Nhiều cá nhân thu nhập “khủng” hàng trăm tỷ đồng từ Google, Youtube, Tiktok
Nhiều cá nhân có doanh thu được Google, Facebook hay Youtube trả vài chục đến cả trăm tỷ đồng qua các năm tại TP.HCM, Hà Nội.
Bước đầu cơ quan thuế hai địa phương này đã truy thu hàng tỷ đồng tiền thuế.
Truy thu, thu thuế từ thương mại điện tử xuyên biên giới tăng mạnh
Theo báo cáo về số thu thuế của các cá nhân sử dụng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tại Việt Nam vừa được Bộ Tài chính công bố, trong các năm từ 2017 đến nay, rất nhiều người có thu nhập khủng, bị truy thu thuế.
Cụ thể, tại TP.HCM, năm 2017 bà C.T.T.D (kinh doanh mỹ phẩm bằng hình thức live stream, nhận tiền qua các tài khoản ngân hàng và COD) có doanh thu từ 2013 – 2016 trên 499 tỷ đồng, bị xử lý truy thu thuế (bao gồm tiền phạt, tiền chậm nộp thuế) trên 9 tỷ đồng (đã nộp).
Nhiều cá nhân thu nhập ‘khủng’ hàng trăm tỷ đồng từ Google, Youtube, Tiktok (Ảnh minh họa: KT)
Đến năm 2018, Cục Thuế TP.HCM đã truy thu thuế đối với ông T.P khi ông này có mức thu nhập nhận từ Google lên đến 41,4 tỷ đồng, số thuế ông T.P đã nộp là 4 tỷ đồng. Ngoài ra, trường hợp của ông L.T.V có thu nhập từ Google với số tiền hơn 720.000 USD (trên 16,5 tỷ đồng), Cục Thuế TP.HCM đã chuyển thông tin đến Cục Thuế tỉnh Quảng Nam để xử lý truy thu thuế (do cá nhân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Nam và đã chủ động trực tiếp liên hệ với Cục thuế Quảng Nam để kê khai, nộp thuế).
Trong hai năm 2021 – 2022, theo Cục Thuế TP.HCM, địa bàn có 2 cá nhân bị truy thu thuế trên 8 tỷ đồng/người, hiện đã nộp đủ. Đây là những cá nhân có thu nhập do thực hiện các chương trình quay clip, phim giải trí trên ứng dụng mạng xã hội Youtube, Tiktok.
Còn tại Hà Nội, theo Cục Thuế Hà Nội, qua rà soát thành phố có 1.194 cá nhân trên địa bàn hoạt động thương mại điện tử nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook. Tính đến tháng 12/2021, số nộp ngân sách năm 2020 là 134 tỷ đồng, số nộp ngân sách năm 2021 là 129,3 tỷ đồng. Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của 32.084 cơ sở kinh doanh có hoạt động bán hàng online, 2.307 cơ sở cho thuê nhà/lưu trú để đưa vào diện quản lý thuế từ năm 2021.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, hiện nay tại Việt Nam có 139 đơn vị chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT; trong đó, có 41 sàn TMĐT bán hàng, 98 sàn TMĐT tử cung cấp dịch vụ và 3 công ty đối tác của các nhà cung cấp nước ngoài được thay nhà cung cấp nước ngoài trả tiền cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài; tương ứng với số lượng khách hàng trung bình truy cập các sàn khoảng 3,5 triệu lượt khách/ngày.
Video đang HOT
Thị trường TMĐT ở Việt Nam đạt khoảng 13,7 tỷ USD năm 2021, tăng khoảng 15% so với năm 2020 và được dự báo có thể đạt 39 tỷ USD vào năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có thị trường TMĐT đứng thứ ba trong khu vực ASEAN.
Liên quan đến số thu từ kinh doanh TMĐT thông qua các tổ chức tại Việt Nam khai thay, nộp thay thuế nhà thầu, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, từ năm 2018 đến ngày 14/7 đạt 5.458 tỷ đồng; tốc độ thu bình quân đạt 130%, số thu trung bình đạt khoảng 1.200 tỷ đồng/năm. Trong số đó, một số nhà cung cấp nước ngoài được khai thuế, nộp thuế thay với số thu lớn như Facebook là 2.076 tỷ đồng; Google là 2.040 tỷ đồng; Microsoft là 699 tỷ đồng.
