Nhiều giáo viên bất bình với việc đăng ký thi đua và nộp sáng kiến trước
Các thầy cô giáo ngán ngẩm nhất là năm nào cũng phải “sản sinh” ra sáng kiến nếu muốn các danh hiệu thi đua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
LTS: Bày tỏ nỗi bất bình của giáo viên, thầy giáo Hữu Sơn chỉ ra những bất cập trong việc công tác thi đua khen thưởng của ngành giáo dục hiện nay.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Công tác thi đua khen thưởng ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông đang áp dụng, thực hiện theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP, Nghị định 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều ở Nghị định NĐ 56, Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi đua khen thưởng, Thông tư số 22/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn thi đua khen thưởng ngành giáo dục và các quy định, hướng dẫn khác của tỉnh, thành, Sở Giáo dục và Đào tạo.
Theo các quy định, hướng dẫn của cấp trên, cán bộ, giáo viên và nhân viên ngành giáo dục đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm và xét các danh hiệu thi đua từ chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, bằng khen của tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh… thì đều phải có sáng kiến, đề tài cải tiến khoa học kỹ thuật… được cấp có thẩm quyền công nhận.
Các quy định, hướng dẫn nêu trên của Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo không có ý, mục nào bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức phải có đăng ký và nộp, đánh giá sáng kiến trước khi các cấp xem xét, bình chọn, công nhận.
Video đang HOT
Thế nhưng, một số địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo trong các văn bản hướng dẫn thi đua khen thưởng gửi về cơ sở giáo dục lại yêu cầu, bắt buộc tất cả cán bộ, thầy cô giáo, nhân viên muốn đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các danh hiệu thi đua thì phải đăng ký và nộp sáng kiến trước từ đầu năm học hoặc trong năm học.
Theo nhiều cán bộ, thầy cô giáo, địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo “vẽ” theo quy định ấy vừa gây nên sự mất công bằng vừa thủ tiêu đi động lực phấn đấu, thi đua của mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong từng đơn vị trường học.
Làm thế nào để việc thi đua khen thưởng trong giáo dục thực chất hơn? Ảnh minh họa: TTXVN
Đăng ký thi đua và nộp trước sáng kiến chẳng để làm gì cả. Chả nhẽ, năm nay, anh có đăng ký thi đua thì mới phấn đấu lao động, làm việc để đạt được các danh hiệu.
Còn năm sau, anh không có đăng ký thi đua thì không cần phấn đấu, cố gắng nữa.
Cán bộ, giáo viên từng ấm ức, bức xúc nghịch lý: thầy cô giáo có nhiều thành tích, đóng góp nổi bật cho tập thể nhà trường mà cuối năm không đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và không được xét đề nghị công nhận các danh hiệu, hình thức khen thưởng (chỉ vì không có đăng ký thi đua và nộp sáng kiến trước).
Trong khi ấy, một số thầy cô giáo làm việc cứ bình bình, thậm chí bê trễ song nhờ có đăng ký thi đua và nộp sáng kiến trước nên chễm chệ đạt các danh hiệu thi đua và mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sáng kiến đâu mà nhiều thế. Cả đời dạy học “sản sinh” ra vài, ba sáng kiến có tính mới, có chất lượng là giỏi lắm rồi. Chưa kể, sáng kiến nộp lên trên phải theo quy chuẩn này nọ, dài đến mấy chục trang đánh máy tính. Các thầy cô giáo ngán ngẩm nhất là năm nào cũng phải “sản sinh” ra sáng kiến nếu muốn các danh hiệu thi đua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cán bộ, giáo viên và nhân viên rất mong mỏi các địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo bỏ ngay quy định muốn đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được xét công nhận các danh hiệu thi đua thì phải đăng ký thi đua và nộp sáng kiến trước lên cấp có thẩm quyền.
Tất cả cùng làm việc, thi đua. Cuối năm học, sẽ bình bầu, đề nghị các cán bộ, thầy cô giáo, nhân viên tiêu biểu nhất, có nhiều cống hiến nhất lên trên khen thưởng.
Khi được cấp trên công nhận rồi, mới yêu cầu các công chức, viên chức ấy tiến hành làm sáng kiến.
Trường hợp, các thầy cô không làm hoặc làm không đạt yêu cầu thì hủy kết quả vẫn chưa muộn.
Có vậy, công tác thi đua, khen thưởng ở các trường học mới thực chất, công bằng, tạo được niềm tin, động lực lớn cho mọi người làm việc, phấn đấu, rèn luyện không ngừng.
HỮU SƠN
Theo giaoduc.net
Giáo viên ứng xử với học sinh: Được làm và không được làm gì?
Bộ Giáo dục và Đào tạo lần đầu tiên ban hành thông tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
Mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử này nhằm điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục. Đồng thời, ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục. Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Theo nguoiduatin
Cha mẹ có muốn con nhận nhiều giấy khen, điểm cao rồi ra đời thất bại? Ai cũng biết cuộc sống đâu chỉ xoay quanh sách vở, học thuật nhưng gánh nặng điểm số vẫn luôn ám ảnh học sinh, cha mẹ và giáo viên. Peter Gray - Chuyên gia tâm lý Peter Gray hiện là giáo sư tâm lý học tại ĐH Boston (Mỹ). Ông tốt nghiệp bậc cử nhân tại ĐH Columbia và có bằng tiến sĩ...