Nhiều đại biểu thấu cảm với Bộ trưởng Nhạ
“Nhiệm kỳ mới được hai năm, không phải chúng ta biện bạch cho cái sự chậm nhưng cần chia sẻ những khó khăn cho người kế thừa. Vì, kế thừa mà gần như làm lại”.
Ngày mai (2/11), tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ sẽ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Bên hành lang kỳ họp thứ 4, ngày 31/10, trao đổi với báo chí, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: “Tôi từng tham gia rất nhiều những cuộc thảo luận về giáo dục.
Tôi thấy, giáo dục là vấn đề luôn luôn chịu tác động mạnh mẽ từ các vấn đề xã hội và giải quyết không đơn giản chút nào”.
Đại biểu Dương Trung Quốc đoàn Đồng Nai. Ảnh: Trung tâm thông tin Quốc hội.
Đại biểu Dương Trung Quốc chia sẻ: “Việc chúng ta cố gắng xây dựng một chương trình giáo dục phù hợp với Việt Nam rất cần thiết, có thể nói đã vật vã bao nhiêu năm nay.
Chương trình phổ thông mới, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội đã thảo luận rất kỹ thậm chí gợi ý lùi nhiều thời gian hơn nữa. Bởi vì, chúng ta không thể biến học trò thành đối tượng thử nghiệm được.
Vì cần có thời gian trong khi chúng ta chịu áp lực của nhiệm kỳ. Chúng ta nên nhớ, khi kết thúc nhiệm kỳ trước, vấn đề giáo dục bừa bộn như thế.
Nay nhiệm kỳ mới được hai năm, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phải kế thừa cái cũ, để thực hiện nghị quyết mới được một thời gian ngắn.
Chuyện này, tôi mong muốn tạo thời gian nhiều hơn để có cơ sở chuẩn bị tốt hơn cho chương trình mới”.
Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết thêm: “Vấn đề không đơn giản là xây dựng chương trình, sách giáo khoa mà sách giáo khoa đi vào nhà trường phải qua thầy cô, rồi cần điều chỉnh… Tất cả điều đó cần phải có thời gian.
Khi thảo luận chúng tôi thấy bên ngành giáo dục rất quyết tâm, muốn chỉ lùi một năm với cách tính toán cuốn chiếu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cố gắng nỗ lực không để thời gian áp dụng chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới lùi lại quá lâu.
Vì nếu lùi lại quá lâu thì sẽ bước sang một nhiệm kỳ nữa, không chừng nó rơi vào một chặng đường khác.
Video đang HOT
Tôi cho cách nghĩ nào cũng tốt, tôi nghĩ nên tạo môi trường ủng hộ cho người ta. Nhìn thấy trước khó, nhưng khó nhất ở lĩnh vực giáo dục là không cho phép sai sót, làm lại”.
Đại biểu Dương Trung Quốc nhấn mạnh: “Tôi đồng ý lùi lại để triển khai chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới để làm cho tốt hơn. Bởi vì bản thân việc xây dựng chương trình phổ thông mới khi kết thúc nhiệm kỳ trước còn bề bộn như câu chuyện môn sử bàn còn hay không còn trong chương trình mới. Trong khi, nhiệm kỳ này mới được hai năm.
Tôi phân tích như vậy không phải biện bạch cho cái sự chậm mà để chia sẻ những khó khăn cho người kế thừa. Nếu kế thừa cái gì đó thong dong, thanh thoát thì lại dễ, còn kế thừa gần như làm lại phải có thời gian để chuẩn bị tốt.
Tôi cũng chia sẻ với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố gắng lắm khi đề xuất xin lùi một năm. Vấn đề này cũng được thảo luận rất kỹ giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.
Đây là một ghi nhận, một sự quyết tâm, chia sẻ khó khăn, đó là một thử thách rất lớn”.
Đại biểu Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình (ảnh Trinh Phúc).
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương đoàn Ninh Bình có ý kiến: “Trong tờ trình của Quốc hội xin lùi thời gian thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
Trong tờ trình của Chính phủ cũng nêu rõ lý do vì sao xin lùi. Tôi đồng tình với lý do đó. Bởi lẽ, giáo dục là vấn đề rất hệ trọng của quốc gia, không thể thiếu cân nhắc khi làm”.
Vị đại biểu này cho rằng: “Rõ ràng, chúng ta mong muốn triển khai chương trình vào năm 2018, nhưng vì là việc hệ trọng nên cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trên cơ sở cơ quan chuyên môn, lắng nghe ý kiến của tất cả các nhà khoa học, của các thầy giáo, cô giáo và học sinh để hoàn thiện khung chương trình và sách giáo khoa một cách phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Chính vì thế, việc lùi lại để thực hiện cho tốt hơn, chuẩn mực hơn là rất cần thiết, không nên quá lo lắng vào việc triển khai chậm”.
Cũng theo đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương: “Chương trình mới cần được triển khai thì song song với nó là chuẩn bị đội ngũ cho tốt, tập huấn đội ngũ giáo viên.
Việc dạy tích hợp tôi cho là một thách thức mới. Tôi cho rằng, dạy tích hợp là đúng, thể hiện tinh thần tiếp thu tiên tiến của thế giới.
Quan trọng là do cách làm hay cũng chính là khâu chuẩn bị. Phương pháp dạy tích hợp chưa chuẩn bị đồng bộ thì chưa phát huy được.
Còn nếu triển khai dạy học theo tích hợp thì giúp học sinh có kiến thức tổng hợp và thực tiễn hơn. Các lĩnh vực, kiến thức khoa học gần nhau được tích hợp trong một bài giảng thì sau này, tiếp thu và đi vào thực tiễn sẽ giúp học sinh nhận thức tốt hơn”.
