Nhiều cách thức đánh giá năng lực thí sinh
Năm 2021, phương thức thi đánh giá năng lực nhằm giúp hệ thống trường đại học sàng lọc đầu vào thí sinh (TS) tiếp tục được triển khai. Trong đó, kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia (ĐHQG) TP Hồ Chí Minh thu hút sự quan tâm của đông đảo TS.
Thí sinh tham gia Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa công bố kết quả đợt một kỳ thi ĐGNL năm 2021, với gần 70 nghìn TS đăng ký tham gia. Kỳ thi nhận được những phản hồi tích cực của TS về đề thi cũng như công tác tổ chức.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP Hồ Chí Minh cho biết: Phân bố điểm của kỳ thi ĐGNL đợt một năm nay gần như tương đồng với phân bố điểm đợt một của năm 2020 và 2019 chứng tỏ sự ổn định của đề thi.
Cụ thể, phân bố điểm trải rộng từ 164 điểm đến 1.103 điểm, thể hiện khả năng phân loại TS cao, thuận lợi cho việc xét tuyển của các trường đại học (ĐH). Kết quả phân tích độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi cũng cho thấy đề thi được thiết kế theo đúng yêu cầu, giúp sàng lọc chất lượng đầu vào tốt. Điểm trung bình của 68.400 bài thi đợt một này là 688 điểm.
Trong đó, gần 2.800 TS đạt hơn 900 điểm và TS đạt điểm cao nhất là 1.103 điểm (thang 1.200 điểm). ĐHQG TP Hồ Chí Minh sẽ mở cổng đăng ký dự thi ĐGNL đợt hai từ ngày 4-5 đến 4-6 và tổ chức thi vào ngày 18-7 tới. TS sẽ dùng kết quả thi ĐGNL (nếu thi hai đợt sẽ dùng kết quả của đợt cao hơn) để xét tuyển vào các trường thành viên ĐH này với khoảng 40% tổng chỉ tiêu xét tuyển.
Ngoài 10 trường thành viên của ĐHQG TP Hồ Chí Minh còn có khoảng 60 trường ĐH khác cũng sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL để tuyển sinh trong năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc không chỉ có thêm cơ hội cọ xát kỳ thi, tích lũy kinh nghiệm làm bài mà TS còn bổ sung phương thức xét tuyển, tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường ĐH uy tín.
Ngay sau khi ĐHQG TP Hồ Chí Minh công bố kết quả đợt một kỳ thi ĐGNL năm 2021, một số trường ĐH đã công bố mức “điểm sàn” nhận hồ sơ xét tuyển đối với hình thức này. Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP Hồ Chí Minh năm nay.
Video đang HOT
Theo ThS Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông nhà trường, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển với 49 ngành đào tạo của trường năm nay dao động từ 650 – 725 điểm. Trong đó, ngành dược có ngưỡng điểm xét tuyển cao nhất là 725 điểm.
Tất cả các ngành còn lại có điểm xét tuyển là 650 điểm. Riêng với các ngành có tổ hợp xét tuyển bao gồm môn năng khiếu (Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ họa, Thanh nhạc), TS ngoài việc có điểm thi ĐGNL đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển trên cần dự thi năng khiếu và đạt mức điểm theo quy định. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP Hồ Chí Minh cũng chọn ngưỡng bảo đảm nộp hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi ĐGNL của ĐHQG là 650 điểm cho 29 ngành đào tạo.
ThS Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh nhà trường cho biết: “Năm 2021, trường dành 5% chỉ tiêu để xét tuyển TS dựa theo kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức. Năm 2020, điểm trúng tuyển của phương thức này ở các ngành với mức cao nhất là 750 điểm. Thí sinh ngoài xét tuyển bằng phương thức nêu trên có thể tham gia xét tuyển đồng thời các phương thức khác để tăng cơ hội trúng tuyển”.
Theo đó, năm nay là năm đầu tiên Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh triển khai kỳ thi ĐGNL chuyên biệt để tuyển sinh. Trong đề án tuyển sinh năm 2021 vừa công bố, nhà trường dành tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các tiêu chí của trường.
