Nhặt “sạn” trong sách giáo khoa, chuyện không dễ với giáo viên?
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp công khai sách giáo khoa điện tử, xã hội hóa chuyện nhặt sạn sách giáo khoa trước khi phê duyệt.
Chuyện “sạn, rác” có trong sách giáo khoa ở nước ta không mới, thế nhưng thời gian gần đây rầm rộ lên là nhờ… mạng xã hội.
Khi chưa có mạng xã hội phát triển, “sạn, rác” trong sách giáo khoa vẫn cứ tồn tại một cách … trong sáng, vô tư.
Nhặt “sạn” trong sách giáo khoa, chuyện không dễ với giáo viên?
Tác giả Kim Oanh viết “Những lỗi cứ mặc nhiên tồn tại trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp Trung học cơ sở!”, những lỗi đó, “sạn, rác” tồn tại cả 1 đời sách, chỉ đến khi chuẩn bị “hết đời” mới có người nói ra đó thôi!
Những “sạn, rác” đó giáo viên có biết không? Nếu nói không biết, chúng ta đang xúc phạm họ. Nếu nói biết, chúng ta có thể đang lừa dối mình.
Mới đây tác giả Phan Tuyết có viết bài “Dư luận bàn tán ầm ầm về Tiếng Việt 1 Cánh Diều, vì sao giáo viên im lặng?”. Bài viết đã nhận được sự ủng hộ đông đảo của bạn đọc.
Tác giả Phan Tuyết viết “Ai ra lệnh cho giáo viên im lặng thì không biết, chỉ biết rằng trong các cuộc họp hội đồng, người thường xuyên nhắc nhở giáo viên không được chia sẻ, like, bình luận vào những bài viết về những tiêu cực của ngành giáo dục là những hiệu trưởng các trường học.
Người viết bài trước đây đã không ít lần được hiệu trưởng nhà trường “mời lên phòng uống nước” sau mỗi một bài viết phản ánh tiêu cực trong ngành giáo dục đăng trên báo.
Video đang HOT
Có hiệu trưởng đã gay gắt buộc không được viết bài, có hiệu trưởng lại khá nhẹ nhàng phân tích đừng làm gì để ảnh hưởng đến uy tín nhà trường”.
Giáo viên không nhìn thấy “sạn, rác” trong sách giáo khoa, vì từ trước đến nay họ mặc nhiên “sách giáo khoa là pháp lệnh”, “cấp trên luôn luôn đúng”, khái niệm phản biện gần như không có trong “từ điển nhà giáo”.
Nếu có phản biện, cũng đành giấu tên tuổi, địa chỉ công tác, tác giả Sơn Quang Huyến đã tổng kết trong bài “Giáo viên chưa dám nói thật thì còn … khổ mãi!”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp công khai sách giáo khoa điện tử, xã hội hóa chuyện nhặt sạn sách giáo khoa trước khi phê duyệt. (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Nhặt “sạn” trong sách giáo khoa, giáo viên phải thấy trước?
Từ đầu năm học đến nay, tuyệt nhiên chưa thấy bài viết nào ca ngợi cuốn sách nào trên phương tiện thông tin đại chúng.
Chưa thấy ai so sánh cái hay, cái đẹp của bộ sách này với bộ sách kia, giúp dư luận có cái nhìn toàn cảnh về 5 bộ sách được chọn cho chương trình lớp 1 năm nay.
Phải chăng chúng ta đang nhặt “sạn” một chiều?
Thực tế, giáo viên chúng ta mới chỉ ra được sách “nặng hay nhẹ”! Chuyện “sạn, rác” trong sách giáo khoa giáo viên không … dám đề cập đến.
Giáo viên không thấy “sạn, rác” làm sao chọn được thức ăn bổ dưỡng cho học trò? Vì vậy nhặt “sạn” trong sách giáo khoa phải bắt đầu từ giáo viên.
Sách giáo khoa không còn là pháp lệnh, đã đến lúc có cái nhìn khách quan, sách cũng do con người viết, có thể đúng, có thể sai. Thấy cái sai dạy học trò tránh, thấy cái đúng dạy học trò nghe theo, đó mới là giáo viên tốt.
Năm sau, quyền chọn sách giáo khoa do Ủy ban nhân dân Tỉnh, khi đó số thành viên chọn sách sẽ rất ít so với năm học 2020 – 2021, ít người liệu có thấy hết “sạn” mà tránh?
Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp công khai sách giáo khoa điện tử, xã hội hóa chuyện nhặt sạn sách giáo khoa trước khi phê duyệt, “Đông người “nhặt” thì “sạn” sẽ bớt đi”.
Để thích hợp với vùng miền, địa phương mình, các tỉnh cần lấy ý kiến thăm dò từ giáo viên, người dân để chọn được bộ sách, cuốn sách ít “sạn” nhất.
