Nhật lo không địch nổi nếu hải quân Trung Quốc có Mistral
Theo tạp chí The Diplomat của Nhật, Washington cần “kéo” các tàu sân bay trực thăng “ Mistral” của Pháp ra khỏi tay Trung Quốc, nếu không cán cân quyền lực quân sự ở châu Á có thể sẽ thay đổi.
Nhật lo Pháp bán tàu Mistral cho Trung Quốc
Tạp chí The Diplomat của Nhật bày tỏ sự lo ngại nếu Trung Quốc sở hữu tàu và mỏ xẻ, nắm được kỹ thuật đóng tàu sân bay trực thăng mặt boong phẳng của châu Âu – điều mà cả Nga và Trung Quốc đều còn đang thiếu và hiện đang nỗ lực làm chủ công nghệ.
Trước đây, Hoa Kỳ đã từng quan ngại sâu sắc khi biết tin Nga mua hai tàu sân bay trực thăng “Mistral” của Pháp. Bây giờ tình hình đó sẽ lặp lại, nhưng nỗi quan ngại của Washington hiện nay lại liên quan đến Bắc Kinh – tạp chí The Diplomat viết.
Hồi tuần trước, các phương tiện truyền thông Pháp đưa tin rằng nước Pháp có thể bán cho Trung Quốc hai tàu sân bay trực thăng “Mistral”, được chế tạo riêng theo đơn đặt hàng của Nga và có thể được Pháp chào hàng trong chuyến thăm của hải quân nước này đến Trung Quốc.
Từ ngày 9 đến 15-5, một phái đoàn của hải quân Pháp, gồm hai chiến hạm là tàu đổ bộ trực thăng Dixmude thuộc lớp Mistral và tàu khu trục lớp La Fayette có tên Aconit đã ghé thăm thành phố Thượng Hải. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên một tàu chiến lớp Mistral ghé thăm Trung Quốc.
Dixmude là chiếc tàu lớp Mistral thứ ba và cũng là cuối cùng được đóng cho hải quân Pháp, cùng lớp những tàu Mistral mà các nhà máy đóng tàu nước này chế tạo cho hải quân Nga, nhưng không bàn giao cho Nga do những nguyên nhân xoay xung quanh cuộc khủng hoảnh chính trị ở Ukraine.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo của Nhật có tính năng tương tự Mistral của Pháp
Các nhà phân tích cho rằng Washington nên “kéo” các tàu “Mistral” ra khỏi tầm tay Trung Quốc, bởi Bắc Kinh hiện đang xây dựng một hạm đội năng động và hiện đại. Đặc biệt là nước này đang thiếu những tàu đổ bộ trực thăng tầm xa như Mistral.
Tạp chí Diplomat thừa nhận rằng, Pháp rất khó để bán được tàu sân bay trực thăng cho Trung Quốc, vì lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu về xuất khẩu vũ khí cho nước này. Tuy nhiên, tờ tạp chí vẫn lo ngại khả năng Trung Quốc sẽ có thể mua được “Mistral”.
Video đang HOT
Mistral nguy hiểm thế nào khi lọt vào tay Trung Quốc?
The Diplomat sợ rằng, nếu Trung Quốc mua được các tàu đó, có khả năng cán cân quyền lực ở châu Á trong tương lai sẽ thay đổi. Hiện hải quân nước này đang nỗ lực sở hữu 3 tàu sân bay, việc họ có thêm tàu đổ bộ tấn công tầm xa hiện đại như Mistral sẽ như “nối giáo cho giặc”.
Tạp chí nhấn mạnh rằng, do các tàu sân bay trực thăng lớp Mistral được đóng theo yêu cầu riêng của Moscow nên chúng hoàn toàn có thể được thích ứng với máy bay trực thăng Ka-27, Ka-52…, được trang bị cho Hải quân Nga, mà Trung Quốc cũng có cả Ka-27 và Ka-28 nên rất dễ sử dụng.
Mọt điểm cũng rất quan trọng là các tàu sân bay Mistral hoàn toàn có đủ điều kiện triển khai các máy bay tiêm kích có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như F-35B của hải quân đánh bộ Mỹ. Đây là điều Trung Quốc đang thiếu và rất muốn có.
Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật sẽ lép vế trước Hải quân Trung Quốc có tàu sân bay trực thăng Mistral
Bắc Kinh khao khát điều này khi họ mới chỉ có các tiêm kích hạm thông thường trên tàu sân bay là J-15. Đồng thời, trong thời gian qua đã xuất hiện thông tin cho rằng, nước này đang phát triển dòng tiêm kích hạm V/STOL dựa trên nguyên mẫu của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của Tập đoàn hàng không Thẩm Dương là J-31.
Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật hiện thua hải quân Trung Quốc về tàu sân bay nhưng lại được đánh giá cao hơn vì đang sở hữu các tàu đổ bộ tấn công lớp Izumo có khả năng mang theo các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-35B của Mỹ. Nhưng, nếu Paris bán cho Bắc Kinh 2 tàu Mistral có tính năng tương tự, hải quân Nhật sẽ trở nên lép vế trước Trung Quốc.
Hơn nữa, Bắc Kinh có công nghệ sao chép siêu đẳng nên mối lo về việc Mistral bị Trung Quốc nhái lại là điều hoàn toàn dễ xảy ra, trong bối cảnh các nhà máy đóng tàu nước này chưa đủ trình độ đóng tàu đổ bộ và tàu sân bay mặt boong phẳng như Mỹ và EU.
Tuy nhiên, việc Mistral lọt vào tay Trung Quốc chắc chắn là một mối quan ngại của Mỹ, giống như việc xảy ra vào năm 2011, khi Pháp ký hợp đồng đóng tàu cho Nga. Bởi vậy, Diplomat cho rằng, Washington sẽ làm tất cả để ngăn cản Bắc Kinh mua được 2 con tàu mà Paris đã cương quyết không chịu bàn giao cho Moscow.
Theo_An ninh thủ đô
Pháp đang sa vào "vũng lầy không lối thoát Mistral"
Tờ báo Pháp Liberation vừa đưa ra bình luận làm đau lòng người Pháp rằng, châu Âu và NATO sẽ không có cách gì giúp Pháp trong vụ Mistral, thực sự nước này đang rơi vào "vũng lầy không lối thoát".
Pháp đừng trông đợi vào Mỹ-EU-NATO
Trong một bài viết đăng tải ngày 16-5, tờ Liberation của Pháp đã đưa ra lời khuyên rằng, Pháp đừng trông chờ gì vào sự giúp đỡ của các đồng minh trong thương vụ Mistral. Mỹ sẽ không dại gì bỏ tiền ra giúp Pháp, trong khi EU và NATO không có tiền để mua Mistral.
Theo tờ báo Pháp, chi phí lưu giữ và bảo đảm cho các tàu Sevastopol và Vladivostok ở cảng Saint-Nazaire quá đắt đỏ đối với Pháp, dự tính Paris phải chi tới 5 triệu euro/tháng cho 2 con tàu này. Mà càng để lâu, chi phí bảo đảm cho chúng sẽ càng tăng thêm.
Nhà máy đóng tàu STX không thể kham nổi mà chính phủ Pháp cũng không đào đâu ra ngân sách cho khoản chi "trời ơi đất hỡi" này. Chỉ còn một cách duy nhất là Pháp sẽ phải tháo dỡ các tàu Mistral nếu từ chối trao cho Nga - báo Liberation nhận định.
Liberation phân tích, Paris muốn Moscow đồng ý với nguyên tắc bán lại tàu cho bên thứ ba, nhưng cả trong tình huống Nga đồng ý với đề xuất đó, Pháp cũng không thể tìm được người mua, bởi các tàu vốn được thiết kế đáp ứng nhu cầu của Nga nên sẽ rất khó bán lại.
Ngoài ra, "thị trường tiêu thụ Mistral cũng không lớn". Để sở hữu những con tàu này cần có 1 quốc gia có chiến lược hải quân mang tính can dự toàn cầu và ngân sách quốc phòng vài chục tỷ USD/năm mới kham nổi. Bởi chỉ tính riêng số tiền mua lại 2 con tàu cũng đã tới gần 2 tỷ USD.
Mistral là tàu sân bay trực thăng, dùng trong tác chiến đổ bộ viễn dương
Ngoài ra, chi phí cải tạo lại 2 tàu được chế tạo cho hoạt động tác chiến ở các khu vực băng giá phủ hợp với nhu cầu sử dụng của người mua và mua sắm vài chục chiếc trực thăng tấn công, vận tải, cảnh báo sớm, săn ngầm... trang bị cho chúng cũng phải tốn thêm hàng tỷ USD nữa.
