Nhiễm trùng ngón tay do dùng chung dụng cụ làm móng
Bị thợ làm móng tay vô tình cắt xước da rướm máu, chị Minh 29 tuổi ở TP HCM sốt cao, vết thương nổi mủ, sưng đỏ.
Nhân viên làm móng dùng oxy già sát trùng vết xước cho chị Minh. Một ngày sau vết thương mưng mủ, chị đến phòng khám da liễu kiểm tra. Bác sĩ chẩn đoán chị Minh bị nhiễm trùng ở khóe của móng hay còn gọi là bệnh chín mé.
Theo bác sĩ Trần Trọng Thành, đây là bệnh nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe ở đầu các ngón tay và ngón chân. Bệnh thường gặp khi vết thương xung quanh móng bị tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) xâm nhập. Khi trở nặng, bệnh gây biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, thậm chí tử vong.
Trong quá trình cắt da và lấy khóe, người thợ có thể làm trầy xước da, niêm mạc, hoặc vô ý làm đứt, ra máu da của khách. Nếu dụng cụ không được khử trùng đúng cách, người bị thương có thể mắc nhiều bệnh lây qua đường máu như nhiễm trùng móng, nấm móng, ung thư, viêm gan B, C hoặc HIV/AIDS.
Chị em nên tự trang bị bộ dụng cụ làm móng riêng để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh: DBP
Nhiều tiệm làm móng thường chỉ trang bị một vài bộ kềm cắt da, lấy khóe và dùng cho rất nhiều khách. Họ cũng ít vệ sinh dụng cụ và trong những khách có thể có người bị nhiễm trùng móng. Do đó dụng cụ làm móng dùng chung tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ người này sang người khác. “Khách làm móng tin tưởng vào cách sát trùng đơn giản bằng axeton hay chanh của tiệm, vô tình làm cầu nối cho vi khuẩn lây lan”, bác sĩ Thành nói.
Video đang HOT
Dùng kềm cắt móng chung cũng giống như dùng chung kim tiêm, xăm, châm cứu. Do đó bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tự bảo vệ sức khỏe của mình trong quá trình làm đẹp. Cách đơn giản nhất là dùng dụng cụ làm móng riêng cho mình. Nếu phải sử dụng chung, dụng cụ phải được sát khuẩn bằng cách ngâm trong cồn 70 độ ít nhất 30 phút.
Nếu vô tình bị cắt trúng da xuất huyết, không nên bóp nặn vết thương mà phải để cho máu chảy tự nhiên, tốt nhất là ở dưới vòi nước chảy, sau đó sát khuẩn bằng cồn. Nếu da có dấu hiệu mưng mủ, nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời, bác sĩ Thành khuyên.
Cẩm Anh
Theo VNE
Làm dịu vết ong chích bằng những cách đơn giản
Ong chích có thê gây đau và thâm chí gây viêm hoặc nhiêm trùng. Hãy làm 1 trong 4 cách sau ngay khi bị ong chích đê làm dịu vùng bị cắn, theo Medical News Today.
Shutterstock
Đá
Đá có thể làm giảm đau và sưng. Ngay lập tức sau khi bị ong chích, hãy rửa sạch chỗ bị chích này để loại bỏ nọc độc ong còn lại.
Sau đó, đắp đá để giảm đau và sưng, bằng cách quấn một túi nước đá, hoặc rau quả đông lạnh trong một miếng vải.
Tinh dầu
Một số loại tinh dầu có tính chất sát trùng, kháng khuẩn hoặc kháng nấm. Mặc dù các loại tinh dầu từ lâu đã được sử dụng trong các biện pháp khắc phục tại nhà, có rất ít bằng chứng cho thấy rằng thuốc nào cũng có thể làm giảm đau hoặc sưng đốt ong.
Các loại tinh dầu có tác dụng đối với vết ong chích, có thể dùng là: Dầu cây chè, dầu hoa oải hương, dầu húng tây, dầu hương thảo.
Trước khi thoa tinh dầu lên da, trộn nó với một chất trung hòa dầu, chẳng hạn như dầu ô liu.
Lô hội (nha đam)
Lô hội là một loại gel có nguồn gốc thực vật giúp làm dịu và giữ ẩm làn da.
Theo một nghiên cứu năm 2015, chiết xuất lô hội có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Thoa một ít gel lên chỗ ong chích có thể làm giảm sưng và giúp ngăn chặn nhiễm bệnh.
Mật ong
Mật ong có nhiều đặc tính chữa bệnh. Nó chứa các hợp chất chống viêm, vì vậy nó có thể giúp giảm sưng. Các tác nhân kháng khuẩn tự nhiên trong mật ong cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và tăng tốc độ chữa lành.
Vì những lý do này, một số chuyên gia y tế sử dụng chiết xuất mật ong trong băng vết thương.
Theo thanhnien.vn
Nếu con bạn có hiện tượng này, có thể bé đã mắc phải bệnh viêm lưỡi bản đồ Nhìn những chiếc lưỡi trông như viêm tấy, sưng đỏ và có hình dạng của một châu lục nào đó, đó chính là biểu hiện của bệnh viêm lưỡi bản đồ mà nhiều đứa trẻ mắc phải. Đừng hoảng sợ nếu một ngày nào đó khi kiểm tra răng miệng của trẻ và bạn phát hiện ra lưỡi của bé có hình dạng...