Nhiều bất cập trong phương án tuyển sinh ĐH-CĐ 2019
Trường nào công bố điểm trúng tuyển đại học bằng kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 trước ngày 8.8 là vi phạm quy chế tuyển sinh và sẽ bị xử lý; 45 trường ĐH bị đề nghị dừng tuyển sinh hệ CĐ ngay trong năm nay, đó là những điểm nhấn của mùa tuyển sinh ĐH-CĐ 2019, trong đó có không ít bất cập được dư luận đặc biệt quan tâm.
Thí sinh tại điểm thi THPT 2019
Không được công bố sớm điểm chuẩn ĐH
Căn cứ vào Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ 2019, lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra lời cảnh báo trên. Theo đó, nếu trường nào công bố điểm trúng tuyển đại học bằng kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 trước ngày 8.8 là vi phạm quy chế tuyển sinh và sẽ bị xử lý. Được biết, để đảm bảo đúng quy trình và chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT yêu cầu các nhóm trường xét tuyển, lọc ảo và tất cả các trường trong và ngoài nhóm trường xét tuyển, phải chủ động trong quá trình tuyển sinh và tương tác với phần mềm xét tuyển, lọc ảo theo lịch chung. Theo quy định cứng, sau khi lọc ảo lần cuối cùng vào ngày 8.8, các trường tuyệt đối không được điều chỉnh danh sách trúng tuyển chính thức đảm bảo thực hiện theo đúng quy chế tuyển sinh và quy định của Bộ GD&ĐT.
Trước thời điểm đó (8.8), Bộ GD&ĐT sẽ hỗ trợ lọc ảo cho các trường ĐH có sử dụng từ 1 đến 3 môn văn hóa bằng kết quả thi THPT Quốc gia 2019 để xét tuyển. Do đó, việc công bố điểm trúng tuyển ĐH bằng kết quả thi THPT Quốc gia trước ngày 8.8 là vi phạm quy chế tuyển sinh. Đối với một số trường đã công bố điểm chuẩn, Vụ Giáo dục Đại học đang yêu cầu các trường này báo cáo cụ thể sau đó sẽ có hướng xử lý. Năm nay, cả nước có hơn 653.000 thí sinh đăng ký với tổng số hơn 2,5 triệu nguyện vọng vào các ngành đào tạo. Hiện thí sinh đang trong thời gian được điều chỉnh nguyện vọng.
Một thay đổi trong phương án tuyển sinh 2019 là các trường sẽ tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia. Đặc biệt, thí sinh đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển các trường khác hay các đợt tiếp theo. Vì vậy, thí sinh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định nhập học. Ngoài ra Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các trường có sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển phải tuân thủ và thực hiện tất cả các bước trong quy trình xét tuyển. Sự thay đổi này được kỳ vọng là sẽ giúp thí sinh có thêm sự lựa chọn, tuy nhiên sẽ làm xáo trộn đáng kể phương án tuyển sinh của các trường vì họ phải đối diện với lượng thí sinh ảo khá lớn.
Video đang HOT
Đáng chú ý, ở thời điểm hiện tại, nhiều trường ĐH đã công bố điểm sàn đầu vào. Đối với những trường có thương hiệu, thu hút sự quan tâm của đông đảo thí sinh thì điểm chuẩn có thể khác xa điểm sàn. Đó cũng là sự quan tâm và lo lắng của thí sinh và người nhà của họ. Nếu chọn trường có chuẩn vượt quá tổng số điểm đạt được sẽ đối diện nguy cơ điểm cao mà không đỗ ĐH. Một chuyên gia giáo dục cũng phàn nàn, việc công bố điểm chuẩn sau khi hàng loạt thí sinh đã đăng kí vào các trường sẽ gây hệ lụy không đáng có khi có trường thì có số lượng lớn thí sinh đăng kí vào trường mà không chắc mình đã đỗ dù điểm cao. Tình trạng đó cũng dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường ĐH khi có nhiều trường hạ chuẩn “vét” thí sinh khiến điểm chuẩn vào các trường sẽ có khoảng cách xa nhau.
45 trường ĐH bị đề nghị dừng tuyển sinh hệ CĐ
Đó là nội dung văn bản của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ,TB&XH) gửi 45 trường đại học trên cả nước đã được cơ quan này cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Theo cơ quan này, ngày 19.11.2018, Quốc hội đã thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2019. Căn cứ quy định tại tiết 1 khoản 2 và tiết 1 khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thì các cơ sở giáo dục đại học thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học và các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm: Trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Trên cơ sở đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị dừng tuyển sinh tại 45 trường đại học đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp đã được cơ quan này cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp kể từ ngày 1.7.2019.
