Nhiều băn khoăn về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa mới
Từ năm 1981 đến nay, Việt Nam đã trải qua hai lần đổi mới sách giáo khoa (SGK). Lần đổi mới thứ nhất vào năm 1981, lần thứ 2 vào năm 2004 và hiện đang bước vào lần đổi mới thứ 3 dự kiến sẽ áp dụng đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021.
Hiện Bộ GD&ĐT đang thực hiện quy trình thẩm định các bộ SGK lớp 1 để áp dụng cho chương trình mới. Câu chuyện làm thế nào để chọn được các bộ SGK tốt, phù hợp mới mục tiêu phát triển năng lực của người học tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội với nhiều ý kiến trái chiều.
TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cho biết: Cá nhân ông tôn trọng quyết định của Hội đồng thẩm định SGK quốc gia.
Theo TS Phạm Tất Thắng, từ câu chuyện bộ sách công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại không lọt qua vòng thẩm định cho thấy, đây là một mâu thuẫn hiển nhiên bởi vì Hội đồng hiện nay làm việc theo Thông tư 33 của Bộ GD&ĐT, tức thẩm định SGK đáp ứng chương trình phổ thông mới theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Chương trình mới khác cơ bản về cách tiếp cận, cách thức thể hiện chương trình cũng như nội dung cơ bản so với theo chương trình và SGK cũ mặc dù trên thực tế, bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại cũng đã nhận được sự đánh giá tốt từ các địa phương, phụ huynh học sinh, thầy cô giáo.
Làm thế nào để lựa chọn được những bộ SGK mới có chất lượng tốt đang là mối quan tâm của toàn xã hội.
“Hiện nay chúng ta đang thực hiện Nghị quyết 88, triển khai chương trình và SGK mới. SGK có thể do các nhóm tác giả, tác giả nhưng phải theo chương trình tổng thể đã được phê duyệt. Do đó, SGK được lựa chọn phải đáp ứng được chương trình mới. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải làm bởi phương pháp dạy, các tiếp cận, yêu cầu cũng đã mới”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc bên cạnh Hội đồng thẩm định SGK quốc gia, có cần thêm kênh lấy ý kiến giáo viên, học sinh về các bộ sách để đảm bảo khách quan, công bằng, TS Phạm Tất Thắng nêu quan điểm: Thực tế cho thấy, trong quá trình thẩm định một vấn đề liên quan đến xã hội thì việc lấy ý kiến phản hồi, tác động với xã hội, đối tượng bị điều chỉnh là việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, cũng phải khẳng định lại rằng, các bộ SGK mới đều phải biên soạn trên tinh thần giáo dục phổ thông mới, thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội. Chương trình đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT – đại diện cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này ban hành thông qua Thông tư 32, các yêu cầu theo Thông tư 33. Đây là các văn bản quy phạm pháp luật đã được Nhà nước ban hành.
Điều kiện cần là các bộ sách phải đáp ứng các văn bản này, điều kiện đủ là SGK khi đã được biên soạn theo Tinh thần Nghị quyết 88 thì phải được thực nghiệm, giảng dạy trong thực tế, cần phải có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện dạy và học.
Chúng ta đang bước vào đợt đổi mới SGK lần thứ 3 kể từ năm 1981 đến nay. Việc thẩm định SGK mới được tiến hành bám theo các tiêu chí phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới là tất yếu.
Tuy vậy, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu các tiêu chí đưa ra quá cứng nhắc cũng sẽ dễ gạt đi những cuốn sách chọn cách tiếp cận và trình bày khác biệt. Kết quả là sẽ chọn ra được những bộ sách có nội dung, hình thức na ná nhau và chủ trương một chương trình nhiều SGK sẽ không còn đúng nghĩa với tính đa dạng trong thống nhất, có thể phù hợp với nhiều đối tượng học sinh tại các vùng, miền khác nhau, có trình độ không giống nhau.