Sau hơn 3 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài, đã có 26 nhà cung cấp nước ngoài lớn như: Microsoft, Facebook, Netfix Samsung; TikTok; eBay… đã đăng thuế, kê khai thuế và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 20 triệu USD.
“Việt Nam đã trở thành 1 trong 4 nước đầu tiên Khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của quốc gia đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam”, ông Đặng Ngọc Minh cho biết.
Thách thức khi tăng trưởng TMĐT Việt Nam có thể đạt giá trị 57 tỷ USD vào năm 2025
Tuy nhiên, với những đặc trưng của nền kinh tế số và tình hình phát triển nhanh chóng của TMĐT tại Việt Nam thực tiễn đã đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với công tác quản lý hoạt động TMĐT cũng như công tác quản lý thuế như: khó khăn trong quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp; xác định căn cứ tính thuế; phân biệt rõ loại thu nhập làm cơ sở đánh thuế; kiểm soát giao dịch kinh doanh để quản lý đối tượng thu thuế; kiểm soát dòng tiền…
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số dự báo năm 2022, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam khoảng 17 – 20%, đưa doanh thu TMĐT bán lẻ đạt trên 16 tỷ USD, dự kiến chiếm khoảng 7,5% doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Google và Temasek dự báo giai đoạn 2021 – 2025, kinh tế Internet Việt Nam (bao gồm TMĐT, vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến và nội dung nghe nhìn trực tuyến) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 29%/năm, đạt giá trị 57 tỷ USD, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á.
PGS. TS. Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính nhận định, những khó khăn, thách thức trong quản lý thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới xuất phát từ các đặc điểm của mô hình kinh doanh này gắn với công nghệ hiện đại. Kết quả chống thất thu thuế từ hoạt động TMĐT thời gian qua cũng gắn với việc hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo nền tảng cho cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng công nghệ để kiểm soát giao dịch TMĐT.
Theo PGS. TS. Lê Xuân Trường, để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới thì nhất thiết phải áp dụng công nghệ ở một trình độ ngày càng cao trong quản lý thuế. Trong đó, cần xây dựng phần mềm dò tìm tự động để phát hiện các giao dịch đáng ngờ trên internet làm cơ sở yêu cầu người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc thực hiện thanh tra, kiểm tra, ấn định thuế; phát triển hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc kê khai, tính thuế, nộp thuế điện tử một cách thuận tiện nhất; ứng dụng các công nghệ tích hợp hiện đại (vật lý, sinh học…) để phát hiện dấu hiệu vận chuyển hàng trong mô hình TMĐT thanh toán tiền mặt.
“Về lâu dài, cùng với việc sửa đổi quy định pháp luật về kê khai, nộp thuế, cần phát triển hệ thống tính thuế tự động gắn với không gian và thời gian thực của giao dịch trong nền kinh tế số. Nếu không kiểm soát được giao dịch TMĐT trên cơ sở hành lang pháp lý đầy đủ và công nghệ hiện đại thì các nỗ lực khác sẽ không thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu đề ra”, PGS. TS. Lê Xuân Trường nhấn mạnh./.
'Cường quốc live stream': Influencer trở thành tỷ phú, nông dân giàu lên nhờ bán hàng online, chính phủ cũng ủng hộ 'hết mực'
Ở Trung Quốc, nhiều người coi bán hàng live stream là một công việc linh hoạt. Thậm chí, người trẻ còn tham gia các lớp đào tạo diễn trước ống kính.
Chính quyền các địa phương cũng nỗ lực tham gia vào xu hướng này, khi cùng những influencer quảng bá sản phẩm của địa phương.
Với giọng nói cao vút, live streamer hàng đầu Trung Quốc - được mệnh danh là "ông hoàng son môi" Austin Li Jiaqi, đang cố gắng thuyết phục người theo dõi mua từ khăn giấy, khăn tắm đến kem đánh răng: "Đây là những món đồ bạn cần!"
Anh tiếp tục trong buổi live stream trên nền tảng Taobao: "Ôi, sản phẩm này chỉ dành riêng cho bạn. Hãy dùng mã giảm giá, mua ngay để có giá tốt nhất. Mọi người ơi, nhanh nhanh, mã giảm giá chỉ có giá trị trong 30 giây!"
Chiến thuật đặt ra giới hạn thời gian là một thủ thuật bán hàng được sử dụng rất nhiều. Hơn nữa, cùng sức hút từ những influencer, doanh số bán hàng của lĩnh vực thương mại điện tử Trung Quốc liên tiếp đạt mức cao kỷ lục.
