Nhiều biện pháp tích cực dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường quân đội
Xác định giảng viên, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người học, các NTQĐ đã chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên ngoại ngữ có chất lượng cao.
Quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 9-11-2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “Về một số nhiệm vụ cấp bách nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống nhà trường quân đội”, các nhà trường quân đội (NTQĐ) đã triển khai nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả, góp phần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quân đội.
Xác định giảng viên, giáo viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người học, các NTQĐ đã chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên ngoại ngữ có chất lượng cao. Đến nay, 100% giảng viên, giáo viên giảng dạy ngoại ngữ ở các NTQĐ được chuẩn hóa cả về bậc học, phương pháp sư phạm và năng lực ngoại ngữ, đạt chứng chỉ ngoại ngữ tương đương IELTS 6.0 trở lên (trước khi có Chỉ thị số 89/CT-BQP chỉ đạt 30%).
Theo đánh giá của Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu): Hiện nay, nội dung, chương trình dạy, học ngoại ngữ trong các học viện, NTQĐ đã được chuẩn hóa. Cùng với đó, các học viện, NTQĐ đã bảo đảm đầy đủ giáo trình, tài liệu, học liệu cơ bản, từng bước hoàn thiện hệ thống giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành.
Giáo trình được lựa chọn sử dụng trong dạy, học ngoại ngữ tại các học viện, NTQĐ đều là giáo trình tiên tiến của thế giới, được lựa chọn kỹ, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội. Từ năm 2017 đến nay, Cục Nhà trường đã phối hợp với các học viện, NTQĐ biên soạn 10 đầu giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành, 4 tài liệu dạy học, 16 sổ tay thuật ngữ chuyên ngành và 3 sách tham khảo, một bộ tranh phục vụ dạy, học ngoại ngữ.
Giờ học ngoại ngữ của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ảnh: NGỌC HUYỀN
Ở các NTQĐ đang triển khai nhiều mô hình hay, biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên, học viên, như: Thành lập và duy trì hoạt động của các “Tổ học tập ngoại ngữ”, “Câu lạc bộ tiếng Anh”; triển khai hệ thống bảng, biển, pa-nô, khẩu hiệu song ngữ, ghi chú mô hình, học cụ và quy định chào hỏi, báo cáo lên lớp, xuống lớp bằng ngoại ngữ; bổ sung sách, báo ngoại văn cho thư viện; lấy năng lực ngoại ngữ là một tiêu chí xét thăng quân hàm, nâng lương, khen thưởng, bổ nhiệm cán bộ.
Một số trường đã mạnh dạn thí điểm giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Nga; tổ chức hội thảo khoa học, sinh hoạt chuyên môn, bảo vệ luận văn, luận án bằng ngoại ngữ, đưa ngoại ngữ là môn thi tốt nghiệp đối với các cấp đào tạo… đã mang lại kết quả bước đầu và nhiều kinh nghiệm bổ ích. Cục Nhà trường đã tổ chức thành công các hội thi Olympic tiếng Anh, tiếng Nga; phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh cho học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan cấp phân đội tạo nguồn cán bộ đi đào tạo sau đại học và đi học ở nước ngoài.
Cùng với đó, các NTQĐ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm trong dạy, học ngoại ngữ; đổi mới phương thức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học viên; ưu tiên đầu tư trang thiết bị, xây dựng, củng cố phòng học đa năng, chuyên dùng phục vụ dạy, học ngoại ngữ.
Cục Nhà trường cũng triển khai thành công Cổng thông tin điện tử và các phần mềm dùng chung phục vụ dạy và học ngoại ngữ trên mạng truyền dữ liệu số liệu quân sự, cung cấp cho các học viện, nhà trường tư liệu, công cụ, môi trường số phục vụ trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy, học và tự học ngoại ngữ. Qua đó, giúp cán bộ, sĩ quan vừa có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, tham gia tốt công tác đối ngoại quân sự, quốc phòng và có khả năng tự nghiên cứu học tập, phát triển trong môi trường hội nhập quốc tế.
Hội nghị triển khai kế hoạch của Bộ Quốc phòng thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030″ được Cục Nhà trường tổ chức mới đây xác định mục tiêu đến năm 2025, cán bộ dưới 40 tuổi đều đạt trình độ ngoại ngữ bậc 2; từ 40% đến 50% cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, chuyên môn kỹ thuật, kiểm soát cửa khẩu đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên.
