Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức lịch sử
Cử tri thành phố Đà Nẵng đề nghị Bộ GD&ĐT nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức lịch sử cho học sinh; cần xác định Lịch sử là môn thi bắt buộc khi tốt nghiệp.
Ảnh minh họa/INT
Để nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức lịch sử cho học sinh, Bộ GD&ĐT cho biết đã và đang triển khai nhiều giải pháp:
Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của môn Lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và niềm tự hào lịch sử của dân tộc, góp phần thay đổi nhận thức của xã hội, cha mẹ học sinh, học sinh và giáo viên.
Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện giảm tải chương trình giáo dục phổ thông, trong đó có chương trình môn học Lịch sử, giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục trung học, thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành.
Video đang HOT
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học; tăng cường xây dựng hệ thống bài giảng điện tử, các mô hình, tư liệu, học liệu điện tử để bài học trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn. Tổ chức dạy học, đặc biệt các môn Khoa học Xã hội thông qua di sản nhằm đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, tăng cường trải nghiệm tạo niềm vui, hứng thú cho học sinh.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Không yêu cầu học thuộc lòng sự kiện và ghi nhớ máy móc; thực hiện thi, kiểm tra để đánh giá năng lực và phẩm chất được hình thành của học sinh theo hướng tăng dần các yêu cầu vận dụng kiến thức, ra đề “mở” gắn với các vấn đề thời sự của đất nước để học sinh được vận dụng kiến thức tổng hợp, trình bày ý kiến cá nhân…
Gắn đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá với định hướng nghề nghiệp của học sinh. Từ năm học 2016 – 2017, Lịch sử được chọn làm môn thi trong tổ hợp môn Khoa học Xã hội, thu hút nhiều học sinh học và yêu thích môn học này hơn.
Về xác định môn Lịch sử là môn thi bắt buộc khi tốt nghiệp, Bộ GD&ĐT thông tin: Từ kỳ thi năm 2017, Bộ GD&ĐT quy định Kỳ thi THPT quốc gia thi 5 bài thi, gồm 3 môn độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội, trong đó có môn Lịch sử.
Bộ GD&ĐT đang xây dựng, hoàn thiện trình Chính phủ phương án thi giai đoạn 2021 – 2025 (thi trên giấy) để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo tinh thần phân cấp mạnh cho các địa phương với nội dung thi, hình thức thi, đề thi, thời gian thi cơ bản ổn định như năm 2019, 2020.
Như vậy, môn Lịch sử là môn học có mặt trong các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Mặt khác, việc xét công nhận tốt nghiệp còn căn cứ vào kết quả học tập lớp 12 của học sinh, trong đó có môn Lịch sử. Do vậy, trong quá trình học tập ở trường THPT, học sinh phải chú trọng đến học tập bộ môn Lịch sử.
Bắc Giang: Đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình mới
Sở GD&ĐT Bắc Giang yêu cầu đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 phải đủ về số lượng, được bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa ban hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học và đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Mục đích của kế hoạch nhằm đảm bảo đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021 đủ về số lượng, được bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sở yêu cầu tập huấn 100% tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học, giáo viên dạy lớp 1 trong triển khai, thực hiện Chương trình GDPT; triển khai thực hiện các văn bản mới theo yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Thống nhất trong công tác chỉ đạo của Bộ GDĐT, công tác triển khai thực hiện của Sở GD&ĐT trong việc chuẩn bị đội ngũ giáo viện dạy lớp 1 năm học 2020- 2021 thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Kinh phí thực hiện kế hoạch bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học và giáo viên dạy lớp 1 từ nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Phòng Tổ chức cán bộ Sở GD&ĐT là đầu mối, chủ trì trong việc xây dựng Kế hoạch tổng thể bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học, giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2021.
Phối hợp với các phòng thuộc Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo đúng lộ trình và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Theo dõi, giám sát tiến độ bồi dưỡng, báo cáo lãnh đạo Sở GD&ĐT; định kỳ, tổng hợp, báo cáo kết quả bồi dưỡng về UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT theo kế hoạch.
Chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non (MN) lấy trẻ làm trung tâm" ở các trường; đổi mới phương pháp giảng dạy đi đôi nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, giáo viên... là những công tác được Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ninh Kiều thực hiện nhằm nâng cao chất...