Ngành bán hàng online qua live stream bùng nổ ở Trung Quốc
Năm ngoái, trong dịp Lễ Độc thân kéo dài từ cuối tháng 10 đến 11/11, tổng giá trị hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định (GMV) tại trên các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc đã chạm mức chưa từng thấy là 965 tỷ NDT (151 tỷ (USD), tăng 12% so với năm trước. Trong đó, GMV từ các buổi live stream đạt 131,9 tỷ NDT, tăng 81% so với 1 năm trước.
Hôm 20/10, buổi sale sớm của Taobao, sự kiện live stream của Li đã đạt 248 triệu lượt xem và có doanh thu 11,5 tỷ NDT. Thành tích của Li gần như ngang bằng với Huang Wei (hay còn gọi là Viya) đã bán được 8,5 tỷ NDT trong cùng ngày.
Theo iResearch Consulting, hoạt động thương mại điện tử qua live stream đã bùng nổ ở Trung Quốc, khi nhóm người theo dõi các influncer đẩy doanh số hàng năm của ngành đạt tổng cộng 1,2 nghìn tỷ NDT vào năm 2021. Con số này cao hơn gấp 50 lần so với năm 2017 và tăng gấp đôi lên 2,7 nghìn tỷ NDT.
Thậm chí, chính phủ Trung Quốc cũng tận dụng lợi thế của hoạt động bán hàng qua live stream.để thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Afghanistan. Tháng 11, CCTV đã phát đoạn video của 2 phóng viên. Họ đã bán được 26 tấn hạt thông trong 2 giờ - 1 trong những loại cây xuất khẩu chính của Afghanistan, và 22 sản phẩm khác từ các nước châu Phi và châu Á tại Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc.
Nhờ cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống logistics hiện đại và lượng người dùng internet lớn nhất thế giới, hoạt động thương mại trực tuyến đã trở thành công cụ đáng tin cậy giúp các thương hiệu tăng doanh số bán hàng. Người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ Y và Z, cũng rất hào hứng với những cơ hội mua hàng "giá hời" khi tương tác với các influencer.
Tháng 6 năm ngoái, hoạt động thương mại qua live stream đã có 384 triệu người tham gia, tương đương hơn 30% người dùng internet của Trung Quốc. Taobao vẫn là nền tảng lớn nhất với 33% thị phần, theo sau là ứng dụng video ngắn là Kuaishou và Douyin.
Theo iResearch, Trung Quốc có ít nhất 1,23 triệu live streamer chuyên nghiệp trên toàn quốc. Một số trong đó, bao gồm cả Li và Viya, đã trở thành triệu phú hay thậm chí là tỷ phú. Năm 2019, Li đã lọt vào danh sách "China Under 30s To Watch " của Hurun và nằm trong "30 Under 30 Asia" của Forbes năm 2020. Li cũng là 1 trong số ít người Trung Quốc được đưa vào danh sách "TIME100Next" năm 2021.
Tuy nhiên, lĩnh vực này tăng trưởng bùng nổ cũng thu hút sự chú ý của cơ quan quản lý. Viya đã bị phạt 1,3 tỷ NDT vào tháng 12 vì không nộp 700 triệu NDT tiền thuế từ năm 2019 đến 2020. Một số live streamer khác cũng bị phát vì trốn thuế vào năm ngoái.
Tháng 12, Uỷ ban Bảo vệ Người tiêu dùng Chiết Giang cho biết trong số 80 buổi live stream trong Ngày Độc thân mà họ đã xem, 40% sản phẩm do 17 chủ cửa hàng bán ra không đạt tiêu chuẩn. Những người bị chỉ trích có Li.
Ở Trung Quốc, nhiều người coi bán hàng live stream là một công việc linh hoạt. Thậm chí, người trẻ còn tham gia các lớp đào tạo diễn trước ống kính. Thậm chí, các giáo viên bị mất việc trong cuộc trấn áp quy định với các công ty gia sư cũng chuyển sang bán hàng online.
