Nhiều biện pháp giúp học sinh tiến bộ
Sách giáo khoa (SGK) mới được thiết kế theo hướng mở, giúp học sinh phát huy được năng lực cá nhân.
Tuy nhiên, chính vì hướng mở nên giáo viên phải làm việc tích cực hơn. Chương trình “đi” nhanh nên học sinh có phần “đuối”. Bù lại, sang học kỳ II, cô và trò sẽ đỡ vất vả hơn trong việc học đọc, học viết…
Giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (P.Trảng Dài, TP. Biên Hòa) hướng dẫn học sinh tập đọc. Ảnh:T. Vi
Đó là những phản hồi của giáo viên đang dạy lớp 1 sau gần 3 tháng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
* Chương trình mở, giáo viên cần đầu tư nhiều hơn
Năm học này, Trường tiểu học Nguyễn Thái Học (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa) có 15 lớp 1. Nhà trường hiện đang sử dụng bộ SGK Chân trời sáng tạo. Sau gần 3 tháng dạy học chương trình mới, cô Nguyễn Thị Phương Anh cho rằng bộ sách thiết kế nhiều hoạt động mở, nhiều nội dung giúp cô trò có cơ hội để tìm hiểu về thế giới xung quanh cũng như tận dụng được vốn sống của trẻ vào bài học. Điều này giúp cho trẻ phát huy được kỹ năng tự học và năng lực cá nhân.
Nhiều cuốn sách không thật sự cần thiết
Chị Phạm Thị Huế (ngụ P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) cho rằng, trong bộ SGK lớp 1 hiện nay có nhiều cuốn không thực sự cần thiết mà học sinh phải mua. Chẳng hạn như các cuốn: Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm. Trong đó, sách Giáo dục thể chất hầu như học sinh không hề “đụng” đến, bởi học thể dục thì chỉ cần giáo viên làm động tác mẫu, hướng dẫn rồi học sinh làm theo. Trong khi sách này lại được bán kèm với nguyên bộ sách do nhà trường cung cấp.
Ngoài ra, chị Huế cũng cho biết, con của chị cũng hầu như không sử dụng nhiều cuốn sách bài tập trong bộ sách mà chị đã mua. Vì vậy, trong năm học tới, các trường cần nghiên cứu kỹ xem cuốn sách bài tập nào là thực sự cần thiết và bắt buộc phải có thì thông báo để phụ huynh mua. Tránh tình trạng mua mà không dùng như hiện nay.
Ví dụ, với môn Tiếng Việt, bước đầu tiên là học sinh quan sát tranh rồi tìm ra những “từ khóa”. Từ những “từ khóa” này, cô sẽ giới thiệu sang vần mới, tiến hành phân tích vần, cài bảng. Tiếp theo, từ các âm, vần ghép thành tiếng, từ khóa rồi đến phần luyện đọc. Với cách học này, khi nghe 1 từ mới, học sinh có thể phán đoán, phân tích cấu tạo tiếng và có khả năng viết được đúng chính tả. Vì vậy, phần học vần rất quan trọng.
SGK phân theo mức và có nhiều hình ảnh gần gũi với học trò. Giáo viên có thể tận dụng điều này để học sinh quan sát rồi dẫn dắt học sinh tiếp nhận kiến thức mới theo mức độ từ dễ đến khó. Thông qua bước quan sát, phân tích tranh vẽ ở đầu bài, giáo viên có thể bồi đắp được vốn sống cho học sinh.
“Việc phát huy vốn sống của học sinh trong mỗi bài học là rất cần thiết. Vì qua đó, giáo viên biết được xuất phát điểm của các em ở đâu, các em đã biết gì; đồng thời, qua sự chia sẻ vốn sống riêng, các em sẽ học được từ bạn bè. Giáo viên sẽ vận dụng cơ sở này để xây dựng tiết học được sinh động hơn” – cô Phương Anh cho biết.
