Nhật muốn tham gia sản xuất tên lửa với NATO
Nhật muốn tham gia chương trình sản xuất tên lửa với NATO. Dự án này được cho là sẽ mang lại cơ hội phát triển và xuất khẩu vũ khí cho Tokyo cũng như nối dài tầm ảnh hưởng của NATO ở khu vực Châu Á.
Tên lửa Sea Sparraw – Ảnh: AFP
Hiện có 12 nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tham gia vào một tập đoàn có nhiệm vụ phát triển và chia sẻ chi phí chế tạo tên lửa SeaSparrow, loại tên lửa dùng để chống lại tên lửa diệt hạm và máy bay của đối phương. Loại tên lửa này do Mỹ sáng chế.
Japan Times ngày 11.7 cho biết, Tokyo rất quan tâm đến chương trình sản xuất này và muốn tham gia. Hồi tháng 5.2015, một nhóm sĩ quan Hải quân Nhật đã gặp gỡ lãnh đạo NATO để tìm hiểu về chương trình này.
Tờ báo trích dẫn hai nguồn tin liên quan nói rằng kế hoạch tham gia chương trình này của Tokyo chỉ mới ở giai đoạn đầu nhưng nằm trong chủ trương của nội các Nhật, được Thủ tướng Shinzo Abe công bố năm 2014 cùng với việc bãi bỏ lệnh cấm kéo dài nhiều thập niên về xuất khẩu vũ khí.
Tập đoàn sản xuất tên lửa của NATO, do bốn quốc gia trong đó có Mỹ thành lập năm 1968 để phát triển phiên bản nâng cấp của SeaSparrow. Quân đội Nhật từng sử dụng lên lửa SeaSparrow do Mitsubishi sản xuất theo bản quyền của NATO.
Sự có mặt của Nhật Bản trong tập đoàn này sẽ chia sẻ chi phí cho dự án, nhưng trên hết Washington nhận thấy vai trò của Nhật Bản quan trọng trong tư cách là đối tác công nghiệp quân sự hàng đầu ở châu Á, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự, đe dọa nhiều nước trong khu vực, Japan Times trích dẫn một nguồn tin từ Mỹ cho hay.
Quan hệ đối tác như vậy, vốn hiếm có từ khu vực châu Á, sẽ tạo ra một mạng lưới an ninh vươn ra bên ngoài liên minh quân sự chính thức của NATO.
Nhật muốn tham gia sản xuất tên lửa với NATO – Ảnh minh hoạ của AFP
“Chúng tôi nghĩ rằng dự án này sẽ cho phép Nhật Bản đặt nền móng cho chương trình xuất khẩu quốc phòng hơn nữa trong tương lai”, nguồn tin từ Mỹ nhận định. “Chúng tôi hoan nghênh hoạt động hợp tác an ninh này của Nhật Bản”, nguồn tin nói tiếp.
Nhật Bản là một trong những nước có ngành công nghiệp quân sự tiên tiến trên thế giới, nhưng các công ty như Mitsubishi Heavy Industries trong thời gian dài chỉ sản xuất vũ khí cho quân đội nước này vì lệnh cấm xuất khẩu vũ khí.
Kể từ khi bãi bỏ lệnh cấm, Thủ tướng Abe bắt đầu thúc đẩy hợp tác an ninh với khu vực Đông Nam Á, nơi một số quốc gia có ngân sách eo hẹp đang lo lắng vì sự chèn ép của Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Trong tháng 6.2015, ông Abe đã thống nhất với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III về chương trình trao đổi công nghệ quân sự và vũ khí. Trước đó, tháng 5.2015, ông cũng đồng ý đàm phán về việc chuyển giao các thiết bị quốc phòng và công nghệ với Malaysia.
Video đang HOT
Úc cũng đang xem Nhật Bản như là nước cung cấp tàu ngầm thế hệ tiếp theo cho Canberra, điều được Mỹ khuyến khích vì làm mối quan hệ giữa hai đồng minh thân cận nhất của Washington ở châu Á thêm sâu sắc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Chiêm ngưỡng tàu trực thăng khủng Izumo của Hải quân Nhật
Sau khi 2 tàu lớp Izumo này được biên chế đầy đủ, năng lực phòng thủ đảo nhỏ của Nhật Bản sẽ được nâng cao, cũng như năng lực tác chiến ở cách xa lãnh thổ Nhật Bản.
Tàu Izumo được đóng theo mẫu của các tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ, tuy nhiên có thể chở được nhiều trực thăng.