Sách giáo khoa là hàng hóa đặc biệt, loại hàng hóa không được phép có phế phẩm. Cần có cơ chế xử phạt đặc biệt với những bộ sách, cuốn sách có nhiều “sạn”, có như thế người viết sách, nhà xuất bản mới có trách nhiệm nhặt “sạn” trước khi xã hội nhặt giùm.
Không chỉ cần sách tốt
Sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đưa vào dạy học hơn một tháng qua. Đa số giáo viên đánh giá cao những ưu điểm của SGK mới như thiết kế, trình bày hấp dẫn, nội dung có sự tích hợp và phân hóa, dẫn dắt học sinh khám phá.
Bên cạnh đó, việc tổ chức dạy học SGK lớp 1 ở các trường tiểu học bước đầu đáp ứng yêu cầu. Giáo viên bắt nhịp với phương pháp dạy học mới. Học sinh hứng thú và tự tin trong học tập.
Tuy vậy, thực tế dạy học cũng cho thấy quá trình tiếp cậnSGK mới ở một số nơi còn khó khăn, đặc biệt các trường không có điều kiện dạy 2 buổi/ngày. Một số bản SGK vẫn còn tồn tại những lỗi nhỏ. Đặc biệt gần đây, một bộ phận phụ huynh học sinh đa có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt lớp 1 bộ sách Cánh Diều là chưa phù hợp.
Trước ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh, lanh đạo Bộ GD&ĐT đã kịp thời giao cho các đơn vị chuyen môn tiếp thu. Bộ cũng đã có văn bản đề nghị Hội đồng quốc gia thẩm định SGK môn Tiếng Việt lớp 1 phải rà soát, báo cáo về nội dung dư luận phản ánh. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ mở rộng thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định.
Biên soạn, thẩm định và đi đến xuất bản SGK là một quy trình làm việc hết sức khoa học, chặt chẽ, bởi liên quan đến việc dạy và học trong nhà trường, tác động tới tri thức, nhận thức, tư tưởng của hàng triệu học sinh. Mặc dù vậy, không phải sản phẩm nào cũng có thể hoàn hảo 100% khi đến tay người dùng, nhất là trong lần đầu tiên.
Quá trình dạy học SGK mới ở các nhà trường cũng đồng thời là quá trình cập nhật và rút kinh nghiệm để mang đến sự hoàn thiện. Như tại TPHCM, Sở GD&ĐT đã khuyến khích giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi tiết, làm nhật ký giảng dạy để ghi nhận những vấn đề còn vướng mắc hay khó khăn khi thực hiện SGK mới, từ đó đề xuất nhà trường, phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT gửi ý kiến tổng hợp để báo cáo Bộ GD&ĐT và chuyển cho nhà xuất bản điều chỉnh lại cho phù hợp khi tái bản.
Ảnh minh họa
Dù cho xu hướng của ngành sẽ từng bước đa dạng hóa nguồn học liệu cho giáo viên, SGK chỉ còn là một trong những nguồn tham khảo để dạy học, Bộ GD&ĐT vẫn đặc biệt quan tâm đến chất lượng ấn phẩm này. Với tinh thần cầu thị, nghiêm túc tiếp thu các ý kiến góp ý, cả từ phía phụ huynh, dư luận và nhà trường, chắc chắn tới đây những điểm chưa phù hợp, lỗi (nếu có) trong SGK lớp 1 mới sẽ được các cơ quan có thẩm quyền chỉnh lý kịp thời để có bản hoàn thiện.
Nhưng đổi mới giáo dục, nói như Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, "chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ có sách tốt mà cần chú trọng hơn nữa đến công tác tập huấn giáo viên, và có những giải pháp phù hợp để phụ huynh cùng đồng hành với giáo viên triển khai tốt việc dạy và học theo chương trình mới".
Trên tinh thần này, song song với việc các cơ quan có thẩm quyền rà soát, hoàn thiện SGK, việc quan trọng hiện nay là các trường cần tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng khả năng tiếp thu của học sinh lớp 1 và tình hình triển khai tại trường mình; lắng nghe ý kiến phụ huynh, chủ động xây dựng/điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp, tạo điều kiện tiếp cận cho học sinh một cách nhẹ nhàng. Để làm tốt công tác này, tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên, đẩy mạnh truyền thông đến phụ huynh, tạo sự đồng thuận, đồng hành vì sự nghiệp đổi mới giáo dục là những nhóm nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Thẩm định sách giáo khoa lớp 1 có "quên" ý kiến giáo viên tiểu học? Quá trình thẩm định lại sách giáo khoa cần được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ hơn, cần đi từ lý thuyết đến thực tiễn. Trước những vấn đề gây tranh cãi về chương trình mới lớp 1, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Đại học Sư phạm...