dân số ở bang đông dân nhất nước Mỹ. Ngoài yêu cầu bồi thường thiệt hại, các nguyên đơn cũng yêu cầu cơ quan chức năng cần đưa ra biện pháp ngăn chặn các hành vi quảng cáo thuốc không đúng sự thật trong tương lai.
Luật sư đại diện hạt Santa Clara, ông James Williams, cho rằng các hãng dược đã ưu tiên lợi nhuận hơn sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng, đánh giá thấp những mối nguy hiểm thực sự của opioid. Chỉ riêng năm 2014, lợi nhuận thu được từ việc bán thuốc giảm đau gây nghiện opioid là 11 tỷ USD.
Video đang HOT
Cho đến nay, các tòa án Mỹ đã nhận được hơn 3.000 đơn kiện liên quan tới cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau. Năm 2019, một thẩm phán bang Oklahoma đã ra phán quyết yêu cầu J&J nộp khoản phạt 465 triệu USD vì đã che giấu các nguy cơ của việc sử dụng thuốc giảm đau.
Mỹ đang nỗ lực xử lý cuộc khủng hoảng lạm dụng thuốc giảm đau trong những năm trở lại đây, chủ yếu bắt nguồn từ việc kê đơn quá liều đối với thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, bao gồm các loại thuốc phiện, các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc phiện, kể cả morphine.
Số liệu thống kê cho thấy các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid như fentanyl có liên quan đến gần một nửa số ca tử vong do sử dụng thuốc giảm đau quá liều hiện nay, tăng từ mức 1/3 chỉ trong vòng 1 năm. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch Dệnh của Mỹ (CDC), gần 500.000 người đã tử vong do sử dụng quá liều thuốc giảm đau opioid trong hơn 2 thập kỷ qua. Ngoài ra, ước tính mỗi ngày có tới 115 người Mỹ tử vong do lạm dụng thuốc này.
Johnson & Johnson dán nhãn cảnh báo tác dụng phụ trên vaccine Covid-19
Johnson & Johnson (J&J) cho biết sẽ tiếp tục triển khai vaccine Covid-19 tại châu Âu, dán thêm nhãn cảnh báo tác dụng phụ lên sản phẩm.
Quyết định đưa ra hôm 21/4, sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) tuyên bố chứng đông máu là tác dụng phụ của vaccine, song các lợi ích khi tiêm chủng vẫn lớn hơn rủi ro.
Theo đó, J&J sẽ thay đổi bao bì của các liều tiêm, dán thêm nhãn cảnh báo về nguy cơ xảy ra tác dụng phụ hiếm gặp, hướng dẫn cách nhận biết và điều trị. Công ty cho biết sẽ khởi động lại các chuyến hàng phân phối đến Liên minh châu Âu, Na Uy và Iceland, đồng thời tiếp tục tiến hành thử nghiệm lâm sàng.
"Đây là các phản ứng cực kỳ hiếm gặp. Hy vọng bằng cách phổ biến đến người dân và đưa ra chẩn đoán điều trị rõ ràng, chúng tôi sẽ khôi phục niềm tin của cộng đồng đối với vaccine", giám đốc khoa học của J&J, ông Paul Stoffels, cho biết.
Ngày 13/4, Mỹ đã ngừng tiêm vaccine J&J để điều tra chứng đông máu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang xem xét các trường hợp được báo cáo. Uỷ ban cố vấn sẽ họp vào ngày 23/4 tới để đưa ra quyết định.
Đến nay, hơn 7,2 triệu người tại Mỹ đã tiêm vaccine của J&J không gặp phản ứng phụ nghiêm trọng nào khác. Tỷ lệ bị đông máu sau tiêm là chưa tới một trường hợp trong số một triệu người tiêm, được cho là con số cực kỳ thấp. Nguy cơ nhiễm nCoV ở Mỹ cao hơn rất nhiều.
Vaccine Covid-19 của J&J. Ảnh: Reuters
Ashtyn Evans, chuyên gia phân tích của công ty dịch vụ tài chính Edward Jones, cho biết: "Kết quả của việc đánh giá vaccine rất quan trọng đối với nỗ lực tiêm chủng toàn cầu. Vaccine J&J không cần bảo quản lạnh sâu như các vaccine mRNA khác".
Các liều tiêm có thể lưu trữ ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường, giảm bớt sức ép cho hệ thống y tế của các nước đang phát triển.
Trước đó, EMA từng ghi nhận triệu chứng đông máu, giảm tiểu cầu là phản ứng phụ hiếm gặp đối với vaccine AstraZeneca. Sau một thời gian tạm ngừng triển khai để xem xét, hầu hết các nước đã nối lại sử dụng vaccine, bổ sung thêm hạn chế về độ tuổi.
J&J và AstraZeneca đều sử dụng chung công nghệ vector virus. Vaccine chứa virus cảm cúm vô hại mang DNA vào tế bào người, tạo protein kích hoạt hệ miễn dịch chống nCoV. Giới chuyên gia chưa rõ liệu công nghệ này có phải nguyên nhân gây đông máu hay không.
COVID-19 tới 6h sáng 21/4: Thế giới có tuần lây lan kỷ lục; Kinh hoàng Ấn Độ gần 300.000 ca/ngày Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm trên 12.500 ca tử vong và trên 780.000 ca nhiễm mới. Tình hình Ấn Độ nguy cấp khi số ca nhiễm mới liên tiếp phá kỷ lục, gần cán mức 300.000 ca/ngày. Bệnh nhân nằm chung giường do quá tải ở New Delhi, Ấn Độ ngày 15/4. Ảnh: Reuters Theo trang thống kê worldometer.info,...