Video đang HOT
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Khi tiếp cận với chủ trương soạn thảo SGK mới của Bộ GD&ĐT, trong đó có đưa ra tiêu chí là soạn thảo SGK theo hướng mở, với định hướng này nhiều người đã kỳ vọng sách của GS Hồ Ngọc Đại sẽ được chấp nhận. Tuy nhiên, khi đi vào tiếp cận với nội dung thì tư duy tiếp cận dường như vẫn chưa tương thích với tiếp cận về năng lực của người học với tính đa dạng như vốn có của nó.
“Ở thời điểm này, giáo dục Việt Nam mới cải tiến được tới mức chấp nhận nhiều bộ SGK nhưng vẫn giữ một chương trình. Như vậy là chưa triệt để trong cách tiếp cận”- TS Lê Viết Khuyến nói. Cũng theo ông Khuyến, từ cách tiếp cận chưa triệt để nói trên, sẽ rất khó có được một bộ SGK viết theo dạng mở. Bởi vì, khi đánh giá, thẩm định, Hội đồng thẩm định chỉ căn theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được quy định. Với cách làm này, rõ ràng những bản thảo không theo chương trình, vượt quá chương trình đều sẽ bị đánh trượt.
Nếu căn theo các quy định, Hội đồng thẩm định không sai nhưng để bảo đảm tính thuyết phục thì cách đánh giá dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn cứng lại chưa đủ thuyết phục. Điều này cũng sẽ khó có cơ hội cho những bộ SGK có cách tiếp cận khác biệt.
TS Lê Viết Khuyến cũng bày tỏ lo ngại sẽ nảy sinh một xu hướng độc quyền giáo dục mới, đó là độc quyền chương trình SGK. Bởi với cách thức tiếp cận theo hướng xây dựng các chuẩn cứng, cả nước chỉ có một chương trình SGK, lẽ đương nhiên việc thành lập Hội đồng tư vấn giúp Bộ xây dựng các chuẩn SGK cũng phải căn trên các tiêu chuẩn cứng.
Từ những cái chuẩn cứng được quy định chắc chắn sẽ đẻ ra những cái chuẩn cứng trong tư vấn, thẩm định, đánh giá…
Huyền Thanh
Theo CAND
Loại SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Lo độc quyền mới
Ở Việt Nam cơ quan quản lý vừa ban hành và quản lý tiêu chuẩn chung nhưng lại đồng thời tham gia soạn thảo SGK
Vì sao thử nghiệm tới hơn 40 năm?
Ba bản thảo sách giáo khoa (SGK) Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định SGK đánh trượt vòng thẩm định đầu tiên. Dư luận băn khoăn, một bộ sách đã trải qua hơn 40 năm thử nghiệm, được áp dụng ở 49 tỉnh thành với hơn 900.000 học sinh, từng được hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, được đánh giá tốt, nhiều thời điểm được Bộ GD-ĐT khuyến khích sử dụng vì có lợi cho học sinh nhưng chưa có kết luận thành công hay thất bại, chưa được nhân rộng? Đến giờ, bộ sách ấy trượt vòng công nhận là SGK?
Nhiều băn khoăn khi bộ SGK công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại bị loại. Ảnh: Dân trí
Không bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ bản thảo SGK của GS Hồ Ngọc Đại nhưng TS. Lê Viết Khuyến - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), Ủy viên thường trực Hiệp hội các trường Đại học Cao Đẳng Việt Nam cũng thừa nhận chưa có bản thảo SGK nào lại được thử nghiệm kéo dài tới gần 50 năm.
Có việc thử nghiệm kéo dài như vậy, ông Khuyến cho rằng có lý do xuất phát từ việc bản thảo của GS Hồ Ngọc Đại được viết trước khi những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá về chương trình SGK được xây dựng.
Như vậy, sẽ nảy sinh vấn đề: Hội đồng thẩm định đánh giá, xét duyệt các bản thảo phải căn cứ trên các tiêu chí, tiêu chuẩn chung của Bộ, trong khi, bản thảo này lại được viết trước khi có các tiêu chí.
Do đó, kết quả lựa chọn bản thảo trong trường hợp này còn phụ thuộc vào tiêu chí, tiêu chuẩn được đặt ra thế nào và bản thảo có phù hợp với tiêu chí đó không? Điều này cũng lý giải cho lý do vì sao một bản thảo SGK lại được thử nghiệm lâu như vậy mà vẫn chưa được đánh giá.
