Nhiều câu hỏi gắn với thực tiễn
Nhiều giáo viên tại TPHCM cho rằng, đề minh họa mà Bộ GD&ĐT vừa mới công bố có tính phân hóa cao, đáp ứng mục tiêu vừa xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ.
ảnh minh họa
Các câu hỏi trong bài thi trắc nghiệm ngắn gọn, súc tích, rõ ràng hơn, nội dung các câu hỏi hay, có nhiều câu hỏi gắn với thực tiễn. Đề minh họa là căn cứ cho nhiều trường THPT lên kế hoạch ôn tập về nội dung chương trình lớp 11 cho các em HS cuối cấp.
Cách đặt câu hỏi hay, súc tích
Thầy giáo Nguyễn Văn Nhị, giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Hoàng Hoa Thám, quận Bình Thạnh cho biết, qua tham khảo đề minh họa môn Văn, thầy cảm thấy rất hài lòng với cách ra đề. “So với năm ngoái, năm nay đề hay hơn, cụ thể như phần đọc hiểu các câu hỏi ra theo dạng mở, chứ không quá sa đà vào việc kiểm tra kiến thức ngữ pháp. Ví dụ như hỏi: Anh/chị có đồng tình với quan niệm, anh chị hiểu như thế nào?..” – thầy Nhị đánh giá.
Ở phần 2, làm văn, câu hỏi rất sâu sắc về ý nghĩa của sự trải nghiệm trong cuộc sống. Phần nghị luận văn học chính là phần phân hóa cao, những HS khá, giỏi mới có thể giải quyết tốt yêu cầu của câu hỏi. Với đề này, phổ điểm 5 – 6 cho môn Ngữ văn sẽ nhiều nhưng bắt đầu đến điểm 7 – 8 sẽ là không hề dễ dàng.
Video đang HOT
Liên quan đến đề thi minh họa môn Lịch sử, cô giáo Bùi Thị Phượng, Tổ trưởng tổ Lịch sử, Trường THPT Tây Thạnh, quận Tân Phú nhận xét: Về cơ bản, cấu trúc câu hỏi khá giống với đề thi năm 2017. Các câu hỏi trắc nghệm rất rõ ràng, súc tích, ngắn gọn, đi thắng vào vấn đề. Kiến thức lớp 12 dàn trải đều trong chương trình.
Ở phần kiến thức lớp 11, là phần liên quan đến lịch sử Việt Nam từ năm 1858 – 1918, tương ứng từ bài 19 – 24 trong SGK. Điều này cho thấy phần kiến thức có sự liên thông, kết nối logic với phần lịch sử Việt Nam của chương trình lớp 12, giúp HS dễ dàng ôn tập và hệ thống kiến thức. Tuy nhiên, các em phải nắm vững, nhớ một cách chính xác mốc thời gian. Dù kiến thức dàn trải lớp 12 nhưng trong từng giai đoạn sẽ có trọng tâm của nó đòi hỏi các em cần học một cách thực sự, hiểu bài mới có thể đạt điểm khá, giỏi với đề thi này.
Tương tự, sau khi xem đề minh họa môn Giáo dục công dân, cô Nguyễn Thị Hồng Châu, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3) dành nhiều lời khen: “Đề minh họa rất hay, nhiều câu hỏi có tính thực tế và cũng vừa sức với các em. Ở chương trình lớp 11 cũng không có gì khó, tầm khoảng có 8 câu chủ yếu gắn vào 5 bài đầu SGK lớp 11, và phần này cũng khá đơn giản. Ví dụ như câu 106, chị D tích lũy tiền, vàng để dành cho con với dự định 10 năm sau đi du học, việc này vận dụng chức năng gì của tiền tệ. Đọc qua chắc chắn các em cũng có thể biết được đây chính là đáp án A – phương tiện cất trữ.
Ở khoảng 5 – 6 câu cuối có tính phân hóa, để ăn điểm tuyệt đối, các em vừa vận dụng kiến thức, có sự tổng hợp, liên hệ. Với đề thi này, điểm trung bình là trong tầm tay nhưng điểm 9 – 10 đòi hỏi các em phải nắm chắc, có sự hiểu biết, vận dụng với thực tế và tập dượt làm đi làm lại những dạng đi tương tự”.
Gắn với thực tiễn và phân hóa cao
Sau khi xem đề minh họa môn Tiếng Anh, thầy giáo Đỗ Minh Lợi, giáo viên Tiếng Anh, Trường THCS – THPT Hồng Hà (quận Gò Vấp) cho rằng, đề có cấu trúc khá giống với năm 2017, những câu hỏi cuối là những câu phân hóa cao ở dạng bài đọc. Trong đề có nhiều câu mang tính thời sự như đề cập đến nạn phá rừng, trồng cây xanh, kẹt xe ở các thành phố lớn hay cả vấn đề một người lãnh đạo tốt là một người không nên bảo thủ…
Thầy Đỗ Minh Lợi cũng cho hay, đề có câu hỏi ngắn gọn, nếu HS có vốn từ vựng tốt sẽ làm rất nhanh, điểm 5 – 6 là không quá khó, nhưng càng về sau đề tăng mức độ khó đòi hỏi các em không những nắm vững kiến thức cơ bản mà còn phải học nâng cao.
