Nhiều chính trị gia kêu gọi Pháp tính đến khả năng rời NATO
Sau khi Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm, các tầng lớp chính trị Pháp, từ cánh tả đến cánh hữu đều chưa nguôi giận dữ.
Tất cả đều cho rằng Pháp cần có hành động đáp trả mạnh mẽ và ủng hộ Pháp rời khỏi NATO.
Bộ trưởng Quân đội Pháp Florence Parly cho biết, Pháp đang đánh giá lại các mối quan hệ đồng minh hiện nay (Ảnh: Reuters).
Ngày hôm qua (22/9) giải trình trước Quốc hội về vụ việc Australia hủy bỏ hợp đồng mua tàu ngầm để ký với Mỹ, Bộ trưởng Quân đội Pháp, bà Florence Parly cho biết Pháp đang đánh giá lại các mối quan hệ đồng minh hiện nay, nhất là phản ứng từ các đối tác châu Âu: “Chúng tôi hiện đang đánh giá các lựa chọn đối với từng đối tác. Hiện tại, việc Ngoại trưởng Jean Yves Le Drian tham dự diễn đàn Liên Hợp Quốc tại New York cũng là để “chia sẻ” với các đối tác châu Âu về cách hành xử chung của châu Âu”.
Theo Ngoại trưởng Pháp Le Drian cũng đánh giá bất đồng giữa Pháp và Mỹ hiện nay nằm ở cách định nghĩa khái niệm chiến lược mới của NATO dự kiến sẽ được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO vào năm tới tại Tây Ban Nha. Đối với Pháp, NATO cần dựa trên những giá trị cơ bản và những gì vừa xảy ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành khái niệm chiến lược mới của NATO.
Người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal cũng nhấn mạnh Pháp đã gánh vác trọng trách cho cả châu Âu trong suốt nhiều năm qua, đồng thời, cho biết Pháp chờ đợi Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2022 để các thành viên cần giải thích rõ khái niệm của mình, trước khi nước này cân nhắc khả năng rời NATO.
Hai ứng viên lớn tranh cử Tổng thống Pháp năm 2022 thuộc cánh hữu là ông Xavier Bertrand, lãnh đạo đảng “Những người Cộng hòa” và bà Valérie Pécresse đứng đầu đảng “Tự do”, đã đề xuất tổ chức một hội nghị thượng đỉnh NATO bất thường để xem xét rời khỏi Liên minh quân sự này. Theo ông Xavier Bertrand, Mỹ giờ đây đã không còn coi trọng Pháp và Pháp cần phải đánh giá lại mức độ tin tưởng dành cho đối tác lớn này. Trong khi đó, bà Valérie Pécresse bày tỏ hoài nghi về ý tưởng Pháp nên tiếp tục ở lại NATO sau hành động của Mỹ, và cho rằng đó là điều không nên có giữa các đồng minh.
Ý tưởng Pháp rời NATO cũng nhận được sự chia sẻ từ khối cánh tả. Lãnh đạo đảng nước Pháp bất khuất Jean Luc Melenchon cho rằng đã đến lúc Pháp ngừng ảo tưởng, cần từ chối hợp tác và rời khỏi NATO cũng như yêu cầu Mỹ dời Trung tâm quân sự không gian của NATO ra khỏi thành phố Toulouse. Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel thì cho rằng Pháp cần hành động đáp trả mạnh mẽ đối với Mỹ và rời khỏi NATO là một lựa chọn.
Video đang HOT
Chủ tịch tạm quyền đảng Cực hữu Tập hợp quốc gia Jordan Bardella khẳng định việc Pháp rút khỏi NATO sẽ cho phép nước này tập trung nguồn lực, có được sự tự do và động lập hành động.
Trong quá khứ, Pháp từng rời khỏi Bộ Chỉ huy liên hợp NATO năm 1966 và mới chỉ quay trở lại vào năm 2009 dưới thời cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy.