Cô Phương Anh cũng cho rằng, với cách học này, học sinh hào hứng hơn. Nhờ đó, giáo viên có thể thay đổi được phương pháp dạy, chuyển từ sự chủ động của giáo viên sang sự chủ động của học sinh. Tuy vậy, cũng chính vì tính mở nên giáo viên sẽ gặp khó khăn về thời gian nếu “ôm” quá sát vào những kiến thức, nội dung mà sách đưa ra. Trong một tiết dạy, giáo viên khó có thể truyền tải hết được các ý đồ được thiết kế trong SGK và có thêm hoạt động mở rộng.
Những môn học khác cũng mở rộng kiến thức, đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung nên giáo viên gặp khó khăn trong chuẩn bị đồ dùng dạy học. Vì một môn học có quá nhiều hoạt động nên giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức.
Cô Võ Thị Tuyết Nhung, giáo viên Trường tiểu học Tân Phú (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) cho biết, trường hiện đang sử dụng bộ SGK Cánh diều. Đối với môn Tiếng Việt, bài tập đọc khá dài (tương đương với bài tập đọc chương trình lớp 2). Ngoài ra, sách có nhiều từ không gần gũi với cuộc sống nên cô phải giảng giải nhiều để cho học sinh hiểu.
Để học sinh hứng thú với bài mới, cô có thể bắt đầu bằng việc cho học sinh quan sát bức tranh rồi tìm từ khóa hoặc có thể bắt đầu bằng một trò chơi. Việc học từ mới, giáo viên có thể thực hiện như trình tự trong SGK hoặc có thể đảo ngược trình tự. Sự thay đổi này nhằm giúp học sinh hứng thú hơn.
Trường tiểu học Nguyễn An Ninh (P.Tân Mai, TP.Biên Hòa) hiện đang sử dụng bộ SGK Cùng học để phát triển năng lực. Cô Phạm Thị Nguyệt, giáo viên dạy lớp 1 của trường nhận xét, so với chương trình cũ, rõ ràng là tốc độ của chương trình mới đi nhanh hơn. Vì vậy, ở giai đoạn đầu, nhiều học sinh bị “đuối”, không theo kịp bạn bè. Nguyên nhân là vì các em chưa được chuẩn bị kỹ ở bậc mẫu giáo. Với những học trò thuộc diện này, giáo viên phải chủ động phụ đạo cho các em.
Cô Nguyệt chia sẻ: “Lớp tôi có 2 em học môn Tiếng Việt hơi chậm. Tôi phụ đạo bằng cách cho các em học chậm hơn so với các bạn 2 tuần. Tức là vào tiết, các em vẫn học bình thường cùng cả lớp nhưng cuối buổi, tôi sẽ cho các em học lại bài cũ của 2 tuần trước. Sau một thời gian, các em dần tiến bộ”.
Cũng theo cô Nguyệt, sau hơn 2 tháng học, nhiều học sinh có sự tiến bộ rõ nét. Từ chỗ chưa thuộc bảng chữ cái, khó khăn trong học tập, đến nay các em có thể tự ghép vần và đọc tốt, trả lời được câu hỏi trong SGK, chữ viết cũng cải thiện nhiều.
“Môn Tiếng Việt của chương trình mới “đi” nhanh, có ngày học đến 2, 3 vần nên cả cô lẫn trò đều vất vả. Nhưng với tiến độ này thì tôi nghĩ rằng sang học kỳ 2 cô trò sẽ “khỏe” hơn. Vì lúc đó các em đã cơ bản biết đọc, biết viết rồi” – cô Nguyệt cho biết thêm.
* Tăng cường chất lượng trong sinh hoạt chuyên môn
Theo quy định, các trường học thực hiện sinh hoạt tổ khối chuyên môn 2 lần/tháng; sinh hoạt chuyên môn cấp trường 1 lần/tháng. Hiện nay, sinh hoạt chuyên môn này được đặc biệt chú trọng. Trong đó, các cuộc họp chuyên môn của khối 1 đều có sự tham gia của Ban giám hiệu để nắm bắt khó khăn, vướng mắc nhằm kịp thời giải quyết.