Đổi mới chưa triệt để
Ngoài ra, bản thảo bị kéo dài thời gian vị chuyên gia còn cho rằng có sự mâu thuẫn trong tư duy, cách tiếp cận với nền giáo dục hiện nay.
Trong một môi trường giáo dục quen tiếp cận theo lối truyền thống thì phương pháp giáo dục công nghệ theo hướng mở của GS Hồ Ngọc Đại đang bị lạc lõng, bị lép vế, nên khó được đón nhận là điều dễ hiểu.
TS Lê Viết Khuyến cho biết, khi tiếp cận với chủ trương soạn thảo SGK mới của Bộ GD-ĐT, trong đó có đưa ra tiêu chí là soạn thảo SGK theo hướng mở, với định hướng này nhiều hy vọng SGK của GS Hồ Ngọc Đại sẽ được chấp nhận.
Tuy nhiên, khi đi vào tiếp cận với nội dung thì tư duy cách tiếp cận vẫn chưa tương thích với tiếp cận về năng lực của người học.
Nội dung vẫn hướng tới sự phát triển đồng loạt, đồng đều, vì lý do này nên cả nước tới nay vẫn chỉ có chung một chương trình SGK. Nhưng quy định về một hay nhiều bộ SGK cũng phải tương thích với cách tiếp cận về năng lực của người học.
Theo xu hướng của các nước có nền giáo dục phát triển, để tiếp cận được với năng lực người học một cách hiệu quả nhất, trên thực tế phải đòi hỏi có nhiều chương trình và nhiều bộ SGK khác nhau. Từng chương trình phải phù hợp với năng lực của từng nhóm đối tượng học. Ví dụ, học sinh thành phố phải học chương trình khác với học sinh vùng núi. SGK cũng phải được viết dưới dạng mở, quy định chỉ là tiêu chuẩn tối thiểu phải đạt được nhưng có thể viết chương trình cao hơn quy định.
Ở thời điểm này, giáo dục Việt Nam mới cải tiến được tới mức chấp nhận nhiều bộ SGK nhưng vẫn giữ một chương trình. Như vậy là chưa triệt để trong cách tiếp cận.
Vì lý do này mà trong các kỳ thi THPT trên cả nước, điểm tiếng Anh ở các vùng nông thôn, miền núi luôn thấp hơn điểm trung bình ở các thành phố lớn. Lý do đơn giản là do quy định cào bằng chương trình học, những học sinh khu vực nông thôn, miền núi không thể có điều kiện học tập tốt như học sinh ở thành phố, nên điểm thấp hơn là đương nhiên.
Cũng từ cách tiếp cận chưa triệt để nói trên, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho rằng rất khó có được một bộ SGK viết theo dạng mở. Bởi vì, khi đánh giá, thẩm định, Hội đồng thẩm định chỉ căn theo các tiêu chí, tiêu chuẩn đã được quy định, như vậy rõ ràng những bản thảo không theo chương trình, vượt quá chương trình đều sẽ bị đánh trượt.
"Ở đây có vấn đề về quy định cũng như nội hàm về tư duy, cách tiếp cận trong giáo dục. Dù nói rằng đã đổi mới nhưng nội hàm tiếp cận nội dung lại không mới.
Nếu căn theo các quy định, Hội đồng thẩm định không sai nhưng để bảo đảm tính thuyết phục thì cách đánh giá dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn cứng lại chưa đủ thuyết phục. Sự tranh cãi vừa qua là xuất phát từ những lý do này", TS Lê Viết Khuyến nói.
Độc quyền chương trình SGK
Từ câu chuyện các bản thảo của GS Hồ Ngọc Đại bị loại, TS Lê Viết Khuyến lo ngại sẽ nảy sinh một xu hướng độc quyền giáo dục mới, đó là độc quyền "chương trình SGK".
