Nhật ký gửi mẹ của cô thủ khoa: ‘Nếu đọc được, mẹ hãy gọi số này nhé’
‘Mẹ ơi con đậu đại học rồi, mà còn là thủ khoa của ngành học nữa cơ. Mẹ có biết con nhớ mẹ và muốn sà vào lòng mẹ để khoe điều đó lắm không? Con sẽ tìm mẹ, con hứa đó’, Thanh Nhàn viết.
Cô bé mồ côi Lê Thị Thanh Nhàn nay đã trở thành thủ khoa ngành công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế – Ảnh: NHẬT LINH
Đó là một đoạn trong bức tâm thư gửi chương trình “ Tiếp sức đến trường” của Lê Thị Thanh Nhàn ( tân sinh viên ngành công tác xã hội, Trường ĐH Khoa học Huế). Nhàn đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong bức thư được viết theo dạng nhật ký gửi người mẹ đang lưu lạc của cô bé có đoạn: Nếu hữu duyên, mẹ con là Lê Thị Hằng có đọc được, mong mẹ hãy gọi về số của trung tâm 0234.3538334 – 0234.3589788 mẹ nhé!
Con nhớ mẹ, nhớ những ngày lang bạt
“Những ngày này với con thật đặc biệt. Có lẽ đó là lúc cô bé ngày xưa hay khóc nhè sắp trở thành một cô sinh viên bước vào giảng đường đại học. Nhưng mà cảm xúc trong con sao lẫn lộn quá. Có lẽ niềm vui đó với con không thật trọn vẹn, vì thiếu mẹ.
Con sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Dù có một mái ấm với đủ cả ba lẫn mẹ và một chị gái ở TP Đà Nẵng nhưng tình cảm gia đình gần như là một thứ gì đó xa xỉ trong căn nhà này. Sau những trận rượu bí tỉ, ba thường về trút những trận đòn roi lên mẹ và chị em con. Những trận đòn cứ ngày một dồn dập lên người mẹ sau mỗi lần ba trong cơn men tìm về căn nhà vòi tiền uống rượu.
Thế rồi uất hận, mẹ bế con lên chiếc xe đạp màu tím nhạt cũ kỹ – chiếc xe theo mẹ buôn đồng nát để kiếm tiền nuôi 2 chị em con – rời khỏi ba, chị gái và căn nhà bất hạnh. Mẹ chở con đi qua bao mưa nắng gió sương, vừa đi vừa nhặt ve chai, giấy vụn đổi cơm cháo qua ngày. Hai mẹ con đi dọc đường tìm được nhà nào thì xin vào ngủ qua đêm nhà đó. Người tốt thì họ cho mượn tạm gốc nhà ngả lưng, còn không thì họ đuổi đi vì sợ trộm hay bẩn nhà cửa của họ.
Con còn nhớ những lần hai mẹ con rong ruổi giữa đêm và tấp vào một mái hiên nhà nào đó ngủ tạm. Đến sáng thì người ta mở cửa, đuổi đi. Rồi những đêm hai mẹ con co ro vì lạnh trong những căn nhà hoang tối om. Con nhớ mẹ ôm chặt con vào lòng mà dỗ dành cho đứa con nhỏ quên đi cái đói, cái rét đang bủa vây hai mẹ con.
Mẹ à! Con còn nhớ như in đêm đó mẹ đã không ngủ mà ngồi thức, vừa canh đồ đạc và vừa ấp con vào lòng, cho con đủ ấm để quên đi cái lạnh.
Rồi hai mẹ con cũng lang thang như vậy cho đến một ngày mẹ nói hai mẹ con ra đến Huế rồi. Mẹ và con vẫn tiếp tục hành trình ngày lượm ve chai, rồi đêm xin ngủ nhờ mái hiên nhà người khác hoặc công viên…
Thanh Nhàn chọn cho mình ngành công tác xã hội để sau này có thể giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh như mình – Ảnh: NHẬT LINH
Video đang HOT
Thời gian cứ thế trôi, cho đến một buổi sáng sớm tinh sương, khi hai mẹ con vừa thức dậy sau một đêm rét căm căm ở góc chợ Đông Ba, mẹ hoảng hốt khi trong túi áo rách không còn mấy chục ngàn tiền lẻ mẹ vừa bán đống chai nhựa hồi chiều hôm trước. Với mẹ con mình, mấy chục ngàn đồng lúc đó là cả một gia tài. Căn bệnh thần kinh trong mẹ tái phát. Mẹ như phát điên, gào thét rồi chạy đi xung quanh tìm bằng được kẻ nhẫn tâm đã ăn trộm tiền.