Nước sở hữu Mistral còn phải huy động thêm một biên đội tàu khu trục phòng không, tàu hộ vệ săn ngầm, tàu vận tải tổng hợp để hình thành một cụm tàu đổ bộ tấn công tầm xa. Điều này sẽ làm chi phí phát sinh khi mua sắm 2 tàu sân bay trực thăng lớp Mistral lên tới ít nhất là 4 tỷ USD.
Liberation nhận định, Mỹ sẽ không bỏ tiền cho Mistral, NATO cũng như EU đều đã ít nhất một lần bác bỏ khả năng mua Mistral vì không có ngân sách để thực hiện việc mua sắm này, hải quân Pháp đã có ba tàu nên từ chối nhận thêm bởi sẽ mất nguồn ngân sách giành cho các trang bị khác.
Vì vậy, không hề bi quan một chút nào khi đưa ra kết luận là Pháp chỉ còn phương án tháo dỡ các tàu để bán sắt vụn - một thủ tục tốn kém và không có gì hay ho về mặt uy tín của ngành công nghiệp quốc phòng đối với các đối tác nước ngoài" - tờ Liberation kết luận đầy chua chát.
Paris sa chân vào "vũng lầy không lối thoát"
Theo tin ngày 15-5 của báo Kommersant (Nga) dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, Paris đã gửi đến Moscow dự thảo tài liệu hủy bỏ thỏa thuận liên chính phủ về việc Pháp nhận trách nhiệm đóng cho Nga 2 tàu sân bay trực thăng Mistral, cùng với bản hợp đồng đóng hai con tàu này.
Cụ thể, đề xuất này dự kiến sẽ hoàn trả Nga gần 785 triệu euro tiền đặt cọc nhưng "Moscow chỉ có thể nhận được khoản tiền này sau khi chính phủ Nga chuyển giao văn bản đồng ý bán lại tàu cho bên thứ ba bất kỳ mà không kèm điều kiện đặt trước" - Kommersant trích dẫn tài liệu.
Hải quân Pháp hiện đã có 3 tàu sân bay trực thăng Mistral
Pháp đã chuyển cho phía Nga đề nghị hủy hợp đồng cung cấp hai tàu chở máy bay trực thăng loại Mistral dành cho Hải quân Nga trong đó chỉ đề cập đến việc trả lại tiền nhưng không có tiền phạt. Ngoài ra, nó còn kèm theo điều kiện hết sức vô lý đối với Nga.
Theo nguồn tin, Nga sẽ không tán thành với kiểu ra điều kiện như vậy, bởi "tốn phí và thiệt hại của Nga trong trường hợp phá vỡ hợp đồng ước tính vào khoảng 1,163 tỷ euro", trong khi Pháp lại không chịu bồi thường một đồng nào ngoài khoản tiền ứng trước. Việc này sẽ làm Nga thiệt hại gần 400 triệu Euro.
Hơn nữa, trên con tàu có khoảng 1/3 là thiết bị của Nga mà Pháp đòi bán cho nước thứ 3 "vô điều kiện" là không thể chấp nhận được. Bởi vậy, sẽ không có bất kỳ chấp thuận tái xuất khẩu nào, không có quyết định phá bỏ hợp đồng nào được đưa ra cho đến khi các khoản tiền được hoàn trả đầy đủ.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp quân sự, với hợp đồng chuẩn mực của Nga và Pháp, lý do duy nhất Paris có thể hủy thỏa thuận một cách hợp pháp là một lệnh cấm vận vũ khí quốc tế, do Liên Hợp Quốc áp đặt đối với Moscow. Ngoài ra, bất cứ quyết định nào không được Nga chấp nhận cũng đều là bất hợp pháp.
Bởi vậy, nếu cứ khăng khăng giữ ý định bán tàu cho nước khác trong khi không được Điện Kremlin chấp nhận thì chắc chắn Nga sẽ đưa Pháp ra tòa và Paris rõ ràng là đang yếu thế so với Moscow. Ngoài khả năng thua kiện, Điện Élysée cũng đứng trước thảm họa rất lớn về sụt giảm uy tín trước các đối tác quốc tế.
Theo_An ninh thủ đô
Pháp đề xuất hoàn tiền cho Nga, chấm dứt thương vụ tàu Mistral Báo Nga Kommersant ngày 15.5 đưa tin Pháp đã đề nghị trả cho Nga 785 triệu euro (892 triệu USD) để hủy bỏ hợp đồng cung cấp 2 tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral bị đình chỉ giao hàng do cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Hai tàu chở trực thăng lớp Mistral đóng cho Nga tại nhà máy đóng tàu STX...