Trả lời trên truyền hình, ông Nicolas Sarkozy ủng hộ một hành động đáp trả mạnh mẽ từ Tổng thống Emmanuel Macron:”Chính từ cuộc khủng hoảng hiện nay, Pháp cần phải đặt lại những câu hỏi này và đánh giá lại những vấn đề liên quan. Một khi bị tấn công thì nước Pháp không thể không đáp trả. Pháp là một nước lớn và không thể yếu đuối”.
Năm 2019, Tổng thống Pháp Macron từng dùng những từ ngữ gay gắt để nói về NATO khi cho rằng Khối quân sự này đã “chết não”. Vào thời điểm đó, NATO không nhận được sự hợp tác từ chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khi Mỹ liên tục cắt giảm phần đóng trong ngân sách chung cũng như không ủng hộ các đồng minh châu Âu trong NATO xử lý vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyên gia cảnh báo việc Pháp triệu hồi đại sứ chỉ là 'phần nổi của tảng băng chìm'
Các nhà phân tích cảnh báo rằng quyết định chưa từng có về việc triệu hồi các đại sứ từ Mỹ và Australia của Pháp không chỉ là một sự trả đũa ngoại giao.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian. Ảnh: Guardian
Theo trang Guardian (Anh), động thái triệu hồi đại sứ từ Mỹ và Australia của Pháp được đưa ra nhằm phản đối quyết định bất ngờ của Canberra về việc hủy hợp đồng tàu ngầm do Pháp chế tạo và hiệp ước an ninh của nước này với Washington và London. Các chuyên gia cho rằng hiệp ước này sẽ ảnh hưởng đến vai trò của Pháp và châu Âu ở NATO, cũng như mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Anh.
Giới chức Pháp cáo buộc Australia, Mỹ và Anh đã hành xử một cách phiến diện, phản bội và làm bẽ mặt nước Pháp.
Ông Peter Ricketts, cựu thư ký thường trực của Bộ Ngoại giao và là cựu đại sứ Anh tại Pháp, chia sẻ với BBC Radio 4's Today hôm 18/9: "Đây không chỉ là một sự trả đũa ngoại giao. Việc triệu hồi đại sứ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm".
"Pháp có cảm giác về một sự phản bội sâu sắc, bởi đây không chỉ là một hợp đồng vũ khí, nó còn liên quan đến việc Pháp thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Australia. Giờ đây, Australia đã vứt bỏ điều đó. Quốc gia này đã đàm phán với 2 đồng minh NATO, Mỹ và Anh, sau lưng Pháp, để thay thế nó bằng một hợp đồng hoàn toàn khác", ông nói.
Ông Ricketts cho rằng đối với người Pháp, điều này giống như việc mất hoàn toàn lòng tin với các đồng minh và đặt ra dấu hỏi về mục đích của NATO. Động thái này cũng gây rạn nứt lớn trong liên minh NATO.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Anh Boris Johnson tại sự kiện công bố thiết lập thỏa thuận AUKUS. Ảnh: Reuters
Việc triệu hồi các đại sứ Pháp do chính Tổng thống Emmanuel Macron đưa ra. Người phát ngôn của Điện Elysée cho biết "mức độ nghiêm trọng" của tình hình đã dẫn đến phản ứng của tổng thống.
"Ngoài câu hỏi về việc vi phạm hợp đồng và những hậu quả của nó, quyết định này còn phản ánh về mối quan hệ liên minh chiến lược. Hành vi như vậy là không thể chấp nhận được giữa các đồng minh", Điện Elysée cho biết.
Trong một tuyên bố vào tối 17/9, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng nhấn mạnh: "Quyết định đặc biệt này phù hợp mức độ nghiêm trọng của các thông báo mà Australia và Mỹ đã đưa ra hôm 15/9".
Pháp rất tức giận trước quyết định huỷ hợp đồng trị giá 65 tỷ USD mà Australia ký kết với công ty Naval Group của nước này nhằm chế tạo một hạm đội 12 tàu ngầm tấn công tối tân. Naval Group cũng nói rằng thỏa thuận mua các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh chế tạo của Canberra, thay vì từ Pháp, là một "sự thất vọng lớn".