Mẹ dặn con đứng trước cổng chợ để mẹ đi tìm tiền. Nhưng con đợi mãi, đợi suốt cả 1 ngày trời không thấy mẹ quay lại. Con ngủ thiếp đi thì sáng hôm sau các chú xe ôm, xích lô trước cổng chợ nói rằng mẹ đã bỏ con mà đi. Con òa khóc, vì không tin mẹ đã bỏ con, và cả… vì đói.
Một chú xích lô đã mua cho con một trái bắp và đưa con đến Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đã nuôi nấng và cho con ăn học nên người.
Cô bé mồ côi trở thành thủ khoa ngành học
Con còn nhớ có lần mẹ chở con trên chiếc xe đạp cũ ngang qua hàng quần áo, con đã khóc nhè đòi mẹ mua cho bằng được một chiếc váy màu hồng. Lúc đó con nào biết mẹ chẳng đủ tiền để lo ăn bữa tiếp theo, chứ nói gì chuyện váy áo. Mẹ dỗ dành con rồi tiếp tục cuộc mưu sinh.
Những ngày khi mới bước chân vào trung tâm, con đã khóc rất nhiều vì nhớ mẹ. Thời gian trôi qua, con đã phải đấu tranh tâm lý rất nhiều. Thậm chí con từng nghĩ đến chuyện bỏ học chỉ vì không chịu nổi câu trêu đùa “đồ mồ côi” của chúng bạn.
Chính những giọt nước mắt sau những lần bị trêu đùa như vậy đã tôi luyện thành con của ngày hôm nay. Con cố gắng vượt qua tất cả để thực hiện ước mơ của mình.
Suốt những năm học trên lớp, con luôn giành được danh hiệu học sinh khá, giỏi. Con đã cố gắng vượt lên sự rụt rè, mặc cảm của một đứa trẻ mồ côi để trở thành một cây văn nghệ của lớp, của trường.
Và rồi ngưỡng cửa đại học đã mở ra sau những cố gắng không biết mệt mỏi của con. Con đậu thủ khoa ngành học công tác xã hội, Trường đại học Khoa học – Đại học Huế mẹ ạ.
Hôm vừa rồi khai giảng, con được thầy hiệu trưởng nhà trường trao tặng 1 triệu đồng cùng giấy khen thủ khoa ngành học.
Mẹ à, sau từng ấy năm vất vả, việc đầu tiên con muốn làm cho mẹ đó là dùng số tiền đó để mua tặng mẹ một bộ áo dài. Con đoán là mẹ sẽ vui lắm, như cảm xúc của cô bé 5 tuổi được mẹ mua cho bộ váy hồng năm nào.
Mẹ à! Con sẽ vừa học, vừa xin đi làm thêm và vừa đi tìm mẹ. Con muốn được ở bên mẹ một lần nữa, con hứa đó!”.
Muốn giúp đỡ những hoàn cảnh như mình
Cô Đỗ Lê Phương Mai, phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế, chia sẻ rằng khi biết Nhàn thi được số điểm khá cao, các cô ở trung tâm đã định hướng cho em theo ngành báo chí. Theo cô Mai, ban đầu khi biết Nhàn chọn học ngành công tác xã hội, cô đã khuyên em nên suy nghĩ lại vì “nghề này bèo bọt lắm, sợ tương lai em khổ”.
“Tuy nhiên Nhàn đáp lại rằng ước mơ của em là trở thành những người như tôi để có thể giúp đỡ cho nhiều hoàn cảnh khó khăn như bạn ấy. Nhàn đã có định hướng tương lai rất rõ ràng và tôi tin với năng lực của mình, Nhàn hoàn toàn có thể biến ước mơ đó thành sự thật”, cô Mai nói.
Thủ khoa Trường nhân văn có điểm tổng kết 3.91/4 và đam mê nghiên cứu khoa học
Phương pháp học đúng đắn cùng với sự nỗ lực không ngừng và niềm yêu thích nghiên cứu khoa học đã đem lại cho nữ sinh Lê Thị Nguyệt nhiều thành tích đáng nể.
Nữ sinh Lê Thị Nguyệt (22 tuổi) học ngành Công tác xã hội, trở thành thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với điểm tổng kết 3.91/4.
Chia sẻ về cảm nghĩ khi nhận được danh hiệu này, nữ sinh không giấu được sự bất ngờ, xúc động: "Khi nhận được tin là thủ khoa đầu ra của trường, tôi không khỏi bất ngờ và hạnh phúc. Lúc đó tôi đã nghĩ rằng, những nỗ bản thân đã có thành quả nhất định.
Với tôi, danh hiệu này không chỉ dừng lại là kết quả của việc học tập ở Đại học mà còn là động lực để tôi tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa trong tương lai".
Lê Thị Nguyệt là thủ khoa đầu ra của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Theo quan điểm của nữ sinh, ngành Công tác xã hội là một ngành có tính chất tương đối đặc thù nên bản thân nữ thủ khoa cũng đã phải nỗ lực rất nhiều.