Đến năm 2030, xây dựng, hoàn thiện nội dung chương trình và phương pháp học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các loại hình đơn vị. 100% cán bộ dưới 40 tuổi đều đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên; cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp sư đoàn, cấp tỉnh và tương đương đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên và ngoại ngữ chuyên ngành.
Để đạt được các mục tiêu trong đề án của Bộ Quốc phòng đề ra, theo Trung tướng Trần Hữu Phúc, Cục trưởng Cục Nhà trường: Các cấp ủy, chỉ huy đơn vị cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong tổ chức học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó, việc phát huy vai trò chủ động, tích cực trong học tập ngoại ngữ của mỗi cán bộ, nhân viên trong các cơ quan, đơn vị sẽ là điều kiện tốt góp phần phục vụ trực tiếp nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng và làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại.
Video đang HOT
Chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đang làm khổ giáo viên
Theo ông Nguyễn Viết Chức, ngành giáo dục yêu cầu vượt quá khả năng của giáo viên nên họ phải đối phó bằng cách sắm chứng chỉ thật, nhưng kiến thức rởm.
Những lời mời chào hấp dẫn thi chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thi công chức, viên chức cam kết đỗ 100% được mời chào nhan nhản trên mạng xã hội.
Mức chi phí bao gồm phí bao đỗ, ôn thi, cấp chứng chỉ đối với chứng chỉ tin học dao động từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng.
Trong khi đó, chứng chỉ ngoại ngữ theo khung 6 bậc có mức chi phí cao hơn, khoảng 2,5 triệu đồng. Chi phí này đã bao gồm lệ phí ôn thi, thi và bao đỗ.
Còn tại địa phương lại mở lớp theo kiểu trăm hoa đua nở, mỗi nơi có một mức giá khác nhau tùy thuộc vào đơn vị liên kết.
Việc mở các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu hiện nay cho giáo viên ở các trường mầm non và phổ thông rất lớn vì yêu cầu giáo viên thi nâng, giữ hạng phải có 2 loại chứng chỉ này.
Các thông báo chiêu sinh có thể được gửi về trường, về phòng giáo dục, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên của tỉnh, huyện...
Nhiều giáo viên chia sẻ với phóng viên Giáo dục Việt Nam kêu trời về việc phải bỏ ra thời gian, tiền bạc để thi lấy chứng chỉ tiếng Anh, tin học theo chuẩn.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một giáo viên tiểu học tại huyện Gia Lâm cho biết: "Đối với giáo viên có nhu cầu thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì phải có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ.
Tôi không phải là giáo viên ngoại ngữ nên việc thi lấy chứng chỉ là điều vô cùng khó và không thể.
Còn chứng chỉ tin học thì có thể thi được vì chỉ kiểm tra phần ứng dụng cơ bản".
Giáo viên này cũng thẳng thắn cho biết: "Nói chính xác hơn là ghi danh để có chứng chỉ ngoại ngữ, còn thi thực chất thì rất khó khăn và gần như không thể. Chứng chỉ tiếng Anh 2,5 triệu đồng, tin học 800 ngàn đồng.
Tiền này giáo viên phải bỏ tiền túi ra, nhà trường, các cấp đâu có hỗ trợ. Giáo viên nào muốn thăng hạng thì phải sắm cho đủ thôi. Bằng, chứng chỉ thật, nhưng kiến thức đâu có".
Ông Nguyễn Viết Chức cho rằng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ thiếu thực chất đang làm mất thời gian, tiền bạc của giáo viên. Ảnh: VOV
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thẳng thắn cho rằng:
"Ai cũng muốn không chỉ thầy cô giáo biết ngoại ngữ, toàn dân biết ngoại ngữ thì quá tốt.
Yêu cầu giáo viên nào cũng phải biết ngoại ngữ là điều không tưởng.
Giáo viên nào dạy ngoại ngữ thì cần thiết phải nâng cao, còn giáo viên dạy các môn như Toán, Văn... thì chỉ nên khuyến khích còn không nên bắt buộc phải có chứng chỉ nọ, chứng chỉ kia.
Giáo viên đó chỉ cần làm tốt chuyên môn và khuyến khích biết thêm ngoại ngữ chứ không nên bắt buộc".
"Người quản lý giỏi phải là đưa ra yêu cầu khi xã hội đáp ứng tốt, sản phẩm xuất sắc, có ích cho xã hội. Chứ không phải đối phó rồi đưa ra sản phẩm tệ. Như vậy cần phải xem xét lại", ông Nguyễn Viết Chức nói.
