Nhiều giáo viên dạy thêm vì tiền, không phải vì học sinh
Thực tế đáng buồn là nhiều giáo viên dạy thêm học sinh chính khóa vì tiền chứ không phải vì lợi ích của các em hay tình yêu với nghề gõ đầu trẻ.
Thật chua chát khi nói lên sự thật không thể chối cãi rằng, nhiều giáo viên dạy thêm là vì tiền. Ngay cả những giáo viên cật lực phản đối cấm dạy thêm, cổ súy dạy thêm cũng là có mục đích riêng.
Một đồng nghiệp ở Hà Nội khoe với tôi mỗi tháng dạy thêm có thể kiếm được 100 triệu – 120 triệu đồng. Số tiền này bằng lương tháng của tôi cả năm. Được biết trung bình một lớp dạy thêm ở thủ đô có 40 học sinh, mỗi em đóng 60.000 đồng/ buổi, như vậy giáo viên dạy 8 buổi cũng thu về khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Còn một đồng nghiệp khác ở tỉnh, dạy cho vui mỗi tháng cũng kiếm được 20-30 triệu đồng.
Tôi hỏi vài đồng nghiệp đang dạy hợp đồng tại các trường công lập rằng sao không bỏ nghề khi mức lương thấp như vậy? Họ thật thà trả lời, bám trụ lại chẳng qua để lấy cái “mác” mở lớp dạy thêm bên ngoài, chứ mấy ai sống nhờ đồng lương.
Mỗi mùa thi, một giáo viên dạy thêm có thể kiếm vài trăm triệu là chuyện bình thường. Đương nhiên không phải giáo viên nào cũng được thu nhập như vậy, bởi còn phụ thuộc vào trình độ, danh tiếng và môn học. Một giáo viên phổ thông lương có thể từ 5-10 triệu đồng nhưng thu nhập từ dạy thêm có thể gấp 10 lần con số đó.
(Ảnh minh họa: PLO)
Vì thu nhập cao, nên giáo viên coi dạy thêm là công việc chính, dạy trên lớp chỉ là phụ. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực. Lớp học thêm càng đông, thu nhập của giáo viên càng cao. Do đó, một số người không từ bất kỳ thủ đoạn, chiêu trò nhằm lôi kéo, dụ dỗ, dọa nạt học sinh đến lớp.
Một chiêu “khủng bố” quen thuộc là ép học sinh đi học để cải thiện điểm. Ban đầu, giáo viên cho một loạt điểm 1, điểm 2. Sau đó thầy cô “mở đường hiếu sinh” bằng cách học thêm để “cải thiện điểm”.
Vậy là các em lần lượt ghi danh để thầy cô xếp lịch học thêm ở nhà. Học vài ba tháng thì “hiệu quả điểm số” được nâng lên rõ rệt. Những điểm 1, điểm 2 lần lượt biến mất, thay vào đó là điểm 9, điểm 10. Bài kiểm tra được thầy cô “nhá” trước nên học sinh làm bài dễ như trở bàn tay. Chỉ tội mấy em không học thêm với thầy cô (tự học ở nhà) không biết đường làm.
Video đang HOT
Nếu vẫn còn một vài học sinh chưa chịu học thêm, giáo viên lấy số điện thoại phụ huynh thông báo bài kiểm tra điểm thấp, yêu cầu cho học sinh học thêm, nếu không sẽ ở lại lớp.
Những giáo viên như vậy không xứng đáng đứng trong ngành giáo dục. Họ dạy học xuất phát từ mục đích kiếm tiền chứ không phải vì cái tâm với trò. Tôi mong đồng nghiệp và phụ huynh cùng phản đối vấn nạn này để trả lại sự trong sạch cho ngành giáo dục. Với những giáo viên đã, đang và sẽ có ý định ép học sinh đi học để dạy lấy tiền, theo tôi họ nên bỏ nghề.
Mẩu giấy... "mời gọi" học thêm
Anh S. ngạc nhiên khi con đưa cho mình tờ giấy, chữ con nguệch ngoạc ghi lại thời gian, địa điểm nào đó. Sau anh mới biết đó là cách cô giáo giới thiệu về lớp dạy thêm.
Anh L.H.S., có con học lớp 2 tại một trường tiểu học ở Hà Nội cho biết, mới đây, đi học về, con anh đưa cho bố mẹ một mẩu giấy nhỏ. Trên giấy, chữ con ghi lại một địa chỉ ngõ ngách cụ thể, thời gian từ 5h30 - 7h30 tối thứ Sáu và 8 - 10h sáng chủ nhật.
Lúc đầu, vợ chồng anh không hiểu nội dung ghi trong mẩu giấy. Cháu cũng không biết đó là gì, chỉ kể lại, cô giáo ghi lên bảng, yêu cầu học sinh chép lại rồi dặn về đưa cho cha mẹ.
Anh chị không bận tâm, quên tờ giấy đó. Hơn tuần sau, cháu lại tiếp tục đưa cho bố mẹ mẩu giấy khác, cũng ghi đúng nội dung đó. Cháu nói: Cô dặn phải đưa tận tay cho bố mẹ.
Học sinh lớp 2 tự tay chép địa chỉ, thời gian cô dạy thêm về đưa cho bố mẹ
Vợ anh S. dò hỏi một số phụ huynh trong lớp thì biết, họ cũng nhận được tờ giấy ghi "thời gian, địa điểm rõ ràng" do chính con mình tự chép mang về.
