Nhật ra “đòn hiểm” chặt ý định “vươn vòi bạch tuộc” của Trung Quốc
Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe vừa đến thăm Papua New Guinea (PNG) hôm 10.7 và đây là điểm dừng chân cuối cùng trong hành trình công du 3 nước tại Thái Bình Dương. Kết thân với PNG là cách tốt nhất để chặt chiến lược phòng ngự từ xa của Trung Quốc (TQ) tại Thái Bình Dương
Thủ tướng Abe khẳng định, cam kết giúp đỡ cho PNG trong tương lai một cách chặt chẽ.
Chuyến đi lịch sử
So với 2 chuyến thăm Úc và New Zealand, chuyến thăm PNG ít được truyền thông thế giới nhắc hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì Úc và New Zealand là những nước có tiếng nói trên trường quốc tế, thành viên trong nhóm Five Eyes có quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ.
Còn PNG là một quốc gia ít được biết đến với dân số chỉ vài triệu người, hầu như ít được nhắc đến trong các bản tin thời sự. Tuy nhiên, không vì thế mà chuyến thăm này kém ý nghĩa mà còn mang tính đột phá hơn với Nhật.
Tại New Zealand và Úc, Nhật chỉ khẳng định lại những cam kết với hai đồng minh. Còn tại PNG, ông Abe tạo ra trang sử mới trong quan hệ hai nước và chặn đứt ý định vươn vòi bạch tuộc ra biển của Bắc Kinh.
Tháp tùng ông Abe có 150 doanh nghiệp Nhật mang nhiều hợp đồng quan trọng cho PNG. Tháng trước, PNG đã lần đầu xuất dầu mỏ sang cho Nhật và hãng Mitsubishi dự định xây một nhà máy lọc dầu 1 tỉ USD cho PNG.
Thủ tướng Abe khẳng định, cam kết giúp đỡ cho PNG trong tương lai một cách chặt chẽ. Ông Abe phát biểu: “Tôi bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hỗ trợ Papua New Guinea phát triển trong tương lai. Tôi cũng bày tỏ quyết tâm của Nhật Bản trong việc góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới bao gồm cả khu vực Thái Bình Dương, cùng với người dân và chính phủ Papua New Guinea”.
Video đang HOT
Hai phu nhân hai thủ tướng tại PNG
Bà Jenny Hayward-Jones, giám đốc Chương trình Melanesia Myer tại Viện Lowy, cho biết chuyến thăm của ông Abe được dự định như một lời nhắc nhở về vai trò của Nhật Bản trong khu vực. “Chuyến thăm này là một tín hiệu lớn trong khu vực và cũng để nhắc TQ rằng Nhật Bản vẫn còn tầm ảnh hưởng trong khu vực”, bà nói.
“Thương mại và lợi ích đầu tư vào PNG rất có ý nghĩa. Nó không chỉ giúp Nhật giải quyết bài toán năng lượng thay vì phụ thuộc vào Trung Đông, mà còn tạo lợi ích chính trị cho Nhật. Vì thế, ông Abe dành đến hai ngày tại PNG và mang theo một phái đoàn lớn”.
Vì sao Nhật coi trọng PNG?
PNG có vị trí chiến lược khá quan trọng trên bản đồ. Muốn từ châu Á xuống châu Úc thì phải kiểm soát được PNG. Trong Thế chiến 2, Nhật cũng đã chiếm PNG và định dùng bàn đạp để tấn công Úc. Những điều đó là quá khứ và giờ Úc, Nhật là đồng minh thì vị trí PNG càng quan trọng với trục liên minh xuyên Thái Bình Dương.
TQ cũng đánh giá rất cao vị trí của PNG. Trong chiến lược phòng ngự của TQ, họ muốn thâu tóm ảnh hưởng tại quốc gia này và coi đây là mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ hai cần kiểm soát (chuỗi đảo thứ hai kết nối các quần đảo Izu, Saipan và PNG).
Nếu không tạo ảnh hưởng trong chuỗi đảo thứ hai, TQ sẽ phải co cụm ảnh hưởng trên biển và tắt mộng làm chủ Thái Bình Dương.
Trước giờ, PNG chịu ảnh hưởng nhiều từ Úc. Trong vài năm gần đây, TQ ra sức lôi kéo ảnh hưởng tại bán đảo này nhưng giờ Nhật đã nhảy vào. Cùng với tác động từ Úc thì sẽ khó có chuyện PNG thành một quốc gia dễ bảo với TQ.
Theo Một Thế Giới
Người Đài Loan tha thiết muốn hợp tác quân sự với Nhật, đề phòng Bắc Kinh
Nhật cải cách hiến pháp cho phép quân đội được triển khai ở nước ngoài theo tinh thần phòng vệ tập thể. Bắc Kinh phản ứng dữ dội, Nhưng Đài Loan lại cho đây là tín hiệu tốt để thắt chặt quan hệ với Nhật.
