Nhiệt độ các đại dương trên thế giới vẫn ở mức nóng nhất trong lịch sử
Theo nghiên cứu do Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vừa công bố, mặc dù lượng phát thải khí CO2 tên toàn cầu giảm do các biện pháp phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhưng trong năm 2020, nhiệt độ trong các đại dương trên thế giới vẫn ở mức nóng nhất trong lịch sử.
Băng biển vỡ trôi khỏi Bắc Cực ở giữa Greenland và Svalbard, Na Uy. Ảnh: CNN
Nghiên cứu cho thấy so với năm 2019, 2.000 mét trên mặt đại dương của Trái Đất đã hấp thụ lượng nhiệt lớn hơn, đủ để đun sôi 1,3 tỷ ấm đun nước siêu tốc với mỗi ấm chứa 1,5 lít nước. Sự gia tăng nhiệt độ này là nguyên nhân dẫn đến xu hướng gia tăng nhiệt độ kỷ lục tại các đại dương trên toàn cầu.
Ông Cheng Lijing, tác giả chính của nghiên cứu này, cho hay sự nóng lên của đại dương là chỉ số quan trọng để xác định mức độ biến đổi khí hậu vì hơn 90% lượng nhiệt trên toàn cầu nằm ở các đại dương, tuy nhiên do phản ứng chậm trễ của các đại dương trước tình trạng Trái Đất nóng lên, xu hướng nóng lên của các đại dương sẽ tồn tại ít nhất là trong nhiều thập kỷ.
Ông Cheng cho biết thêm nhiệt độ tại các đại dương trên thế giới vẫn tiếp tục tăng hồi năm ngoái, bất chấp sự suy giảm lượng phát thải khí CO2 trên toàn cầu do các biện pháp phong tỏa ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Video đang HOT
Cũng theo nghiên cứu trên, trong 8 thập kỷ qua, nhiệt độ tại các đại dương trên thế giới ở thập kỷ sau đều nóng hơn so với thập kỷ trước đó. Ảnh hưởng do sự nóng lên của các đại dương đã được thể hiện qua sự xuất hiện của nhiều cơn bão và những cơn mưa cực lớn.
Để ứng phó với tình trạng nhiệt độ nóng lên tại các đại dương, ông Cheng đã kêu gọi thế giới nghiên cứu nhiều hơn nữa về vấn đề này. Ông nhấn mạnh bất kỳ hoạt động hoặc thỏa thuận nào nhằm giải quyết vấn đề Trái Đất nóng lên cũng phải gắn liền với thực tế rằng các đại dương đã hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn và sẽ tiếp tục hấp thụ năng lượng dư thừa trên Trái Đất.
Nghiên cứu nêu trên do 20 nhà khoa học từ 13 viện nghiên cứu ở Trung Quốc, Mỹ và Italy thực hiện và được công bố trên tạp chí quốc tế Advances in Atmospheric Sciences hồi đầu tuần này.
Iceland - Quốc gia chỉ có một con muỗi
Khi đến thăm các xứ lạnh như Đan Mạch, Greenland, Scotland hay Na Uy, bạn chắc chắn sẽ gặp ít nhất một loài côn trùng gây hại.
Dù có vị trí gần các quốc gia này, nhưng Iceland lại là một trong số ít những vùng đất trên thế giới không có muỗi.
Quốc gia Iceland chỉ có một con muỗi duy nhất. Ảnh: World Atlats
Theo trang Business Insider, quốc gia nhỏ bé Iceland nằm trong số ít các quốc gia tuyên bố không có muỗi. Thế nhưng du khách có thể chiêm ngưỡng con muỗi duy nhất tại đất nước này khi đến thăm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên quốc gia. Con muỗi này đã được một nhà khoa học bắt trên một chiếc máy bay từ những năm 1980 và hiện đang được ngâm rượu tại bảo tàng.
"Tôi đã đuổi theo con muỗi quanh cabin cho đến khi bắt được nó. Đó là con muỗi duy nhất tôi từng tìm thấy ở Iceland", ông Gisli Mar Gislason, nhà sinh vật học tại Đại học Iceland, nói.
Có một số giả thuyết đã được đặt ra giải thích lý do tại sao Iceland không có muỗi.
Hầu hết ở Bắc Cực, đặc biệt là Greenland, có rất nhiều ao cạn, nơi muỗi thường đẻ trứng, nở thành ấu trùng và cuối cùng trở thành muỗi hút máu. Thậm chí ở Greenland, một con muỗi có thể to đến mức có thể hạ gục tuần lộc nhỏ. Những chiếc ao cạn này rất quan trọng vì chúng là ao đầu tiên nóng lên và tan băng khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên.
"Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nghiên cứu thực địa và mô hình dân số cho thấy khí hậu ấm lên sẽ khiến nhiều muỗi sống sót đến khi trưởng thành hơn", nhà sinh thái học Lauren Culler của Dartmouth (Mỹ) cho biết.
Còn tại Iceland, hầu như không có ao cạn như vậy để muỗi có thể sinh sản. Hệ sinh thái của đất nước này thường chỉ chứng kiến ba đợt đóng băng và tan băng chính trong năm. Do đó, muỗi có thể đơn giản là không có đủ thời gian để trưởng thành trong nhiệt độ ấm trước khi trời lạnh trở lại.
Trong trường hợp biến đổi khí hậu, các nhà khoa học tin rằng sự vắng mặt của muỗi tại Iceland có thể sẽ không còn là mãi mãi. Khi Trái Đất nóng lên có nghĩa là các loài côn trùng sẽ có cơ hội sinh sản thuận lợi hơn mà không bị thời tiết lạnh giá cản trở.
Điều này sẽ có thể khiến danh sách các khu vực không có muỗi trên thế giới giảm xuống. Khi đó, chỉ còn 3 vùng đất trên thế giới không tồn tại muỗi là đảo New Caledonia của Pháp, Polynesia của châu Đại Dương và đảo quốc Seychelles nằm trong Ấn Độ Dương.
Nguyên nhân khiến muỗi không thể bay ra các vùng đảo này vì chúng nằm quá tách biệt so với các đại lục địa. Những hòn đảo này không có cả gia súc chăn nuôi. Đồng thời, chúng cũng cách rất xa các tuyến đường hàng hải của con người, hạn chế khả năng muỗi di chuyển tới.
Chiến dịch Mỹ giấu vũ khí hạt nhân giữa Bắc Cực Tháng 5/1959, hai sĩ quan Mỹ tiến hành đo đạc nhằm xây một cơ sở quân sự mới có tên Trại Thế kỷ bên dưới những lớp băng ở Greenland. Vị trí của Trại Thế kỷ nằm ở phía tây bắc đảo Greenland, lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Trên các bản tin công khai, dự án này được giới thiệu là...