Michael Yu Minhong, nhà sáng lập, chủ tịch và CEO của New Oriental Education & Technology Group, đã tổ chức buổi live stream đầu tiên vào tháng trước, ông bán các sản phẩm như cherry trên Douyin. Ông thường giới thiệu mình là giáo viên tiếng Anh nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Yu cũng nhấn mạnh kế hoạch của New Oriental là nhằm ra mắt 1 nền tảng bán hàng live stream để đa dạng hóa hoạt động. Với hơn 70.000 nhân sự trên khắp cả nước, New Oriental cho biết sức mạnh của hoạt động này sẽ giúp đỡ nhiều nông dân hơn, với mục tiêu đạt được "thịnh vượng chung".
Chính quyền các địa phương ủng hộ hết mình
Chính quyền các địa phương cũng nỗ lực tham gia vào xu hướng này, khi cùng những influencer quảng bá sản phẩm của địa phương. Thành phố Vũ Hán đã live stream chương trình bán mỳ khô, tôm đất, lá trà vào tháng 4/2020 sau thời gian phong toả. Năm 2020, ước tính Trung Quốc có khoảng 600 triệu người có với thu nhập hàng tháng ước tính từ 1.000 tệ trở xuống. Theo đó, ngành thương mại điện tử có tiềm năng lớn giúp họ cải thiện mức sống.
Phía đông tỉnh Chiết Giang - khu vực thí điểm thực hiện mục tiêu thịnh vượng chung, chính quyền quận Kecheng (thuộc quận Cù Châu) cho biết họ sẽ thúc đẩy và hỗ trợ hơn 50 "các live streamer nổi tiếng trong làng" để quảng bá dịch vụ du lịch và nông sản. Họ đặt mục tiêu đạt doanh thu hàng năm 2 tỷ NDT vào năm 2025.
Ở tỉnh Cát Lâm, quận Wangqing gần đây cho tổ chức các buổi talkshow để nâng cao kỹ năng live stream cho nông dân ở làng Manhe. Họ đã mở 33 cửa hàng trên Taobao trong những năm gần đây và thu về 3.000-5.000 NDT/tháng/cửa hàng nhờ bán nấm và các đặc sản khác. Gần 40.000 người - 1 nửa số dân của quận, đã tham bán hàng.
Li Tianyu - 32 tuổi, một người dẫn chương trình và chủ một cửa hàng Taobao ở quận Fusong của Cát Lâm, nói rằng anh có 130.000 người theo dõi sau 3 năm hoạt động.
Li chia sẻ: "Ban đầu, tôi không biết phải làm gì. Tôi live stream mà không có người xem trong suốt 5 giờ mỗi ngày ở tháng đầu tiên hoạt động. Nhưng tôi vẫn không bỏ cuộc vì tôi phải kiếm sống."
Vài tháng sau, Li có 3 người xem và anh đã gửi quả thông và mật ong miễn phí cho họ. Kể từ năm 2020, chính quyền quận đã hỗ trợ công việc của Li bằng cách cử một số quan chức đến làm người dẫn chương trình cho các buổi live stream. Nhờ đó, anh có thể mở rộng mạng lưới nhà cung cấp và thúc đẩy kinh doanh.
Hiện tại, Li sở hữu công ty có 18 nhân viên, bao gồm cả những người trẻ tuổi bỏ về từ Bắc Kinh do ảnh hưởng của đại dịch và nông dân lớn tuổi. Khi sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt, anh cố gắng cho người xem trải nghiệm mới lạ hơn.
Li nói: "Chúng tôi phát trực tiếp cảnh đào nhân sâm và hái nấm trong rừng. Để tạo ấn tượng với khách hàng, chúng tôi quay nhiều cảnh ngoài trời. Để phát sóng ở vùng sâu vùng xa, chúng tôi còn dựng đường cáp quang trên núi để đảm bảo tín hiệu ổn định."
Anh chia sẻ: "Bán hàng online là một 'ân nhân' của tôi. Tôi nghĩ rằng các cửa hàng nhỏ như tôi sẽ được hưởng lợi từ các biện pháp vì có thể cạnh tranh công bằng hơn."
GTA V là trò chơi được theo dõi nhiều nhất trong năm 2021, tựa game sắp 8 năm tuổi vẫn có sức hút không hề nhỏ Liên Minh Huyền Thoại, Fortnite vẫn còn thua xa những gì mà GTA 5 đạt được. Chắc hẳn không game thủ nào mà không biết tới Twitch - nền tảng live stream rộng rãi và phổ biến nhất thế giới. Tại đây có hơn trăm triệu tài khoản live với nhiều nội dung khác nhau từ tâm sự, thời trang, xem phim và...