Theo GDVN
Làm nhanh, nóng vội với giáo dục thì không thể hiệu quả được!
Phải làm cho kỹ nếu cần thiết không chỉ lùi một năm mà vài năm cũng được, không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới...
Trong chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 14, có nội dung Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Xung quanh nội dung này, ngày 27/10, bên hành lang kỳ họp thứ 4, phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình).
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: "Làm nhanh, nóng vội với giáo dục thì không thể hiệu quả được" (ảnh Trinh Phúc).
Qua trao đổi có thể thấy, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương rất đồng tình lùi thời điểm triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới.
Ông Nguyễn Ngọc Phương cho rằng: "Phải làm cho kỹ nếu cần thiết không chỉ lùi một năm mà vài năm cũng được, không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới".
Trước thắc mắc, nếu việc lùi chương trình một năm mà vẫn chưa chuẩn bị được tốt và khắc phục được điều kiện để triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới thì trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào, vị đại biểu này cho rằng: "Theo tinh thần của Trung ương, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu.
Khi đã nói giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu thì Đảng rất quan tâm, Chính phủ rất quan tâm, Quốc hội cũng rất quan tâm nên ai cũng muốn làm cho nhanh.
Nhưng bài học làm nhanh, nóng vội với giáo dục thì không thể hiệu quả được. Chính vì thế, theo tôi nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm cao phải làm kỹ.
Không thể nói Bộ Giáo dục và Đào tạo đem kế hoạch thay đổi đi thì trách nhiệm thấp là không đúng".
Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới nhiều người sợ rằng nếu tính toán không kỹ sẽ rơi vào vết xe đổ của VNEN, sẽ bị phụ huynh phản đối, nhiều địa phương tẩy chay, ông Nguyễn Ngọc Phương có quan điểm rằng:
"Cải cách giáo dục, kể cả VNEN là nằm trong hệ thống cải cách giáo dục. Tôi cho rằng, tất cả cải cách giáo dục thời gian qua đều thất bại, hiệu quả thấp, không đưa lại niềm tin cho người dân và kể cả xã hội.
Lỗi trước hết xuất phát từ Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc áp dụng thí điểm, hiệu quả thấp. Việc áp dụng đổi mới giáo dục phải tính đến điều kiện của Việt Nam, môi trường Việt Nam.
Cách giảng dạy của Việt Nam thì phải theo lối đi của Việt Nam. Bây giờ, đội ngũ của chúng ta còn nhiều hạn chế nhưng đưa áp dụng nóng vội một mô hình giáo dục tiên tiến như VNEN là chưa phù hợp.
Thực ra, mô hình trường học mới VNEN là tiên tiến nhưng đội ngũ giáo viên hiện chưa đủ khả năng, chưa tiếp cận được với chương trình ấy".
Theo vị đại biểu Quốc hội của đoàn Quảng Bình: "Việc nhiều năm đổi mới giáo dục chưa thành công, nguyên nhân trong đó có sự nóng vội, thiếu rà soát, thiếu tính toán, thiếu cân nhắc, thiếu đồng bộ.
Thay đổi về chương trình trước hết phải tính đến yếu tố con người. Nên phải thay đổi về đào tạo đội ngũ giáo viên, tiếp đến là cơ sở vật chất.
Phải triển khai có hiệu quả về thực nghiệm chương trình để rút kinh nghiệm. Trong quá trình chỉ đạo, phải tổng kết kinh nghiệm trong điều hành, quản lý.
Những việc này thời gian qua làm có sự hạn chế. Lần này phải khắc phục những việc này đã để mang lại hiệu quả hơn".
Trao đổi với đại biểu Nguyễn Ngọc Phương có thể thấy, để thành công trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này thì thách thức lớn nhất là chất lượng đội ngũ.
Chương trình tốt, sách giáo khoa tốt nhưng đội ngũ không được đào tạo lại để phù hợp với nội dung và chương trình thì khó thực hiện.
Thêm nữa, điều kiện cơ sở vật chất hiện nay để thực hiện đáp ứng yêu cầu của nâng cao cải cách giáo dục là không thể đáp ứng được. Đấy là yếu tố gây hạn chế của giáo dục.
Vị đại biểu này cho rằng: "Thời gian tới, đối với chương trình phải soạn thảo kỹ lượng, khi ứng dụng phải thực nghiệm, lấy ý kiến trong hệ thống giáo dục, lấy ý kiến của các nhà khoa học và các nhà giáo đã nghỉ hưu.
Đối với cơ sở vật chất phải yêu cầu các tỉnh, xã - phường phải đầu tư, kêu gọi xã hội hóa, nâng mức đóng góp địa phương lên để tạo điều kiện và phải thay đổi đào tạo đội ngũ giáo viên phù hợp với chương trình".
Trước thực tế, việc dành sự quan tâm lớn cho xây dựng chương trình trong khi ít quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng:
"Nếu chỉ quan tâm đến chương trình sách giáo khoa và không quan tâm đến chất lượng đội ngũ và điều kiện triển khai thì chắc chắn triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa lần này sẽ mang lại hiệu quả không cao"
Theo GDVN
Tích hợp 1 sách 3 thầy là một bước thụt lùi của chương trình mới Việc ghép cơ học 2 hay 3 môn vào một môn học mới là điều không nên thậm chí phản khoa học trong khi thực tế chưa cho phép. Vấn đề đổi mới căn bản toàn diện giáo dục luôn là vấn đề cấp bách, cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) đã xác định: "Tiếp...