Ông Nguyễn Viết Chức phân tích: "Nếu như yêu cầu của nhà quản lý vượt quá khả năng thật của giáo viên thì sẽ dẫn đến tình trạng đối phó.
Lúc đó sẽ nảy sinh ra một thứ hàng giả tức chứng chỉ thật nhưng kiến thức giả. Về chứng chỉ ngoại ngữ chẳng hạn, giáo viên họ không có khăng thi thì họ phải tìm đến những nơi cấp chứng chỉ dễ, thẩm chí chứng chỉ rởm.
Thực tế không ít người có chứng chỉ nọ, chứng chỉ kia, bằng A, bằng B ngoại ngữ, nhưng có thực chất gì đâu, nói một vài câu ngoại ngữ còn khó.
Có người còn làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài về nước một thời gian còn quên luôn ngoại ngữ, chỉ những trường hợp học thật sự sau nhiều năm vẫn sử dụng được.
Nói như vậy để thấy vấn đề chứng chỉ, bằng cấp ngoại ngữ hiện nay nhiều người có nhưng không thực chất".
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng: "Kể cả trong trường hợp giáo viên có học ngoại ngữ chăm chỉ, thực chất để lấy bằng B, bằng C, chứng chỉ... nhưng không dùng đến một thời gian sẽ rất dễ quên.
Bởi vậy nói gì đến giáo viên dạy các môn Toán, Văn, Lịch sử...đặc biệt giáo viên ở những địa phương vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa hàng năm không dùng gì đến ngoại ngữ mà yêu cầu họ phải có ngoại ngữ là khó khả thi".
Nhiều giáo viên kêu trời vì phải chạy chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để thi thăng hạng. Ảnh minh họa/TTXVN.
Cũng theo ông Nguyễn Viết Chức, việc yêu cầu giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đang đâu đó gây lãng phí tiền bạc, thời gian của giáo viên.
Yêu cầu giáo viên phải thực chất, chứ không phải yêu cầu những chứng chỉ thiếu thực tế, vượt khả năng dẫn đến tình trạng bằng, chứng chỉ thật nhưng khiến thức giả. Thầy cô mà còn vậy thì còn dạy được ai.
Ông Nguyễn Viết Chức cũng đánh giá, ngành giáo dục đã có những chuyển biến tích cực, bắt đầu nhìn thẳng vào sự thật.
"Cần phải quản lý chất lượng thật, chứ không phải đưa ra nhiều yêu cầu xa thực tế khiến thầy cô không thực hiện được.
Chứng chỉ tin học hay ngoại ngữ đều cần đối với giáo viên, nhưng phải đặt vào địa vị, khả năng của họ trước khi đưa ra yêu cầu.
Ngành giáo dục phải hết sức thận trọng, cân nhắc khi đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên", ông Nguyễn Viết Chức nói.
Theo ông Nguyễn Viết Chức, mục đích yêu cầu giáo viên có ngoại ngữ, tin học là hướng đến cái tốt, nhưng cần xem xét hoàn cảnh, điều kiện thực tế để có lộ trình đạt tới mục tiêu tốt đẹp đó.
Còn việc yêu cầu giáo viên có chứng chỉ, trình độ ngoại ngữ, tin học như thời gian qua là không hiệu quả, nếu không nói là quyết định không thuyết phục.
Đối với giáo viên thuần túy dạy chuyên môn thì cũng chỉ nên khuyến khích hơn là bắt buộc.
Còn đối với những vị trí cán bộ, lãnh đạo như hiệu trưởng, hiệu phó thì yêu cầu ngoại ngữ, tin học ở trình độ nào đó là cần thiết.
Còn giáo viên bình thường thì không nên bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Giáo viên nào biết cả tin học, ngoại ngữ thì tốt quá.
"Trong giáo dục phải thực học, có thực học mới thành công, còn không sẽ thất bại. Rất đau lòng nếu giáo viên cũng sử dụng những chứng chỉ, bằng cấp, nhưng lại không thực chất, không đúng với khả năng của mình", ông Nguyễn Viết Chức nói.
Đừng tin chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, hãy kiểm tra trực tiếp giáo viên Với trường tư thục thì chúng tôi không tin vào những chứng chỉ, tất cả giáo viên đều phải qua kiểm tra bằng những bài thi, có như vậy mới là trình độ thực chất. Phản ánh đến Giáo dục Việt Nam, các thầy cô giáo công tác tại các trường phổ thông công lập ở Đắk Nông cho biết họ nhận được...