Nhị Nguyên Tịnh thất Bồng Lai đòi bồi thường 500 triệu cho 10 năm tập gym, sự thật là gì?
Theo ông Nhị Nguyên, vết sẹo trên mặt trong cuộc xô xát với gia đình Diễm My sẽ đi theo ông suốt cuộc đời dài. Vì vậy, ông đã đề nghị kháng án trong phiên tòa phúc thẩm sắp tới.
Khoảng 15 giờ ngày 24/10/2019, vợ chồng ông Võ Văn Thắng cùng nhóm người thân đã thuê xe chạy đến Tịnh thất Bồng Lai để tìm con gái. Trước đó, Diễm My (SN 1999) con gái của ông, đã bày tỏ nguyện vọng muốn “tu tập” tại cơ sở này.
Tuy nhiên, vì nơi đây không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý nên vợ chồng ông Thắng không đồng ý cho con gái ở lại đây.
Trong quá trình lời qua tiếng lại, xô xát, ông Lê Thanh Nhị Nguyên (SN 1998) đã bị một người phụ nữ tên Châu Vinh Hóa ném miếng gạch men vào má phải. Theo giám định, tỉ lệ thương tích là 13%.
Trước đó, trao đổi với PV, bà Đoàn Thị Tuyết Mai, mẹ ruột Diễm My cho biết bà Hóa không phải là người trong họ hàng. Sáng 24/10, khi nghe gia đình tìm con tại Tịnh thất Bồng Lai, bà Hóa đã hiếu kì chạy xe theo để xem.
Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án huyện Đứс Hòa, tỉnh Long An đã xét xử bị cáo Châu Vinh Hóa (người tấn công ông Nhị Nguyên) phạm tội cố ý gây thương tích, xử phạt 2 năm tù và bồi thường số tiền 8.930.000 đồng.
Tuy nhiên, về phía Tịnh thất Bồng Lai, ông Lê Thanh Nhị Nguyên cho biết đã kháng án và tham dự phiên tòa phúc thẩm vào ngày 10/12/2021 tới đây.
Tôi tập gym 10 năm, bị thương rồi không “gồng” được
Sắp tới, phiên tòa phúc thẩm của vụ án 50 người vào Tịnh thất Bồng Lai sẽ diễn ra. Vì sao ông lại quyết định kháng cáo, thưa ông?
- Thứ nhất, việc ông Thắng xâm phạm vào tư gia bất hợp pháp chưa được kết luận tội ở phiên tòa sơ thẩm. Thứ hai, về việc bồi thường tiền tôi thấy chưa thỏa đáng. Sau khi gây ra cho tôi vết thương phải may 8 mũi, tỉ lệ thương tật là 13%, bà Hóa chỉ đền khoảng hơn 8 triệu đồng tiền thuốc. Số tiền này là không đủ với những tổn thương về sức khỏe, tinh thần của tôi.
Chúng tôi đang chờ đến ngày ra tòa. Hai lần trước, chúng tôi đã đưa hết tất cả các bằng chứng vi phạm cho tòa rồi.
Hiện trường vụ ẩu đã xảy ra vào năm 2019
Trong phiên tòa sơ thẩm, ông đã yêu cầu bồi thường “đau đớn về thể xác 300 triệu đồng, tiền đầu tư cho dự án âm nhạc là 40 triệu đồng, tiền tập luyện thể hình trong vòng 10 năm là 500 triệu đồng, chi phí mổ thẩm mỹ là 100 triệu đồng, tiền không thể biểu diễn nghệ thuật được do mang thẹo cả đời là 1 tỷ đồng” cùng nhiều khoản khác. Số tiền yêu cầu bồi thường lên đến hơn 3 tỷ đồng. Những chi phí này được lấy cơ sở từ đâu, thưa ông?
Video đang HOT
- Tôi là người tập thể hình đã 10 năm nay. Tính đến thời điểm bị thương, tôi không phải là một vận động viên nữa mà là huấn luyện viên rồi. Vì tôi là người ăn chay nên những năm tháng tập luyện rất khó khăn, gian khổ. Tôi dùng thực phẩm là đậu xanh, đậu đỏ, đậu hủ… và kết hợp với uống bột whey.
Bạn thử nghĩ trong 10 năm qua, chi phí lên tới bao nhiêu? Khi tôi bị thương, cả năm trời đâu có tập luyện được gì. Nếu có tập, tôi cũng không thể “gồng” mạnh được vì điều này sẽ ảnh hưởng đến vết thương. Sau khi tập luyện 10 năm trời, tôi đi thi là tôi có giải, đang dự tính thi nữa thì lại bị thương. Sự nghiệp của tôi cũng từ đó mà tiêu tan.
Nếu phải tập lại, tôi phải mất thêm 2,3 năm nữa. Khi đó tôi mới có thể “tập lại” người ta. Câu chuyện này không phải ai cũng biết.