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Tân Phú (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) trong giờ học môn Tiếng Việt
Cô Trần Thị Nhạn, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Học thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của khối 1. Nhờ đó, Ban giám hiệu đã kịp thời thống nhất, giải quyết khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học. “Chúng tôi khuyến khích giáo viên chủ động và cho phép họ có thể thay thế các bước dạy học để phù hợp với từng lớp” – cô Nhạn cho hay.
Còn cô Tuyết Nhung thì chia sẻ, thông thường, giáo viên phải soạn giảng trước 1 tuần. Trong quá trình đó nhận thấy bài nào có vấn đề cần thảo luận thì các cô sẽ đưa ra cuộc họp chuyên môn để cùng nhau thảo luận, đề ra các hoạt động dạy học phù hợp. Sau đó, tùy thuộc vào từng lớp, giáo viên tự thiết kế bài dạy.
Áp dụng mô hình “đôi bạn cùng tiến”
Lớp học của cô Võ Thị Tuyết Nhung, Trường tiểu học Tân Phú (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu) có 8/41 học sinh còn yếu môn Tiếng Việt. Đối với những học sinh này, cô phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh, nhờ phụ huynh phối hợp hướng dẫn thêm cho con ở nhà. Ngoài ra, cô Nhung sắp xếp học sinh giỏi ngồi cạnh học sinh yếu để các em giúp đỡ nhau.
“Tôi giao cho bạn học giỏi kèm bạn học yếu và nhận xét sự tiến bộ của các em mỗi tuần. Bạn nào có tiến bộ thì cặp đôi đó sẽ được thưởng, có khi là cái bánh, cái kẹo; có khi là cuốn tập, cây viết… Quà nhỏ nhưng các em rất vui. Các em còn tích cực hoàn thành phần việc của mình nhanh nhất có thể để phụ cô hướng dẫn cho bạn. Tôi thấy cách làm này khá hiệu quả” – cô Nhung vui vẻ kể.
Mặc dù quá trình thực hiện chương trình mới có nhiều khó khăn nhưng bù lại, giáo viên không khó để tìm kiếm nguồn học liệu mở trên mạng. Theo đó, có rất nhiều video hướng dẫn dạy trực tuyến, cộng đồng giáo viên dạy lớp 1 chương trình mới cũng chia sẻ nhiều bài giảng trên mạng. Nguồn học liệu này góp phần giúp giáo viên tham khảo lẫn nhau để thực hiện tốt công tác chuyên môn.
Ở cấp phòng GD-ĐT, việc sinh hoạt chuyên môn cũng được đẩy mạnh. Theo ông Phan Thành Chánh, Phó trưởng phòng GD-ĐT TP.Long Khánh, đến nay cán bộ quản lý và giáo viên đã tập huấn xong module 1 và đang tập huấn module 2 về phương pháp dạy học. Phòng GD-ĐT đã triển khai đến từng giáo viên, đã sinh hoạt chuyên môn 2 lần ở cấp phòng.
Phòng GD-ĐT TP.Long Khánh yêu cầu các trường tăng cường sinh hoạt chuyên môn. Vẫn là 1 tháng 2 buổi nhưng các cuộc họp phải tận dụng thời gian để trao đổi kỹ về những khó khăn khi triển khai chương trình mới nhằm bàn bạc, thống nhất trong chuyên môn để thực hiện. TP.Long Khánh hiện có 21 trường tiểu học và trường liên cấp có dạy chương trình tiểu học. Các trường trên địa bàn sử dụng 2 bộ sách là Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo.