Một số phụ huynh giải thích, đó là địa chỉ chỗ cô dạy thêm, tuần cô dạy hai buổi theo giờ, thứ ghi trong giấy.
Cô giới thiệu, thông báo bằng cách ghi lên bảng yêu cầu học sinh tự chép lại về đưa cho phụ huynh.
Có mấy phụ huynh than thở đi học về, chiều tối hay cuối tuần, lẽ ra sum vầy gia đình lại tất tả chở con đi học thêm, "đuối" cả con lẫn cha mẹ. Nhưng không đi lại sợ mệt hơn nữa.
Vợ chồng anh S. đang hoang mang không biết có nên cho con đi học cho yên thân hay không dù không hề có nhu cầu.
"Đi học thì nhà không có nhu cầu, lại còn tiếp tay cho thói hư tật xấu. Nhưng cô đã yêu cầu học trò chép, đưa giấy về cho bố mẹ đến lần thứ hai, thì liệu nếu không học con mình có gặp khó khăn gì không?". Đặt vào hoàn cảnh của người làm bố làm mẹ, sẽ hiểu phần nào sự lo lắng của anh.
Học thêm, dạy thêm thường vẫn được bao bọc với lý do xuất phát từ nhu cầu của hai bên. Nhưng thực tế, nhiều phụ huynh đẩy con vào lớp học thêm không phải vì nguyện vọng của mình hay từ nhu cầu của con mà vì... phải học.
Đi học nhưng không phải với mục đích là học. Mà học vì mục đích để yên tâm, để mong không bị phân biệt, mong không bị kỳ thị.
Chị Trần Anh Đào, có con học lớp 3 ở TPHCM kể, đầu năm, cô giáo lập một nhóm hơn chục huynh để trao đổi về tình tình học tập của con ngoài nhóm chính. Cô giao nhiều bài cho con em trong nhóm này hơn, liên tục nhắc nhở phụ huynh phải kèm thêm.
Mới đầu chị cũng không để ý. Nhưng sau đó, chị bắt đầu mệt mỏi vì ngày nào cũng nghe cô nhắc bài, nói các cháu con em phụ huynh ở đây kém hơn bạn.
Chị hơi chột dạ vì trước đó, cô thông báo dạy thêm tại nhà cô nhưng chị không cho con tham gia. Chị dò danh sách phụ huynh, liên hệ hỏi thì... được biết, tất cả những phụ huynh trong nhóm cô lập này đều có con không đi học thêm.
Dù không biết có phải trùng hợp không nhưng người mẹ cảm giác lo lắng. Nhà chị không muốn và cũng không có điều kiện về tài chính lẫn thời gian đưa đón cho con học thêm. Nhưng cứ tình hình này, chị đang băn khoăn có khi... đẩy con đi học. Một số phụ huynh trong nhóm cũng đã chọn cách "nhờ cô kèm thêm".
Có thể là số ít nhưng không phải không có những giáo viên làm mọi cách để o ép phụ huynh, học sinh phải đến lớp học thêm.
Nếu ở tiểu học, các thầy cô "nhằm" vào phụ huynh thì ở bậc lớn hơn, họ "đánh thẳng" vào học sinh.
Nhiều học sinh vì không nhờ thầy "tăng ca" bên ngoài mà bị làm khó, gây áp lực đủ kiểu như giao bài, kiểm tra bài mà cứ phải bài thật khó, ngoài kiến thức thầy dạy trên lớp; nhắc nhở trước lớp gây hoảng sợ, ức chế cho các em.
Không ít trường hợp học sinh đành "cắn răng" sau cả ngày học ở trường, nhiều bài ở nhà của các môn, lại phải di chuyển trong đường phố chật chội, bức bí để chạy đến lớp học thêm.
Phía sau hình ảnh học sinh tranh thủ ăn trên xe, ngủ trên đường... chạy đến các lớp học thêm không hẳn là áp lực về chương trình học, áp lực từ phụ huynh mà có khi là để "né đòn" giáo viên.
Học trò ở TPHCM ngủ gục trong thang máy, tranh thủ ăn uống ngay trên đường đi học (ảnh minh họa)
Tại một tọa đàm tại TPHCM, có nhà giáo kể trường hợp bà biết, có phụ huynh đóng tiền học thêm đều đặn hàng tháng cho cô giáo nhưng con lấy cớ để không đi học. Họ đành phải dùng đồng tiền để mong cô... tha cho con mình.
Ngành Giáo dục TPHCM cũng đưa ra rất đủ biện pháp mạnh để quản lý dạy thêm học thêm. Trong đó, yêu cầu các trường không xét hoàn thành nhiệm vụ đối với giáo viên tham gia dạy thêm sai quy định.
Nhưng phải nói, dạy thêm xuất phát chỉ từ nhu cầu một chiều của giáo viên vẫn diễn ra, họ có để cách "dụ" học sinh.
Phụ huynh, học sinh trở thành nạn nhân khi bất đắc dĩ đi học hay "cứng đầu" thì cũng thom thóp không yên.
Nghề khác được làm thêm, tại sao giáo viên không được dạy thêm? Với mức lương trường công lập đang chi trả, nếu giáo viên không dạy thêm thì lấy gì để sống, tại sao nghề khác được làm thêm, còn giáo viên lại không được dạy thêm. Những ngày qua, mạng xã hội lại xôn xao bàn tán câu chuyện muôn thuở: Dạy thêm, học thêm. Nhưng rồi câu chuyện mãi vẫn chưa hồi kết....