Thay vì nghỉ ngơi sau giờ học, nữ sinh thường đến các trung tâm bảo trợ xã hội xin hỗ trợ để từ đó áp dụng, học hỏi nhiều hơn.
"Tôi thường đến các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm trẻ em khuyết tật, tự kỉ và xin hỗ trợ các trung tâm này để tiếp cận gần hơn với thân chủ (tức tiếp cận với đối tượng yếu thế) và thực hành những lí thuyết đã được học. Như vậy tôi sẽ nắm được lí thuyết và thực tế như thế nào từ đó nâng cao được kiến thức chuyên môn của mình", Nguyệt chia sẻ.
Nữ thủ khoa cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học tiếng Anh.
Cô cho biết: "Tài liệu chuyên ngành đều là Tiếng Anh nên tôi luôn phải đọc trước tài liệu, chuẩn bị bài để có thể hiểu thuật ngữ một cách cụ thể nhất. Từ đó, khi giảng viên giảng bài, tôi sẽ nhớ nhanh và lâu hơn".
Nguyệt đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương" năm 2020. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
"Tôi không coi trọng việc học lí thuyết hơn hay việc đi thực hành hơn. Theo tôi hai điều này nên được diễn ra song song và mức độ tương đối nganh nhau, tức là sinh viên cần học, nắm chắc kiến thức lí thuyết, sau đó đi thực hành. Vì nếu sinh viên không chắc kiến thức thì không thể thực hành được.
Với tôi kiến thức nền tảng là thứ tiên quyết rồi mới đi làm, khi ấy dù có làm sai thì bản thân cũng có thể biết được là lỗi sai ở đâu và cách khắc phục như thế nào", Nguyệt cho hay.
Dù bận nhưng nữ sinh vẫn luôn dành thời gian để thực hiện nghiên cứu khoa học cũng như tham gia các hoạt động công tác của đoàn, trường.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, nữ thủ khoa cho biết bản thân rất yêu thích việc nghiên cứu khoa học và đây là một trải nghiệm mà sinh viên nào cũng nên thử.
"Đây thực sự là một trải nghiệm quý giá mà tôi nghĩ ai cũng nên thử dù chỉ một lần. Đối với tôi nghiên cứu không chỉ là một nhiệm vụ mà đó là sự đam mê, thích thú. Tôi tìm thấy trong nghiên cứu khoa học nhiều điều tuyệt vời mà không có ở bất kỳ trải nghiệm khác.
Các đề tài nghiên cứu khoa học sẽ giúp chúng ta khơi dậy được sự sáng tạo trong việc lựa chọn những vấn đề nghiên cứu, rèn được tư duy logic, học tập được cách viết sao cho khoa học...".
(Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Bằng phương pháp học đúng đắn, nỗ lực không ngừng cùng niềm yêu thích nghiên cứu khoa học đã đem lại cho nữ sinh rất nhiều giải thưởng như:
Nữ thủ khoa từng có hai bài nghiên cứu ở cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, giành một giải ba với đề tài: "Ứng dụng công tác xã hội cá nhân nhằm trang bị kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ tự kỷ".
Nữ sinh đạt giải ba giải thưởng "Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - Euréka" năm 2019 cấp Thành phố do Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.
Nguyệt đảm nhiệm các vị trí Bí thư chi Đoàn, lớp phó học tập lớp K62 Công tác Xã hội, Ủy viên Ban chấp hành Liên chi đoàn khoa Xã hội học, thành viên của Ban Hỗ trợ học tập và Nghiên cứu khoa học WEPASS (thuộc Đoàn Thanh niên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn); tình nguyện viên Đội Máu Nhân văn, Hội thanh niên vận động hiến máu thành phố Hà Nội.
Nhờ nỗ lực trong học tập và các hoạt động đoàn hội, Nguyệt đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương" năm 2020, "Sinh viên 5 tốt tiêu biểu" cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020, năm 2021.
Được biết, nữ thủ khoa ngay sau khi tốt nghiệp sớm nửa năm đã được nhiều đơn vị mời về làm, tuy nhiên Lê Nguyệt đã lựa chọn trở về địa phương công tác để cống hiến nhiều hơn cho quê hương Hà Tĩnh.
Thủ khoa ĐH RMIT chia sẻ bí quyết đạt GPA tuyệt đối cùng trải nghiệm ở trường con nhà giàu: Học hành có áp lực, có hội ngầm cho cậu ấm cô chiêu như lời đồn? Vũ Hoàng Trung - thủ khoa đạt điểm GPA 4.0/4.0, đồng thời cũng là sinh viên tiêu biểu của ĐH RMIT năm 2021. Xuất thân từ ngôi trường được mệnh danh dành cho "con nhà giàu", anh chàng này có điều gì đặc biệt? Ai cũng đã nghe về Đại học RMIT, ngôi trường vốn luôn được gắn liền với cụm từ "con...