“Đa số giáo viên đã nghiên cứu kỹ chương trình nên thực hiện tương đối thuận lợi. Tất nhiên, trong bộ sách đó vẫn còn có một vài từ ngữ mang tính địa phương. Nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn cho học sinh nắm bắt được. Đến giờ phút này, theo tôi nắm bắt được thì trên 90% học sinh bắt kịp chương trình” – ông Phan Thành Chánh cho hay.
Một khó khăn khác mà TP.Long Khánh đang gặp phải là dù đã được UBND tỉnh duyệt chủ trương nhưng đến tháng 11 trang thiết bị dạy học vẫn chưa cấp về các trường. Đây cũng là khó khăn của nhiều địa phương khác. Để khắc phục, các phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các trường phải tận dụng trang thiết bị hiện có để phục vụ giảng dạy. Đồng thời, giáo viên phát huy ứng dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm thêm nguồn học liệu mở để phục vụ giảng dạy.
Nhà trường đề xuất đẩy nhanh tiến độ công bố sách giáo khoa lớp 2, lớp 6
Từ thực tế trực tiếp nghiên cứu sách, hiện các nhà trường đang có những chia sẻ để xuất hữu ích đối với quá trình thẩm định, công bố sách tới đây.
Tại điểm trường lẻ Lang Thíp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đa phần học sinh là con em các dân tộc thiểu số. Vào lớp 1, vừa học tiếng phổ thông vừa học chữ, muôn phần khó khăn nhưng đến nay các em đã dần bắt nhịp. Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới trên toàn tỉnh Yên Bái tương đối thuận lợi một phần do sáng kiến tổ chức giờ dạy minh họa khi bồi dưỡng cho giáo viên.
Hiệu quả bước đầu từ việc tiếp cận sách lớp 1 càng củng cố niềm tin vào việc giáo viên phải được dạy thử sách. Tuy nhiên để tổ chức tốt được hoạt động này, điều kiện cần chính là thời gian. Tại Trường THCS Lang Thíp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đã sẵn sàng để đón chương trình mới. Giờ đây nhà trường chỉ chờ đợi việc phê duyệt sách giáo khoa.
Không ai muốn bị đẩy vào tình thế cấp tập dẫn đến sai sót bất cập khi triển khai dạy sách lớp 2, lớp 6 mới như thực tế đã xảy ra với sách lớp 1 năm nay. Hiện các nhà trường đều mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm phê duyệt sách mới.
Cô giáo Vũ Hoàng Anh - Hiệu trưởng của Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, TP. Yên Bái, tỉnh Yên Bái - cho hay: "Nếu được tìm hiểu, được thử nghiệm thì rất là tốt để quá trình triển khai chương trình chúng mình đỡ bỡ ngỡ".
Thầy giáo Phạm Quang Lực - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội - cho rằng: "Công tác tập huấn cũng phải cần, công tác cơ sở vật chất cũng phải cần nhưng cái này theo tôi là hơi chậm".
Chia sẻ với tâm tư này với các giáo viên, đồng thời rà soát lại quy trình thẩm định sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: SGK lớp 2 và lớp 6 tới đây sẽ ban hành sớm hơn so với năm trước.
Sớm công bố sách cũng sẽ đảm bảo yếu tố sẵn sàng về năng lực của đội ngũ giáo viên. Thêm một sự chuẩn bị sẽ hạn chế nhiều sự rủi ro. Trẻ em xứng đáng được thụ hưởng những điều tốt đẹp nhất. Chính vì thế không có cớ gì để chúng ta ép trẻ dùng một món ăn chưa chín kỹ.
Học đọc chính là học một kỹ năng sống Từ nhiều thế kỷ trước, văn hóa đọc và kỹ năng đọc đã được chú trọng ở những nước phát triển. Học đọc được coi là học một kỹ năng sống. Đây là một trong những nguyên nhân giúp các quốc gia này không chỉ phát triển kinh tế - xã hội mà còn bảo tồn và phát huy hiệu quả văn hóa...