Nhóm người Tịnh thất Bồng Lai thường xuyên tập luyện thể hình
Còn về dự án âm nhạc, trước đó, tôi đã có chuẩn bị thu âm một album ca nhạc. Beat nhạc, phòng thu đã chuẩn bị xong xuôi hết rồi chỉ chuẩn bị quay hình thôi thì phải dừng lại vì tôi bị ném gạch vào mặt. Tôi muốn họ phải đền bù cho những tổn thất đó.
Chưa kể, khi bị thương thì tôi mang tâm lí lo lắng, buồn bã vì có một vết sẹo ngay giữa mặt. Sau những ảnh hưởng về tinh thần lẫn thể xác đó. Tôi thấy việc mình bị đền bù có hơn 8 triệu đồng là không thỏa đáng.
Tôi đã đi 4,5 thẩm mỹ viện ở TP.HCM để tìm cách chữa sẹo
Tính đến thời điểm hiện tại, phía bà Châu Vinh Hóa đã có những động thái gì, thưa ông?
- Hôm xảy ra chuyện, tôi đang đứng chặn cửa không cho ông Thắng vào phòng riêng thì bị miếng gạch men của bà Châu Vinh Hóa bay vào mặt. Tôi gục xuống ngay tại chỗ, gần như ngất xỉu, máu chảy ra rất nhiều.
Từ khi bị tai nạn đó đến nay, bà Hóa không có bất kì lời xin lỗi nào. Thậm chí, bà ấy cũng không gặp gỡ chúng tôi. Về phía ông Thắng, bà Mai cũng như vậy. Tôi thấy hành động “đền” của bà ấy không xem mạng sống của người ta ra gì.
Vết thương trên mặt của ông Nhị Nguyên
Vết sẹo trên gương mặt đã ảnh hưởng đến như thế nào đến ông?
Bạn biết không, nếu như người thường bị vết sẹo này đã đau đớn biết bao nhiêu rồi, huống gì tôi là người đã xuất hiện trên cộng đồng đã có hát, có trên sân khấu trình diễn. Vết sẹo này sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời dài.
Hai năm qua, tôi đã đi khoảng 4,5 thẩm mỹ viện ở TP.HCM để tìm cách chữa sẹo, người ta nói sẹo này chỉ có thể chữa được khoảng 80% thôi. Trước đó, tôi thấy mình có chút may mắn khi là người ăn chay, tập luyện thể dục thể thao nên sức khỏe tốt. Sẹo không lồi, cũng không lõm. Tuy nhiên, “sẹo vẫn là sẹo”, nó vẫn nằm trên gương mặt của tôi.
Khi bị ném vào mặt, tôi đã nghĩ trong bụng rằng mình phải mang vết sẹo này mãi mãi. Vì vậy, tôi vẫn giữ quyết định kháng cáo và yêu cầu tòa phải xử hết những vi phạm đó.
Xin cảm ơn ông về phần chia sẻ này!
Về cơ sở Tịnh Thất Bồng Lai, vừa qua, trong cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2021 về tình hình thực hiện các nhiệm vụ công tác của Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Tiến Trọng – Phó trưởng Ban tôn giáo Chính phủ đã thông tin, Tịnh thất Bồng Lai không phải là tự viện hợp pháp và không do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An quản lý. Những người đang sống và sinh hoạt tại đây không phải là tu sĩ Phật giáo và có dấu hiệu lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để kêu gọi lòng tốt của tín đồ Phật giáo.
Đồng thời, ông Trọng cũng khẳng định, Tịnh thất Bồng Lai là vụ việc có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi.
Quan điểm 'tu tập' của Tịnh thất Bồng Lai: Tập gym, hát ca là để hướng đến cái đẹp
Theo ông Nhị Nguyên, từ nhỏ, các "sư cô, sư thầy" tại đây đều được học năng khiếu. Vì vậy, cách "tu tập" của Tịnh thất Bồng Lai cũng khác biệt so với nơi khác.
Vừa qua, những vấn đề liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai (tên mới là Thiền am bên bờ vũ trụ) đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Trong suốt thời gian qua, mạng xã hội cũng đã lan truyền những hình ảnh về các "sư thầy" tại cơ sở này tập gym, có phòng thu âm riêng để phục vụ cho việc hát ca.
Theo "tu sĩ" Nhị Nguyên tại Tịnh thất Bồng Lai, những người tại hộ gia đình này có cách "tu tập" đặc biệt, hướng đến những điều "tốt đẹp" trên cuộc đời
"Chúng tôi toàn mua máy tập cũ"
Trao đổi với PV, ông Nhị Nguyên cho biết: "Từ bé, những trẻ mồ côi trong Tịnh thất Bồng Lai đã được thầy Lê Tùng Vân cho học các môn phù hợp với năng khiếu bản thân. Các thầy nam theo con đường võ thuật, tập gym để rèn luyện thân thể.