Theo vị chuyên gia, nếu trước đây việc Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm vừa tổ chức biên soạn, tổ chức thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo xuất bản, in và phát hành SGK đã tạo ra thế độc quyền khép kín trong tất cả các khâu của quy trình từ biên soạn đến phát hành thì bây giờ với việc áp các tiêu chí, tiêu chuẩn cứng của chương trình SGK có thể sẽ tạo ra loại hình độc quyền về nội dung.
Vị chuyên gia cho biết, qua tiếp cận với một số nền giáo dục trên thế giới thì thấy, chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước chỉ ban hành chuẩn chương trình, chương trình cụ thể phải do các trường soạn thảo và ban hành.
Về SGK luôn viết theo dạng mở, không dạy theo SGK nhưng phải căn theo SGK để lựa chọn chương trình dạy cho phù hợp với từng bối cảnh, từng nhóm đối tượng học sinh cụ thể.
Việc này khác hoàn toàn với Việt Nam. Ở Việt Nam cơ quan quản lý vừa ban hành và quản lý tiêu chuẩn chung nhưng lại đồng thời tham gia soạn thảo SGK. Hơn nữa, các chương trình giảng dạy cũng được quy định cứng và giáo viên, học sinh phải dạy và học theo đúng chương trình trong SGK.
Vị chuyên gia cảnh báo, với cách thức tiếp cận theo hướng xây dựng các chuẩn cứng, cả nước chỉ có một chương trình SGK, lẽ đương nhiên việc thành lập Hội đồng tư vấn giúp bộ xây dựng các chuẩn SGK cũng phải căn trên các tiêu chuẩn cứng.
"Từ những cái chuẩn cứng được quy định chắc chắn sẽ đẻ ra những cái chuẩn cứng trong tư vấn, thẩm định, đánh giá... Kết quả cuối cùng sẽ lại quay trở lại với cách tiếp cận cũ là một chương trình và một SGK. Điều này cũng đồng nghĩa với mục tiêu nhiều SGK sẽ thất bại", vị TS cảnh báo.
Lam Nguyễn
Theo baodatviet
Bê nguyên bộ sách đã dùng 40 năm, Giáo sư Đại đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi "Giáo sư Hồ Ngọc Đại không tuân thủ cuộc chơi tức là tự loại mình ra khỏi cuộc chơi đó", Giáo sư Trần Đình Sử nhấn mạnh. Thông tin chính thức từ Hội đồng thẩm định quốc gia về sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, bộ tài liệu "Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục" do...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

14 phụ nữ dàn hàng ngang chụp ảnh giữa đường gây bức xúc
Tin nổi bật
13:50:24 08/04/2025
Sự nghiệp HURRYKNG trước khi dính tin đồn: Chàng rapper "cờ xanh" đủ tài lẫn sắc, thiếu 1 thứ để lên sao hạng A
Nhạc việt
13:44:32 08/04/2025
Chỉ vỏn vẹn 20m2 nhưng khu vườn sân thượng của đôi vợ chồng này như 1 "xứ sở thần tiên" thu nhỏ!
Sáng tạo
13:44:19 08/04/2025
Ji Soo lên truyền hình tuyên bố dậy sóng về Kim Soo Hyun
Sao châu á
13:41:36 08/04/2025
Tin lời dẫn dụ 'suất ngoại giao' nhà ở xã hội, hàng chục người sập bẫy mất trắng tài sản
Pháp luật
13:41:05 08/04/2025
Cặp đôi nam thần - hot girl VFC công khai thả thính qua lại, bị tóm loạt hint khó lòng chối cãi
Sao việt
13:38:17 08/04/2025
Ancelotti đưa Odegaard 'lên mây' trước đại chiến Arsenal vs Real
Sao thể thao
13:37:01 08/04/2025
Khách Tây nếm thử thứ quả "độc đáo nhất thế giới" mà anh gặp ở Việt Nam: Người Việt cũng chưa chắc biết
Netizen
13:35:10 08/04/2025
Tổng thống Zelensky xác nhận sự hiện diện của quân đội tại vùng lãnh thổ mới của Nga
Thế giới
13:28:11 08/04/2025
Tử vi 12 con giáp thứ Ba ngày 8/4/2025: Xung khắc trong công việc, viên mãn chuyện tình yêu
Trắc nghiệm
12:46:51 08/04/2025