Nhiều dấu hiệu sai phạm tại ĐH Thái Nguyên: Một ngành 3 năm có 34 SV!
Một ngành có 7 tiến sĩ mà 3 năm chỉ tuyển sinh được 34 sinh viên là thực trạng diễn ra tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai. Đây có phải là hệ quả của việc mở ngành tràn lan?
Ngành Khoa học cây trồng- Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai trong 3 năm chỉ tuyển sinh được 34 sinh viên.
Ba năm tuyển sinh được 34 sinh viên!
Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai được thành lập theo Quyết định số 6189/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện, Phân hiệu đang đào tạo 4 ngành nhưng có tới 3 ngành tuyển sinh không đủ chỉ tiêu gồm: Chăn nuôi; Khoa học cây trồng; Quản lý tài nguyên và môi trường.
Tính đến ngày 15/11/2018, ngành Khoa học cây trồng có 7 giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ, trong đó có 2 giảng viên hàm phó giáo sư. Trong đề án tuyển sinh cho thấy, mỗi năm ngành này Phân hiệu tuyển sinh 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 chỉ tuyển được 22 chỉ tiêu; năm 2017 tuyển được 8 chỉ tiêu và năm 2018 có 4 sinh viên trúng tuyển.
Đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành Khoa học cây trồng và ngành Chăn nuôi.
Như vậy, từ khi thành lập phân hiệu, đã 3 năm tuyển sinh nhưng ngành Khoa học cây trồng chỉ có… 34 sinh viên theo học.
Tương tự, tại ngành Chăn nuôi, mỗi năm vẫn tuyển 50 chỉ tiêu, nhưng năm 2016 có 25 sinh viên trúng tuyển; năm 2017 có 20 sinh viên và năm 2018 chỉ có 9 sinh viên theo học. Trong khi ngành này có tới 5 giảng viên cơ hữu (3 thạc sĩ, 2 tiến sĩ).
Tuy nhiên, ngành khoa học cây trồng, năm 2017 chỉ có 8 sinh viên trúng tuyển, năm 2018, có 4 sinh viên trúng tuyển
Năm 2017 và năm 2018, tại ngành Chăn nuôi, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, số sinh viên trúng tuyển có nhích lên nhưng không đáng kể
Video đang HOT
Còn ngành Quản lý tài nguyên và môi trường, cũng với 50 chỉ tiêu mỗi năm, năm 2016 Phân hiệu tuyển được 33 sinh viên; năm 2017 tuyển được 8 sinh viên; năm 2018 có 9 sinh viên theo học.
Tổng 3 năm, ngành Quản lý tài nguyên và môi trường Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai có 50 sinh viên theo học, trong khi ngành này có tới 9 giảng viên cơ hữu (gồm 4 tiến sĩ, 5 thạc sĩ).
Điều động giảng viên để mở ngành?
Như đã phản ánh ở các bài trước, Đại học Thái Nguyên có 3 ngành vi phạm khoản 1, Điều 2, Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT (nay là Thông tư 22/2017/TT-BGDT), gồm: Thông tin – Thư viện, Luật (Trường Đại học khoa); Quản trị văn phòng (Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông) về điều kiện mở ngành đào tạo.
Mới đây, Đại học Thái Nguyên tiếp tục có dấu hiệu sai phạm khi mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thuộc Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai.
Bà Phạm Thị Phương Thái hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này.
Trả lời phóng viên về vấn đề này, Đại học Thái Nguyên cho biết, để đảm bảo cho việc mở ngành theo đúng quy định, Đại học Thái Nguyên đã có quyết định điều động các giảng viên của Đại học (Đại học Khoa học – PV) sang công tác tại Phân hiệu, trong đó, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có 04 giảng viên được điều động từ Trường Đại học Khoa học, trong đó có 1 PGS.TS, 03 ThS ngành văn hóa, du lịch để phục vụ mở ngành tại Phân hiệu.
Đại học Thái Nguyên cho biết, đối chiếu với các quy định tại Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phân hiệu đã thực hiện đúng các quy định và hoàn toàn đủ điểu kiện để mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hệ chính quy.
Tuy nhiên, Đại học Thái Nguyên không hề nhắc đến trường hợp PGS.TS. Phạm Thị Phương Thái, hiện là Phó hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học, kiêm một trưởng khoa tại trường này. Bà Thái là tiến sĩ ngữ văn, không đúng với ngành được mở tại Phân viện.
Trên thông báo công khai, bà Thái, bà Nguyễn Ngọc Lan, Hoàng Thị Phương Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu của Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai
Đặc biệt, bà Thái, bà Lan và bà Nga đang là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học. Khi điều động lên Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai để mở ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì Phân hiệu lại “biến” 3 giảng viên này thành giảng viên cơ hữu của mình.
Theo thông báo công khai thì hiện nay, bà Thái, bà Lan và bà Nga vừa là giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Khoa học, vừa là giảng viên cơ hữu tai Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai, vi phạm quy định tại Điều 3, Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT ngày 17/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Có phải mục đích Đại học Thái Nguyên điều động giảng viên cơ hữu từ Trường Đại học Khoa học lên Phân viện Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai để đủ điều kiện mở ngành đào tạo mới?