Ngoại trưởng Le Drian đã mô tả hiệp ước an ninh ba bên AUKUS, bao gồm cả thỏa thuận tàu ngầm, như một "cú đâm sau lưng".
"Việc từ bỏ dự án tàu ngầm lớp đại dương liên kết giữa Australia và Pháp từ năm 2016, cùng tuyên bố hợp tác mới với Mỹ để khởi động các nghiên cứu về khả năng hợp tác trong tương lai đối với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, là hành vi không thể chấp nhận được giữa các đồng minh và đối tác. Hậu quả của điều này ảnh hưởng đến quan niệm của chúng ta về các liên minh, quan hệ đối tác của chúng ta và tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với châu Âu", ông nói thêm.
Thủ tướng Scott Morrison và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee hồi tháng 6. Ảnh: Getty Images
Paris cũng rất tức giận trước những tuyên bố được cho là "thiếu trung thực" từ phía Australia. Trước đó, Thủ tướng Scott Morrison cho biết Canberra muốn các tàu ngầm hạt nhân "có khả năng tự hành tốt hơn và kín đáo hơn so với các tàu ngầm thông thường mà Pháp đề xuất".
Pháp cho biết họ đã thay đổi thiết kế của các tàu ngầm hạt nhân sang động cơ diesel vì đó là điều mà Australia mong muốn và đã yêu cầu.
Về quan hệ đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Pháp vốn là một đồng minh tự nhiên với Australia, khi nước này có 2 lãnh thổ hải ngoại French Polynesian và New Caledonia, là nơi sinh sống của trên 1,6 triệu công dân Pháp trong khu vực. Pháp cũng là quốc gia châu Âu duy nhất có sự hiện diện quân sự trong khu vực này, với 8.000 binh sĩ và hàng chục tàu ngầm hạt nhân ở một số căn cứ.
Bà Nathalie Goulet - thành viên phe đối lập và là Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và Lực lượng vũ trang Sénat của Pháp - cũng nhận định tình hình "rất đáng lo ngại".
"Ai đó lẽ ra phải cảnh báo trước hành vi vi phạm hợp đồng này. Đó là thất bại đối với một ngành công nghiệp, tình báo, truyền thông và gây bẽ bàng trước công chúng", bà nói.
Đây là lần đầu tiên Paris triệu hồi một đại sứ của Washington. Hai quốc gia này đã là đồng minh kể từ cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Pháp cũng đã hủy tiệc chiêu đãi dự kiến được tổ chức vào ngày 18/9 để kỷ niệm Trận chiến Chesapeake, ngày kỷ niệm chiến thắng của hải quân Pháp trước hạm đội Anh hồi tháng 5/1781.
Trong khi đó, một quan chức Nhà Trắng nói với Reuters rằng Mỹ rất lấy làm tiếc về quyết định của Pháp và cho biết Washington đã liên hệ chặt chẽ với Paris. Quan chức này tiết lộ Mỹ sẽ tham gia giải quyết những bất đồng giữa hai nước vào những ngày tới.
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao Pháp nhận định trong tình hình này, Anh đã hành động một cách thực dụng.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Australia, Marise Payne cho biết bà hiểu "sự thất vọng" của Paris. Bà mong muốn được làm việc với Pháp để đảm bảo rằng nước này hiểu được "giá trị mà Australia đặt ra đối với quan hệ song phương và công việc mà hai nước muốn tiếp tục thực hiện cùng nhau".
Pháp cảnh báo khủng hoảng ngoại giao chưa từng có với Mỹ và Australia Ngoại trưởng Pháp cho biết nước này đang rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại giao chưa từng có với Mỹ và Australia sau thỏa thuận lịch sử về hợp tác tàu ngầm. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian (Ảnh: Tehran Times). "Việc lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ giữa Mỹ và Pháp, chúng tôi triệu hồi đại sứ để tham vấn...