Dựa vào Nhật mới yên tâm trước Trung Quốc
"Chúng tôi ủng hộ việc thực hiện quyền phòng vệ tập thể của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, vì nó mang lại lợi ích an ninh của Đài Loan," giám đốc điều hành viện Brain Trust Đài Loan - Lưu Thế Trung nói tại một hội nghị chuyên đề.
Ông Lưu kêu gọi chính quyền lãnh đạo Mã Anh Cửu và Nhật Bản cần làm nhiều hơn để nâng cấp toàn diện quan hệ song phương, chẳng hạn như tăng tốc đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do.
Ông Lưu cũng kêu gọi Tokyo ban hành một "phiên bản tiếng Nhật", giống như đạo luật Quan hệ Đài Loan của Mỹ, để tăng cường mối quan hệ và xác định rõ hơn chuyện hợp tác với Đài Loan dựa trên dân chủ và hòa bình.
Các động thái vừa qua của Tokyo (cải cách hiến pháp) đã được sự chào đón của đa số các học giả Đài Loan và các chính trị gia. Nhưng một số học giả vẫn e ngại rằng trong trường hợp Đài Loan bị tấn công, Nhật Bản sẽ không thể để giúp bảo vệ Đài Loan nếu Mỹ không khởi xướng hành động quân sự đầu tiên.
Về mặt lý thuyết thì lập luận như vậy là đúng, ông Lưu cho biết, Tokyo sẽ không thể ra tay trước khi Washington hành động. Tuy nhiên, ông cho biết nếu có Nhật tham gia thì Washington mới hành động kiên quyết hơn trong trường hợp "có biến" từ bên kia eo biển vì họ cảm thấy không đơn độc và được Nhật chia sẻ chi phí tổn thất chiến tranh.
Đài Loan không muốn bị Trung Quốc kìm kẹp
"Chính quyền ông Mã cần tính hết các phương án hành động nếu Đài Loan bị tấn công. Tham gia liên minh (với Nhật) là sự lựa chọn bất buộc", ông Lưu nói. "Thay vì gây căng thẳng với Nhật Bản, những gì ông Mã nên làm ngay bây giờ là tìm kiếm cam kết phòng thủ từ Nhật Bản và Mỹ, bởi vì nó phục vụ cho lợi ích của Đài Loan".
Ông Lưu cũng cho rằng Đài Loan giờ không nên quá quan trọng việc đòi chủ quyền tại đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát vì an ninh Đài Loan (trước nguy cơ TQ thôn tính) mới là đáng quan tâm nhất.
Đài Loan cần chính sách độc lập
Ông Đổng Tư Tề - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Nghiên cứu Đông Bắc Á của Đài Loan, cho biết Đài Loan nên quan sát chặt chẽ phản ứng của các nước Đông Á, đặc biệt là Hàn Quốc, với động thái của Nhật Bản để có cách hành xử thích hợp.
Ông Đồng, một chuyên gia về chính trị Hàn Quốc, cho biết cả Hàn Quốc và Trung Quốc dường như đã cố gắng mượn chuyện cải cách gần đây của Nhật Bản để xích lại gần nhau hơn. Nhưng xích lại gần nhau cũng chỉ là cách diễn kịch cho người khác xem để tìm lợi thế trong vấn đề đối ngoại.
Chẳng hạn, Seoul muốn giải quyết căng thẳng gần đây với Tokyo và Bình Nhưỡng bằng cách nhích gần hơn với Bắc Kinh, còn Bắc Kinh đến Seoul với dã tâm bẻ gãy trục liên minh Hàn Quốc - Nhật Bản - Mỹ.
"Từ tấm gương đó, Đài Loan nên xây dựng kế hoạch ngoại giao riêng và dùng nó có lợi cho mình chứ không phải làm quân cờ của kẻ khác", ông nói. Nhưng dù sao, liên minh với Nhật thì Đài Loan vẫn cho thấy sự độc lập hơn là ngả về Bắc Kinh để rồi rơi vào tình cảnh như Hồng Kông và Macau hiện giờ.
Theo Một Thế Giới
Trung Quốc, Ấn Độ tăng cường hợp tác quân sự Trung Quốc và Ấn Độ vừa tuyên bố tăng cường hợp tác quân sự nhân chuyến công du Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ năm 2005 của một tướng lĩnh cao cấp Ấn Độ, theo Tân Hoa xã. Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, tướng Bikram Singh (trung tâm) - Ảnh: Reuters Ngày 4.7, Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, tướng Bikram...