Ngoài ra, trường còn ba phương thức tuyển sinh khác là: xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (sáu học kỳ) áp dụng với TS tốt nghiệp THPT năm 2021 và xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT (điểm sáu học kỳ) kết hợp kết quả kỳ thi ĐGNL do nhà trường tự tổ chức.
Phương thức xét tuyển kết hợp thi tuyển chiếm tối đa 20% chỉ tiêu mỗi ngành và áp dụng riêng với các ngành gồm: Sư phạm toán học, Sư phạm tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm vật lý, Sư phạm hóa học, Hóa học, Sư phạm sinh học, Sư phạm ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc.
Sau một năm gián đoạn, năm nay, Trường ĐH Quốc tế, thành viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi ĐGNL vào cuối tháng 5 tới để tìm được những tân sinh viên phù hợp với hướng đào tạo của nhà trường và tăng cơ hội trúng tuyển, nhận học bổng cho TS.
TS tham gia ba bài thi: hai bài thi bắt buộc (Toán, Tư duy lô-gíc), một bài thi tự chọn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Anh văn). Nhà trường dành từ 20 – 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét kết quả kỳ thi riêng này, đồng thời dành từ 10 – 30% tổng chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐHQG TP Hồ Chí Minh tổ chức.
Tiến sĩ Huỳnh Khả Tú, Trưởng phòng Đào tạo ĐH nhà trường cho biết: “Nội dung kiến thức của đề thi năm nay cũng gói gọn trong chương trình THPT và chú trọng kiến thức năm lớp 12. Với dạng đề thi này, TS không cần giỏi toàn diện, chỉ cần tập trung vào thế mạnh cá nhân thông qua bài thi theo môn tự chọn. TS được đánh giá dựa trên năng lực vận dụng kiến thức, năng lực tính toán giải quyết vấn đề, tư duy lô-gíc, năng lực suy luận và sáng tạo, đánh giá kiến thức tự nhiên, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ”.
Hai trường đại học đầu tiên công bố điểm sàn xét tuyển thi đánh giá năng lực
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực vừa qua - NGỌC DƯƠNG
Ngày 5.4, Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM. Theo đó, mức điểm nhận hồ sơ của phương thức này ở 29 ngành đào tạo là 650 điểm.
Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐHQG TP.HCM (theo thang điểm 1.200) và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực của quy chế tuyển sinh hiện hành. Quá trình xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 của trường là 3.435. Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày 5.4 - 31.7. Thời gian công bố kết quả dự kiến là ngày 2.8.
Theo thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh nhà trường - với phương thức xét tuyển này trường dành 5% chỉ tiêu. Năm 2020, điểm trúng tuyển của phương thức này ở các ngành với mức cao nhất là 750 điểm.
Cụ thể các ngành xét tuyển:
Cũng trong ngày 5.4, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM cho 49 ngành đào tạo trình độ ĐH chính quy tại trường.
Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển với tất cả các ngành dao động từ 650 - 725 điểm. Trong đó, ngành dược có điểm xét tuyển cao nhất là 725 điểm . Tất cả các ngành còn lại có điểm xét tuyển là 650 điểm .
Riêng đối với các ngành có tổ hợp xét tuyển bao gồm môn năng khiếu (thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa, thanh nhạc), thí sinh có điểm thi Đánh giá năng lực đạt từ ngưỡng điểm xét tuyển trên cần dự thi năng khiếu và đạt mức điểm theo quy định. Thí sinh có thể dùng kết quả thi năng khiếu do nhà trường tổ chức hoặc lấy kết quả thi từ trường đại học khác để tham gia xét tuyển.
Trường nhận đăng ký xét tuyển kết quả kỳ thi đánh giá năng lực từ ngày 5.4 - 31.7.
Thi đánh giá năng lực: Các trường tin tưởng và sử dụng kết quả chung Cả hai ĐH Quốc gia và ĐH Bách Khoa Hà Nội đều đã công bố đề án về bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) và bài kiểm tra tư duy. Hình thức thi ĐGNL được xem là có nhiều ưu điểm, chủ động nguồn tuyển... Vì thế, đã có nhiều trường ĐH tin tưởng, cho biết sẽ sử dụng kết quả của...