Mới đây, Cục cảnh sát kinh tế (C03) – Bộ Công an có công văn gửi Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên thông báo về kết quả xác minh ban đầu xung quanh những phản ánh về Đề tài nghiên cứu cấp Bộ mang tên: “Nghiên cứu giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ sinh con mắc bệnh Thalassemia (thiếu máu, tan máu bẩm sinh) ở phụ nữ người dân tộc tại khu vực miền núi phía Bắc do ông Nguyễn Tiến Dũng làm chủ nhiệm đề tài có dấu hiệu vi phạm.
Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên.
Theo văn bản của C03 thì ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên là chủ nhiệm đề tài, là người ký duyệt hồ sơ quyết toán có dấu hiệu lập khống, quyết toán số tiền 253 triệu đồng mua vật tư, hóa chất phục vụ đề tài từ nguồn tiền đầu tư ngân sách.
Căn cứ tính chất, mức độ và thẩm quyền điều tra, C03 đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến Công an tỉnh Thái Nguyên thiếp tục thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.
Hoàng Văn
Theo kinhtenongthon
"Chúng em học làm chiến sỹ" - đong đầy những yêu thương!
Tiếp nối thành công của 8 năm qua, Chương trình "Chúng em học làm chiến sỹ" năm nay được Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên tái khởi động vào đầu tháng 6, hứa hẹn sẽ là một sân chơi thú vị và bổ ích dành cho thanh thiếu niên vào dịp hè.
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) Đại học Thái Nguyên là cơ sở đầu tiên trong cả nước có nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên góp phần bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với mục tiêu xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam tự lực và kiên cường với đầy đủ sức khỏe, kiến thức, kỹ năng sống và bản lĩnh đương đầu với mọi thử thách trong thời đại mới, giáo dục tinh thần kỷ luật, tính tự lập và trau rồi kỹ năng sống. Nâng cao thể chất và tinh thần cho thanh thiếu niên Việt Nam. Chương trình " Chúng em học làm chiến sỹ" đã được Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên tổ chức từ năm 2011 đến nay đã có "thương hiệu" và được xã hội đánh giá rất cao.
PGS.TS Hà QuangTiến Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh - Đại học Thái Nguyên
Đây là mô hình giáo dục nhân cách, xây dựng và phát triển tư duy mới, phát triển cảm quan về cuộc sống con người, nâng cao tính kỷ luật, tính tập thể, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ và trang bị kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử, kỹ năng tự lập, tinh thần đoàn kết, kiến thức quốc phòng và an ninh,... để thanh thiếu niên trưởng thành hơn trong cuộc sống.
Đồng thời, gắn kết tình cảm giữa thanh thiếu niên với gia đình, bạn bè, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, đáp ứng sự mong mỏi của nhà trường, gia đình và xã hội. Khi tham gia chương trình "Chúng em học làm chiến sỹ", các "chiến sỹ nhí" sẽ có được những bài học quý giá về tính kỷ luật, sáng tạo, ý thức tự giác, tính trung thực, sự dũng cảm, sự chia sẻ và ý chí vươn lên,...
Từ những bài tập thể dục buổi sáng, trò chơi vận động, tăng gia sản xuất, hoạt động giao lưu văn nghệ; hoạt động thể thao, hành quân dã ngoại và tự nấu ăn dã ngoại,... đến các nội dung khơi gợi cảm xúc cho các em như: viết nhật ký, viết thư gửi gia đình,... qua đó giúp các "chiến sỹ nhí" cảm nhận những giá trị của cuộc sống. Từ đó nâng cao ý thức cảm quan về con người, biết chia sẻ và giúp đỡ mọi người đúng cách.
Hành quân dã ngoại
Với một cơ sở khang trang có diện tích hơn 15ha, môi trường cảnh quan sạch đẹp, đội ngũ cán bộ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình cùng với đội ngũ tình nguyện viên năng động, được huấn luyện một cách bài bản,... với triết lý "Kiến tạo giá trị theo Tiếp cận tri thức và Rèn luyện kỷ luật", Chương trình "Chúng em học làm chiến sỹ" của Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên sẽ giúp các em được vui, được chơi, được học, được trải nghiệm và được vun đắp những giá trị sống tốt đẹp.
Theo GDTĐ
Nhiều dấu hiệu sai phạm tại Đại học Thái Nguyên: Biết sai vẫn làm? Không chỉ giáo viên chưa đủ tiêu chuẩn vẫn bổ nhiệm làm trưởng khoa, một số trường đại học thành viên Đại học Thái Nguyên còn chưa đủ điều kiện để mở ngành nhưng vẫn được kiểm định chất lượng và tuyển sinh đào tạo?! Ảnh: tnu.edu.vn "Bùa hộ mệnh"? Luật Giáo dục đại học (Luật GDĐH) hiện hành quy định quyền tự...