Nhật ký phóng viên: Phòng giáo dục đặc biệt
Trên tường dán đầy tranh ảnh bắt mắt, căn phòng chỉ rộng gần 20m2 nhưng bày biện rất nhiều đồ chơi và có cả tivi, đầu máy. Đó gọi là “ phòng giáo dục đặc biệt” ở Trường tiểu học An Phú 1, huyện Củ Chi, TP.HCM.
“Học sinh quá hiếu động, hay nghịch phá, chọc ghẹo bạn bè trong giờ học, thiếu tập trung hoặc khó tập trung, tiếp thu bài quá chậm… sẽ được đưa xuống phòng giáo dục đặc biệt” – ông Lê Văn Bồng, hiệu trưởng Trường tiểu học An Phú 1, cho biết.
Học được 15 phút, học sinh sẽ được chơi thoải mái tại phòng giáo dục đặc biệt – Ảnh: H.HG.
… “An xung phong đọc trước cho cô nha!”. Cậu học trò ngúng nguẩy: “Không! Không! Không mà”. “Vậy Duy Đan nha”. Thấy học sinh còn đang ngần ngừ chưa chịu đứng lên, cô giáo bèn khích lệ: “Bữa nay có nhà báo tới thăm nè, ai đọc giỏi sẽ được cô khen. Đứng lên đi con, ngoan nào”. Cô giáo luôn miệng vừa năn nỉ, vừa khuyến khích học sinh đọc bài và tập viết nhưng cũng chỉ được 15 phút. Sau đó, phòng học biến thành khu trò chơi.
Theo cô Võ Thị Vựa – giáo viên phụ trách phòng giáo dục đặc biệt ở Trường An Phú 1, cô giáo không được la mắng hay to tiếng với học trò. Mỗi tiết học kéo dài được 15 phút như vậy là quý lắm rồi, vì các em khó tập trung nên không thể kéo dài giờ học như trên lớp. “Tôi kèm cho các em môn tiếng Việt và toán là chủ yếu. Khi các em học tập được như các bạn bình thường thì chúng tôi lại đưa các em về lớp” – cô Vựa nói.
Phòng giáo dục đặc biệt được thành lập từ năm 2007 và đến nay gần như ngày nào cũng có học trò. Thực tế phòng giáo dục đặc biệt đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ở Trường tiểu học An Phú 1. Phòng giúp giáo viên “nhẹ gánh” hơn trong việc giải quyết các vấn đề của học sinh “đặc biệt”. “Nếu để các em trong lớp chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng bài dạy. Ngay bản thân các em cũng khó tiếp thu bài. Vì vậy, phòng giáo dục đặc biệt là nơi để các em có những giây phút thoải mái, vừa học vừa chơi, không bị gò bó…” – ông Lê Văn Bồng khẳng định.
Video đang HOT
Theo Tuổi Trẻ
Cậu bé 3 tuổi vừa biết nói đột nhiên đọc thành thạo
Thời gian gần đây, người dân xã Hưng Công, huyện Bình Lục (Hà Nam) xôn xao chuyện cháu Trần Quang Minh - con trai của gia đình anh Trần Văn Quân và chị Trần Thị Thắm có những khả năng đặc biệt.
Gia đình cho biết, cháu Minh chậm nói vì đến hơn hai tuổi mới biết nói, nhưng vừa biết nói cháu đã biết đếm các con số lên đến 1.000 và đọc thành thạo các chữ viết.
Vừa theo mẹ từ ngoài đồng về, cháu Minh không hề tỏ ra dè dặt khi thấy có người lạ. Cháu nhanh nhảu chào tất cả mọi người và nói: "Cháu đi bẻ đỗ về" rồi xông tới bật tivi. Minh tỏ rõ là một cháu bé rất thông minh, nghịch ngợm và hiếu động hơn các bạn cùng lứa.
Cháu Trần Quang Minh
Ông nội cháu là Trần Văn Lịch cho biết, mẹ cháu sinh cháu rất khó, phải qua ba nơi mới sinh được. Khi lên trạm xá của xã, họ bảo thai nhi to quá, rồi chuyển lên huyện. Đến bệnh viện huyện, bác sỹ lại bảo là thai nhi có nhiều biểu hiện khác thường, rồi lại chuyển lên bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tại đây, đến tận 11 ngày sau cháu mới ra đời.
Sinh ra cháu được 3,8 kg, nhưng người tím ngắt, mình đầy vết chàm. Mọi người trong gia đình làm mọi cách nhưng các vết chàm vẫn không mờ đi là mấy. Tính đến nay, cháu Trần Quang Minh chưa được 3 tuổi rưỡi.
Qua hai năm đầu đời cháu vẫn chưa nói được dù chỉ là những tiếng thông thường "ba...ba", "mẹ" như bao đứa trẻ khác.
Mẹ của cháu Minh tâm sự: "Thấy con người ta khỏe mạnh, bi bô tập nói, vợ chồng em buồn vô cùng mà chưa biết làm thế nào. Nhưng là con đầu lòng nên hai vợ chồng bàn nhau cố gắng làm lụng thêm vài năm nữa, sau đó mới đưa cháu đi khám."