Tuy nhiên, đối với các khóa đã tuyển sinh trước ngày 1.7.2019, các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục tổ chức đào tạo cho đến khi kết thúc khóa học và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và hướng dẫn của Bộ LĐ,TB&XH. Đặc biệt, đối với trường hợp một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị cơ sở giáo dục đại học báo cáo Bộ VHTTDL xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc cơ sở giáo dục đại học tiếp tục đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp mang tính đặc thù kết hợp đào tạo nghệ thuật với đào tạo văn hóa trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Một chuyên gia giáo dục cũng phàn nàn, việc công bố điểm chuẩn sau khi hàng loạt thí sinh đã đăng kí vào các trường sẽ gây hệ lụy không đáng có khi có trường thì có số lượng lớn thí sinh đăng kí vào trường mà không chắc mình đã đỗ dù điểm cao. Tình trạng đó cũng dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường ĐH khi có nhiều trường hạ chuẩn “vét” thí sinh khiến điểm chuẩn vào các trường sẽ có khoảng cách xa nhau.
QUỐC HÙNG
Theo baovanhoa
Một số trường đại học nâng điểm sàn sau khi bị chê là "hạ giá"
Sau khi công bố điểm sàn xét tuyển chỉ từ 12 - 14 điểm và bị đánh giá là chất lượng đầu vào thấp, nhiều trường đại học bất ngờ công bố nâng điểm sàn xét tuyển.
Trước thông tin nhiều trường đại học có mức điểm sàn xét tuyển thấp, đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng, đề thi đáp ứng tiêu chí 60% là kiến thức cơ bản để xét tốt nghiệp phổ thông và phân tích phổ điểm cho thấy đề có độ phân hóa tốt.
Kết quả phân tích dữ liệu điểm thi 2019 cho thấy số các thí sinh đạt ngưỡng 13 điểm năm nay tương đương với ngưỡng 12 điểm của năm 2018.
Theo Bộ GD&ĐT, kỳ tuyển sinh đại học năm 2018, có khoảng hơn 30 trường có ngành lấy điểm sàn đến 13, chủ yếu là các trường tư thục, trường thuộc một số tỉnh ở địa bàn khó khăn và trường đào tạo khối ngành nông lâm, thuỷ lợi... Những nhóm ngành này do không được thí sinh ưa thích, dù lấy điểm thấp, nhưng những trường ở địa bàn không thuận lợi vẫn không đủ nguồn tuyển.
Sau khi trở thành tâm điểm chú ý của điểm sàn thấp, Bộ GD&ĐT cảnh báo điểm sàn thấp đồng nghĩa với việc nhà trường tự nhận năng lực đào tạo thấp. Thí sinh, xã hội và các đơn vị tuyển dụng đánh giá là không đáng tin cậy... Một số trường đã điều chỉnh điểm sàn nâng lên so với lần công bố trước đó.
Đại học Đà Nẵng thông báo nâng điểm sàn xét tuyển tại Phân hiệu Kon Tum lên 14 điểm.
Cụ thể, Đại học Đà Nẵng vừa thông báo điều chỉnh điểm sàn năm 2019 Phân hiệu tại Kon Tum theo kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019 là 14 điểm đối với tất cả các ngành, riêng ngành giáo dục tiểu học là 18 điểm. Trước đó, tại cơ sở này có mức sàn là 12,5 điểm.
Tương tự, Đại học Đồng Tháp cũng đã tăng điểm sàn năm 2019 lên mức 14 điểm đối với tất cả các ngành ngoài sư phạm, thay vì 13,5 điểm như thông báo trước đó. ĐH Phú Yên cũng nâng điểm sàn xét tuyển lên thành 14 điểm, trước đó lấy điểm sàn cho các ngành ngoài sư phạm là 13 điểm...
Giải thích lý do nâng điểm, lãnh đạo một số trường đại học cho biết, do gặp khó khăn trong tuyển sinh, để thu hút thí sinh đăng ký vào trường nên đề ra mức điểm sàn thấp chỉ từ 13 điểm. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy mức điểm này là khá thấp, không đảm bảo chất lượng đầu vào nên đã quyết định nâng điểm sàn.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, tính đến thời điểm chiều ngày 27/7, cả nước vẫn còn nhiều trường đại học vẫn giữ mức điểm sàn dưới 14.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT cho biết, từ ngày 22/7 đến 17h00 ngày 29/7, Hệ thống Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ mở chức năng "Thay đổi nguyện vọng xét tuyển sinh" cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến. Từ 22/7 đến 17 giờ 00 ngày 31/7 thí sinh điều chỉnh bằng Phiếu đăng ký xét tuyển. Mỗi thí sinh chỉ được phép điều chỉnh nguyện vọng 1 lần duy nhất.
Theo giadinh.net
Vét thí sinh bằng điểm sàn thấp, các trường ĐH sẽ duy trì số lượng được bao lâu? Các trường ĐH trên cả nước bắt đầu công bố điểm sàn xét tuyển và điểm trúng tuyển. Với kết quả thi THPT quốc gia năm nay được đánh giá là cao hơn năm 2018, phổ điểm đẹp hơn, có tính phân loại thí sinh tốt, các trường top đầu và top giữa tương đối dễ sàng lọc đầu vào. Nhưng các trường...