Mình tu tập là để hướng đến những cái tốt, cái đẹp, cái hay trong cuộc sống. Tôi ví dụ, tập gym ngoài rèn luyện thân thể, nó còn cho chúng tôi được tính kiên trì, nhẫn nại. Đây là một bộ môn rất khó tập, đòi hỏi phải có sự kiên trì để theo đuổi.
Vào tập cầm cục tạ nặng quá thì chúng ta sẽ rất dễ nản. Có được một thân thể đẹp đâu phải là chuyện 1,2 ngày mà từ năm này qua tháng nọ. Chúng tôi nghĩ tu tập là phải làm sao cho mình tiến bộ lên, chứ không phải tu rồi là "không biết gì hết".
Các "sư thầy" tại Tịnh thất Bồng Lai đều tập luyện thể hình
Theo ông Nguyên, các "tu sĩ" tại đây đã được ông Lê Tùng Vân cho phát triển năng khiếu về ca hát, vẽ, văn thơ, thể hình...
Ví dụ, ông Nhất Nguyên được cho là người vẽ đẹp, có tài năng ca hát, 5 chú tiểu từng tham gia chương trình Thách thức dành hài thì có năng khiếu về diễn xuất thể loại hài.
Tất cả các "sư thầy" đều tham gia tập thể hình và có huy chương. Tịnh thất Bồng Lai đã trang bị phòng tập gym, phòng thu âm... để phục vụ cho việc "phát triển năng khiếu".
" Chúng tôi toàn mua máy tập cũ để tiết kiệm chi phí. Còn lại, các thầy đều tự tập luyện tại nhà", ông Nguyên nói thêm.
Gần đây, Tịnh thất Bồng Lai đã đập toàn bộ khu nhà ở để xây lại. Về vấn đề này, ông Nguyên cho biết: "Ngôi nhà này đã được chủ trước xây dựng từ 10 năm trước, hiện giờ có rất nhiều chỗ đã xuống cấp. Về vấn đề kinh phí, chúng tôi đã dành dụm từ nhiều năm trước để có thể xây lại. Vì bây giờ các bé đã lớn hết rồi, chúng cũng cần có phòng riêng đàng hoàng để sinh hoạt".
"Chúng tôi ráng xây trong khoảng thời gian 3 tháng để có thể có nhà mới cho các bé ăn Tết. Sắp tới, nếu có chương trình về năng khiếu nghệ thuật nào phù hợp tôi vẫn cho các bé tham gia. Tất cả những "chú tiểu" tại đây đều được "thầy ông nội" dạy dỗ rất đàng hoàng, tử tế. Các cháu rất vâng lời", ông Nguyên chia sẻ thêm về đời sống của Tịnh thất Bồng Lai.
Ông Lê Tùng Vân cùng các "đồ đệ" trong Tịnh thất Bồng Lai.
Không phải là cơ sở thờ tự tôn giáo
Trước đó, Hòa thượng Thích Minh Thiện, Phó Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An đã khẳng định: Tịnh thất Bồng Lai chỉ là hộ gia đình, nhà ở, không phải là cơ sở thờ tự tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Trong khi đó, trao đổi với PV, Thượng tọa Thích Nhật Từ (Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo) đã chia sẻ quan điểm của mình về cơ sở Tịnh thất Bồng Lai.
"Đầu tiên là vấn đề đất đai, đất tôn giáo phải trải qua nhiều thủ tục, chuyển đổi từ đất thổ cư. Đất lúa không thể sinh hoạt tôn giáo, và họ cũng chưa từng đăng ký sinh hoạt tôn giáo.
Bên cạnh đó, việc họ nói những "chú tiểu" là mồ côi, trong khi các em có người thân ruột thịt là nói sai sự thật. Vào năm 2020, những người trong Tịnh thất Bồng Lai đã được thử kết quả ADN 2 lần. Hiện nay, có khoảng 10 đơn tố cáo đã được gửi. Qua đó, những vấn đề nhức nhối bên trong cơ sở này đã được phơi bày.
Vào ngày 18 và 20/12/2019, tôi đã có bài nói chuyện về bản chất của vấn đề, xoay quanh nơi gọi là Tịnh thất Bồng Lai. Sau đó, một Phật tử đã đến cảm ơn tôi vì những thông tin của tôi mà chị ấy đã có thêm hiểu biết về nơi này. Chị ấy đã mang đứa con ruột mà trước đó gửi tại cơ sở này quay trở về nhà.
Đó là một sự thật "phũ phàng" khi tôi nói về những vấn đề của Tịnh thất Bồng Lai. Trước mắt, những điều họ làm là trái với Giáo luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo", Thích Nhật Từ cho hay.
Ông Lê Tùng Vân tự xưng là 'người tu hành' nhưng vẫn nuôi trồng thủy sản để bán? Ông Vân đã trả lời rằng: "Trên đời này có những chuyện cần phải hy sinh, những con cá mà thầy nuôi cần phải hy sinh cho gần 80 người được sinh sống, đó là bắt buộc". Vào năm 1990, sau khi rời quê An Giang, ông Lê Tùng Vân đã thành lập nên một trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức tại...