Đột nhiên một hôm, khi cả nhà đang ăn cơm, Minh chỉ vào chiếc xe máy của bố và đọc đúng từng số trên biển số xe. Sau đợt đó, cứ khách vào nhà chơi, có xe là cháu lân la tới đọc biển số xe. Ngay từ khi biết nói, cháu đã có thể đếm được đến con số 1.000.
Bác Phạm Văn Tùng, hàng xóm của anh Trần Văn Quân hồ hởi cho biết thêm: "Mấy hôm trước thu hoạch ngô về nhà, đang phơi ngô thì cháu Minh sang chơi. Cháu sà vào, vừa nhặt vừa đếm, đếm đến hơn 400 bắp thì mẹ cháu gọi về ăn cơm. Tôi đếm lại thì quả nhiên không sai bắp nào."
Để kiểm chứng lại, chúng tôi viết con số ghép 4 chữ số đúng ngày sinh ngày mất của Bác Hồ "1890-1969," cháu đọc vanh vách rồi lại ra đùa với mọi người trong gia đình.
Ngoài khả năng đọc số, đếm số khi mới hơn 2 tuổi, cháu còn có thể đọc được tất cả các chữ viết rất chuẩn. Đến nay, tuy chưa nói sõi, những âm chữ phát ra còn ngọng líu ngọng lô, nhưng các chữ viết cháu không cần phải đánh vần mà vẫn đọc được một cách trôi chảy.
Anh Quân còn nhớ rõ lần đi nộp thuế về để biên lai trên mặt bàn, cháu Minh cầm tờ biên lai rồi đọc to "Chủ nhiệm Trần Văn Hà." Mọi người cứ ngỡ là cháu đọc theo tivi, nhưng sau đó cháu lại đọc nhiều chữ giống trong biên lai. Mẹ cháu chỉ cho cháu đọc lại từng từng chữ trên biên lai, cháu đọc rành rọt không sai chữ nào. Từ đó trở đi, hễ gặp chữ gì trên tường, hay những chữ ghi ở băng zôn, khẩu hiệu treo trên đường cháu đều đọc.
Mẹ cháu phấn khởi khoe: "Thấy con đọc được, bố cháu đi mua ngay cho cháu bảng chữ cái, chưa kịp dạy cháu đã lôi ra đọc thuộc hết luôn. Có lần, cháu Minh đọc cho bà nghe gần hết trang kinh thánh của bà. Đặc biệt, những dòng chữ xanh, đỏ chạy trên tivi cháu cũng đọc được. Khi chúng tôi chỉ cho cháu dòng chữ "Cài đặt GPRS 3.0" cháu đọc vanh vách "Cài đặt GPRS ba chấm không."
Chưa hết ngạc nhiên, chúng tôi lại chứng kiến cháu cầm cuốn sổ của chúng tôi và lật lên đọc vanh vách "Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2010-2015."
Trước khả năng của cháu, gia đình đã cho cháu vào trường mầm non xã học, nhưng được 2 buổi cháu đòi lên lớp lớn. Ông nội cháu vừa kể vừa cười: "Có một lần tôi cho cháu đi chợ cùng, ngoảnh vào mua đồ quay ra đã không thấy cháu đâu. Gia đình phải huy động người nhà đi tìm mãi không thấy. Hóa ra cháu nó lẻn vào trong trường cấp 1B xã Hưng Công chơi cùng các anh chị lớp 1. Từ dạo đó, cháu hay đòi tôi vào trường đi học. Hôm nào không dỗ được tôi vẫn phải cho cháu ra trường cấp 1 chơi. Khi biết được khả năng của cháu Minh, cô giáo Nguyễn Thị Tâm đưa cho cháu cuốn sách toán lớp 9, cháu đọc một mạch, không ngắc ngứ hay phải đánh vần chữ nào".
Những đồ dùng như tivi, đầu đĩa, bộ âm ly, điện thoại trong nhà Minh đều có thể sử dụng rất thông thạo; nhớ thứ tự các kênh truyền hình để tự bật lên xem. Những số điện thoại của mọi người trong nhà Minh đều nhớ, khi chúng tôi hỏi cháu đọc vanh vách số của bố Quân và tự tay cháu bật máy, bấm số gọi. Những chức năng của chiếc điện thoại di động như chơi trò chơi, nghe nhạc... anh Quân không biết sử dụng, nhưng cháu Minh đã biết thành thạo.
Trước khả năng đặc biệt của cháu, ông nội Trần Văn Lịch bày tỏ tâm sự: "Trời phú cho cháu khả năng hơn người, song gia đình tôi cứ nửa mừng nửa lo. Mừng vì cháu kháu khỉnh, thông mình hơn các bạn cùng trang lứa. Lo vì với khả năng này của cháu, nhưng gia đình vẫn còn khó khăn nên không biết đầu tư cho cháu như thế nào để có thể tạo điều kiện phát huy được khả năng thiên bẩm đó về sau".
Theo TTXVN
Cô giáo hành hạ 4 đứa trẻ nói gì? Cô giáo Lan Không căng thẳng hay tỏ ra khó chịu, cô giáo Lê Thị Thanh Lan người bị tố hành hạ 4 trẻ khiến chúng bỏ trốn tươi cười trả lời PV. Chào chị, sự việc liên quan đến chị rất được dư luận quan tâm, chị có thấy áp lực lắm không? Tôi rất bất ngờ trước thông tin 4 đứa...