Đánh giá về đề môn Hóa, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du, quận 10 nhận định: Cấu trúc đề gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan, có 22 câu Hóa vô cơ, 18 câu Hóa hữu cơ. Chương trình lớp 11 gồm 12 câu, còn lại là chương trình lớp 12.
Đề ra phân hóa rõ rệt, phân hóa cao, vì vậy chắc chắn chọn lọc được học sinh giỏi tạo điều kiện rõ nhất trong công tác xét tuyển vào ĐH, nhất là các trường Y dược, Bách khoa… Nội dung ra đề bao quát, hay, làm cho người học phải tích cực nhiều hơn trong việc tự học, tự rèn. Thể loại câu hỏi ra đa dạng, mức độ khó tăng dần từ điểm 7 đến điểm 10. Tuy nhiên để đạt điểm 9, 10 là rất khó.
Đề thi minh họa của Bộ là căn cứ để các giáo viên, các trường định hướng cho HS cuối cấp ôn tập kiến thức lớp 11 và soạn thảo nhiều bộ đề tương tự giúp HS tập dượt chuẩn bị cho kỳ thi THPT 2018.
Thầy Nguyễn Đình Độ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú (TPHCM) : “Ngay sau khi có đề minh họa, chúng tôi đã họp tổ chuyên môn và cho HS của trường làm thử để coi như là một lần tập dượt với các em, xem cấu trúc, lượng kiến thức ra sao.
Sau đó, từ bộ đề này, ngoài kiến thức lớp 12 các em đang học, các giáo viên bộ môn sẽ lấy đó làm cơ sở để ôn tập chương trình lớp 11 cũng như soạn ra bộ câu hỏi trắc nghiệm với các nội dung yêu cầu. Dự kiến qua tháng 3, trường sẽ bắt đầu cho các em tập dượt làm bài thi như với Kỳ thi THPT quốc gia, bài thi tự nhiên, bài thi xã hội theo đăng kí dự kiến của các em về chọn bài thi”.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đề tham khảo đa dạng, có tính phân hóa cao
Đề tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2018 tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của giáo viên (GV) và học sinh (HS).
ảnh minh họa
Nhiều GV cho biết sẽ cho HS làm thử và kết quả này sẽ là cơ sở để GV có kế hoạch ôn tập tốt hơn trong gần một học kỳ còn lại.
Nhận xét về đề tham khảo môn giáo dục công dân, bà Đào Thị Hà, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng về cấu trúc đề thi không có sự thay đổi so với năm 2017, đề thi hay và có nhiều câu hỏi liên hệ thực tiễn đời sống xã hội, đáp ứng được yêu cầu phát triển năng lực của HS. Nội dung các câu hỏi đều nằm trong chương trình giáo dục công dân lớp 11 và lớp 12 hiện hành. Các kiến thức trong đề đảm bảo tính chính xác, khoa học, không có câu hỏi nằm trong phần giảm tải. Đề tham khảo mang tính giáo dục cao, đáp ứng được yêu cầu phân hóa năng lực của từng đối tượng HS.
Cũng theo bà Hà, với số lượng câu hỏi vận dụng cao nhiều hơn đề thi năm 2017, HS buộc phải vận dụng nhiều kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề, cũng như lựa chọn phương án đúng bằng sự suy luận, tư duy logic. Các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, giúp HS phân chia thời gian hợp lý, đồng thời tạo tâm lý hứng thú, sự tự tin cho HS trong quá trình làm bài. Lời dẫn và các phương án trả lời hay, rõ ràng, mạch lạc là một trong những đặc trưng của đề thi tham khảo môn giáo dục công dân năm nay.
Tương tự, với môn vật lý, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, GV Trường THPT Xuân Đỉnh (Hà Nội), cho rằng đề thi đáp ứng chương trình vật lý THPT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo kiến thức giao nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Các kiến thức phân bố đều cho toàn chương trình, giữa các chương và các bài học. Tỷ lệ giữa các câu lý thuyết và bài tập phù hợp.
Bà Lan nhận xét đề thi có tính phân hóa cao, đa dạng, gắn liền với các vấn đề cuộc sống, khoa học và công nghệ từ mức độ cơ bản đến vận dụng cao. Các câu đánh giá kiến thức cơ bản ở mức độ nhận biết và thông hiểu từ 1 - 20. Các câu còn lại là vận dụng, được sắp xếp từ dễ đến khó dần. Với cấu trúc này thì tính phân hóa trong kỳ thi rất tốt.
Bên cạnh đó, theo bà Lan, có các câu yêu cầu HS nắm được kiến thức tổng hợp và liên chương trong chương trình vật lý lớp 11 và lớp 12 như các câu 8, câu 23... Với thiết kế các câu hỏi với nội dung như vậy, đòi hỏi HS phải sáng tạo trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm bài.
Theo TNO
Tổ chức ôn tập thi THPT quốc gia trực tuyến Sở GD&ĐT Đồng Tháp hướng dẫn các đơn vị kế hoạch ôn tập thi THPT quốc gia năm 2018 hình thức trực tuyến. ảnh minh họa Nội dung ôn tập trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 11, 12 của 3 bộ môn: Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Tổ chức ôn tập theo chuyên đề, chủ đề theo 2...