Nhiều câu sai đáp án trong bộ đề ôn Sử vào lớp 10 của Sở GD&ĐT Hà Nội
Giáo viên dạy Lịch sử cho rằng đáp án câu 11 trong bộ đề này chưa chính xác.
Một phụ huynh có con học trường THCS ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết con chị nói nhiều đáp án trong bộ đề ôn tập Sử trên mạng sai so với sách giáo khoa.
Chẳng hạn, câu số 35 của một đề hỏi: “Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản nhất thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam là gì?”.
Đáp án đưa ra là “chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”, nhưng đây là đáp án sai so với sách giáo khoa. Đáp án đúng phải là “chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.
Một câu khác trong bộ đề được phản ánh là có đáp án không chính xác.
Ông Kiều Văn Minh – Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Hà Nội – cho hay sau khi nhận được phản ánh, ông sẽ yêu cầu các bộ phận liên quan rà soát.
Trước đó, chiều 7/5, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố 24 bộ đề ôn tập môn Sử lớp 9 lên mạng xã hội trực tuyến ViettelStudy, giúp hơn 100.000 học sinh ôn thi vào lớp 10.
Các em có thể truy cập miễn phí và ôn tập trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng.
Video đang HOT
24 bộ đề được biên soạn theo cấu trúc của Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành. Trước khi đưa lên hệ thống học tập trực tuyến, bộ đề đã được thẩm định.
2019 là năm đầu tiên Hà Nội tổ chức thi vào lớp 10 gồm 4 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Thí sinh thi tự luận môn Toán, Văn trong 120 phút, môn Ngoại ngữ, Lịch sử thi trắc nghiệm 60 phút mỗi môn. Kỳ thi này sẽ diễn ra ngày 2-3/6.
Theo zing.vnv
Hà Nội: Tăng cường mở rộng trường chất lượng cao đáp ứng thời đại 4.0
Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, đến nay, Hà Nội có gần 20 trường chất lượng cao. Chính vì vậy, các vấn đề trường học kỹ thuật số, giáo dục chất lượng cao, xu hướng kinh tế thế giới, xu hướng việc làm và giảng dạy công nghệ số... cần được các nhà quản lý giáo dục quan tâm, nắm rõ.
Hà Nội: Tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục nhằm thúc đẩy giáo dục chất lượng cao
Ngày 12/5, Sở GD&ĐT Hà Nội, trường Quốc tế Liên Hợp Quốc (UNIS) và trường Đại học Anh Quốc (BUV) đã phối hợp tổ chức hội thảo: " Trường học Chất lượng cao trong thời đại 4.0: Nhận định, Thách thức và Giải pháp công nghệ".
Tham gia hội thảo có hơn 120 đại biểu là các nhà quản lý giáo dục của hơn 60 trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội cùng nhiều diễn giả quốc tế uy tín đến từ Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Phụ nữ Liên Hợp Quốc...
Trong bối cảnh Việt Nam đang sở hữu dân số trẻ và hệ thống giáo dục toàn diện đồng thời nhận được sự đánh giá cao về những tiến bộ khoa học và công nghệ. Theo đó, các nhà giáo dục sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy sinh viên sáng tạo, có tư duy tiến bộ nhằm đóng góp hơn nữa cho sự thành công của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiệu trưởng trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, Giáo sư-Tiến sĩ Raymond Gordon cho biết, hội thảo sẽ cung cấp cho người tham dự với cách nhìn chuyên sâu về những xu hướng phát triển giáo dục mới nhất, nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động trên lớp cùng những bộ kĩ năng cần thiết giúp sinh viên thành công trong môi trường làm việc ngày càng cạnh tranh như hiện nay.
Đồng thời, nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường giáo dục và những nhu cầu giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, để giúp học sinh sau khi rời ghế nhà trường có thể tận dụng được các cơ hội trong tương lai.
Diễn đàn cũng là dịp để các nhà quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo trình bày các vấn đề chính mà những người làm giáo dục ngày nay đang phải đối mặt - công nghệ, đổi mới, môi trường, sự bình đẳng giới và thay đổi sư phạm. Đồng thời đề ra những nhận định, giải pháp về môi trường học chất lượng cao cho tương lai.
Các đại biểu đặt câu hỏi với các diễn giả chương trình
Các chủ đề quan trọng được các diễn giả đưa ra hội thảo như: "Giảng viên trong thời kỳ 4.0: Những ví dụ khơi dậy cảm hứng" từ Tiến sĩ Tshering Lama (Diễn đàn Kinh tế thế giới); "Lớp học được trao quyền" từ bà Sue Nguyễn (Cán bộ Chương trình, Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp Quốc); "Các hệ thống học tập" từ ông Sujoy Chaudhuri (Giám đốc Bộ phận phân tích Học tập, Consilience) và "STEM trong các trường học chất lượng cao thời đại 4.0" do đại diện trường PTTH Hà Nội-Amsterdam trình bày.
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, Việt Nam đang trong tiến trình đổi mới mạnh mẽ về giáo dục, đặc biệt là trong vòng 5 năm nay, và sự đổi mới này mang lại cho chúng ta cả thách thức và cơ hội. Hà Nội có khoảng 2 triệu học sinh và 3.000 trường học, với vị thế của thủ đô, Hà Nội xác định phải đi tiên phong trong tiến trình đổi mới này.
Một trong những ưu tiên rất quan trọng của giáo dục Hà Nội là hợp tác quốc tế, tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới và lựa chọn những đối tác quốc tế uy tín để hợp tác.
Ông Quang cho hay, Hà Nội đã xây dựng một mô hình trường chất lượng cao với đầy đủ các tiêu chí và hành lang pháp lý để vận hành cơ chế này.
Đến nay, Hà Nội có gần 20 trường chất lượng cao. Chính vì vậy, các vấn đề trường học kỹ thuật số, giáo dục chất lượng cao và thách thức với giáo viên, xu hướng kinh tế thế giới, xu hướng việc làm và giảng dạy công nghệ số... đưa ra tại hội thảo rất thiết thực với đội ngũ quản lý giáo dục HN.
Các nhà quản lý giáo dục Hà Nội tham dự hội thảo
Trung tâm Đào tạo Quốc tế Nâng cao Nghiệp vụ Sư phạm và Kỹ năng học tập
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam đã ra mắt Trung tâm Đào tạo Quốc tế Nâng cao Nghiệp vụ Sư phạm và Kỹ năng học tập.
Tại trung tâm, các nhà giáo dục, các tổ chức giáo dục tại Việt Nam và trong khu vực có thể tham gia những chương trình đào tạo giáo viên hiện đại và sáng tạo cũng như khóa tập huấn nâng cao năng lực với chất lượng cao nhất.
Giám đốc Học vụ trường Đại học Anh Quốc Việt Nam, Christopher Jeffrey, chia sẻ: "BUV luôn hợp tác chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam với cam kết hỗ trợ phát triển giáo dục ở tất cả các cấp. Hôm nay chúng tôi ra mắt Trung tâm Đào tạo Quốc tế Nâng cao Nghiệp vụ Sư phạm và Kỹ năng học tập nhằm hỗ trợ tầm nhìn của Việt Nam trong việc tận dụng tối đa những cơ hội mà Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại."
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu làm rõ việc cô giáo bắt học sinh quỳ trong lớp Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, Hà Nội và trường THCS Tô Hiệu làm rõ vụ việc cô giáo phạt học sinh quỳ trong lớp. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, sở này đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín, Hà Nội, làm rõ sự việc xảy ra tại trường THCS Tô Hiệu,...