Tàu Izumo có chiều dài 248m và có thể chở được tới 470 thủy thủ, được đóng theo mẫu của các tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ.
Tàu có số hiệu 183, lượng giãn nước tiêu chuẩn là 19.500 tấn - lớn hơn cả tàu sân bay hạng nhẹ của Anh, Tây Ban Nha, Italia. Izumo dài 248 m, rộng 38 m, có thể chở 9 máy bay trực thăng.
Tàu Izumo được bắt đầu chế tạo từ tháng 1/2012, hạ thủy vào tháng 8/2013, sau đó tiến hành lắp ráp thiết bị và chạy thử trên biển. Tổng chi phí đạt hơn 100 triệu USD.
Như vậy, trải qua hơn 1 năm rưỡi lắp ráp thiết bị và chạy thử, tàu Izumo mới được bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 23/3 vừa qua.
Trên tàu có các hạng mục sinh hoạt lâu dài cho 450 người, phòng chỉ huy điện tử và các công trình như phòng phẫu thuật. Tàu có chức năng như căn cứ trên biển của máy bay chiến đấu, căn cứ chi viện nhiên liệu và căn cứ cứu nạn trên biển.
Ngoài ra, Izumo có thể chở khoảng 50 xe tải hạng nặng của Lực lượng phòng vệ mặt đất, có thể tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến khác.
Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản từng tuyên bố: "Cho dù công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc gây khó khăn cho công tác dò tìm, chúng tôi vẫn có thể ứng phó hiệu quả".
Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cũng bày tỏ sự bất bình với quyết định tăng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cảnh giác với các động thái của Quân đội Trung Quốc.
Theo ông Nakatani, Trung Quốc lắp hệ thống AIP cho tàu ngầm để tăng tính năng tàu ngầm. Vì vậy, Nhật Bản kỳ vọng nhiều vào năng lực săn ngầm của tàu Izumo.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã quyết định triển khai Izumo ở căn cứ Lực lượng phòng vệ biển tại thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa.
Nhật Bản đã bắt đầu chế tạo tàu hộ vệ lớp Izumo thứ hai, dự tính cuối năm 2016 bắt đầu đưa vào sử dụng.
Sau khi 2 tàu lớp Izumo này được biên chế đầy đủ, năng lực phòng thủ đảo nhỏ của Nhật Bản sẽ được nâng cao, cũng như năng lực tác chiến ở cách xa lãnh thổ Nhật Bản.
Tàu được đóng theo mẫu của các tàu đổ bộ tấn công của Hải quân Mỹ, tuy nhiên có thể chở được nhiều trực thăng. Đây là điều kiện tiên quyết để tàu Izumo có thể đáp ứng quy định của Hiến pháp Nhật Bản hiện nay, trong đó cấm việc sử dụng các tàu có khả năng chủ động gây chiến.
Bên cạnh tàu Izumo, Nhật Bản sẽ tiếp nhận thêm nhiều máy bay tuần tra tầm xa và máy bay chở hàng, cũng như mua thêm máy bay chiến đấu F-35, tàu đổ bộ tấn công và các máy bay chở binh sĩ Osprey của Mỹ.
Tất cả số máy bay nói trên đều có thể hoạt động trên tàu Izumo.
Dù không có thiết bị phóng các loại máy bay có cánh cố định nhưng tàu Izumo hoàn toàn có thể tiếp nhận được các loại máy bay hạ cánh thẳng đứng như F-35.
Tàu Izumo sẽ đóng quân tại căn cứ Hải quân Yokosuka gần thủ đô Tokyo và sẽ gia nhập vào hạm đội 2 tàu chở trực thăng cỡ nhỏ hơn đang hoạt động tại đây.
Vào tháng 1/2015, Nhật Bản đã thông 70 tỷ USD ngân sách quốc phòng, mức lớn chưa từng thấy trong vòng 7 thập kỷ qua.
So sánh giữa tàu đổ bộ lớn WASP của Mỹ và tàu chở trực thăng lớp Izumo của Nhật Bản.
Theo NTD/Bizlive
Phép thử đối với Bắc Kinh và vai trò ngày càng tăng của Nhật Bản tại Biển Đông Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh can dự vấn đề Biển Đông, hỗ trợ các quốc gia khu vực về năng lực trên biển. Xu thế này ngày càng rõ rệt, cho dù Trung Quốc theo dõi sát, nhưng Nhật Bản sẽ không lùi bước. 70 năm sau khi quân đội Nhật bị trục xuất khỏi Biển Đông, Nhật Bản đang lặng...