Nhật hạ thủy tàu hộ vệ tàng hình thế hệ mới
Nhà máy Mitsui hạ thủy tàu hộ vệ đa năng Kumano thuộc dự án 30FFM, lớp tàu chiến tàng hình mới nhất do Nhật Bản phát triển.
Lễ hạ thủy được tổ chức tại nhà máy đóng tàu Mitsui ở thành phố Tamano, miền nam Nhật Bản, hôm 19/11. Kumano là tàu thứ hai thuộc dự án tàu hộ vệ tàng hình 30FFM, khởi đóng một ngày sau chiếc đầu tiên nhưng được hoàn thiện và hạ thủy trước. Quá trình hoàn thiện, lắp đặt trang thiết bị sẽ diễn ra tại nhà máy Mitsui trước khi chiến hạm được đưa vào biên chế năm 2021.
Tàu Kumano trong lễ hạ thủy tại Tamano hôm 19/11. Ảnh: JMSDF .
Video đang HOT
Tàu hộ vệ lớp 30FFM dài 130 m, rộng 16 m và có lượng giãn nước đầy tải khoảng 5.500 tấn. Khung vỏ tàu có dạng góc cạnh và khép kín các khoảng trống để hạn chế phản xạ tín hiệu radar, trong khi nhiều công nghệ tàng hình từ tiêm kích thử nghiệm X-2 Shinshin cũng được ứng dụng vào chiến hạm này. Lớp 30FFM cũng đề cao khả năng tự động hóa khi chỉ có thủy thủ đoàn 90 người, ít hơn nhiều so với những loại tàu hộ vệ cùng kích thước.
30FFM được trang bị hai động cơ turbine khí Roll-Royce MT30, cho phép tàu đạt tốc độ tối đa gần 56 km/h. Vũ khí chính gồm pháo Mark 45 cỡ nòng 127 mm, hai bệ vũ khí điều khiển từ xa, cụm bệ phóng thẳng đứng Mark 41 với 16 ống mang được tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa, 8 tên lửa diệt hạm, một hệ thống phòng thủ cực gần SeaRAM, ngư lôi và một trực thăng SH-60L.
Thiết kế của 30FFM giúp Nhật Bản sở hữu tàu hộ vệ đa năng có tính năng tương đương tàu khu trục lớp Akizuki có lượng giãn nước tới 6.800 tấn. Tokyo dự kiến biên chế tổng cộng 22 tàu lớp 30FFM trong giai đoạn 2022-2032, mỗi chiếc có giá khoảng 480 triệu USD, nhằm thay thế tàu khu trục lớp Asagiri và tàu hộ vệ lớp Abukuma.
Nhật Bản đề xuất ngân sách quốc phòng cao kỷ lục
Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố đề xuất ngân sách 52 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, nhằm đối phó với sức ép từ Trung Quốc, Triều Tiên.
Trong đề xuất ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo tính từ tháng 4/2021, Bộ Quốc phòng Nhật Bản muốn được cấp 5,49 nghìn tỷ yen (52 tỷ USD), cao hơn so với mức 5,3 nghìn tỷ yen trong năm tài khóa 2020.
Đây sẽ là năm thứ chín liên tiếp ngân sách quốc phòng Nhật Bản tăng đều đặn, khi quân đội nước này đối mặt với nguồn lực quân sự khổng lồ của Trung Quốc, quốc gia đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông với Nhật, cũng như với "một Triều Tiên khó lường". Triều Tiên vài năm trước thử nghiệm vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo, một số bay qua lãnh thổ Nhật Bản.
Nhật Bản dự tính mua thêm hai hộ vệ hạm, một tàu ngầm và phát triển tiêm kích thế hệ mới. Khoản ngân sách chưa bao gồm chi phí triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa thay cho Aegis Ashore của Mỹ để đối phó nguy cơ Triều Tiên tấn công.
Đặc nhiệm của lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết ngân sách quốc phòng mới nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ của quốc gia trong vũ trụ và không gian mạng. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dự kiến thành lập đơn vị chuyên trách không gian mạng mới với 540 nhân sự, cùng một đơn vị vũ trụ với khoảng 70 người.
Đây là đề xuất ngân sách quốc phòng đầu tiên của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Yoshihide Suga, người nhậm chức vào tháng 9 và cam kết tiếp tục các chính sách của người tiền nhiệm Shinzo Abe. Khi còn tại vị, Abe tìm cách mở rộng vai trò của các lực lượng vũ trang Nhật Bản, vốn bị giới hạn bởi hiến pháp được áp dụng sau Thế chiến II.
Tuy nhiên, đề xuất tăng chi tiêu quốc phòng được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với áp lực mới trong năm nay khi phải đối phó với đại dịch Covid-19.
Oanh tạc cơ Trung Quốc lượn vòng quanh Đài Loan Hai oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc băng qua eo biển Miyako, bay theo hình bán nguyệt quanh đảo Đài Loan rồi vòng lại. Hai oanh tạc cơ chiến lược Xian H-6 này xuất phát từ căn cứ ở Trung Quốc đại lục ngày 28/6, bay xuyên qua eo biển Miyako, nằm giữa nhóm đảo Yaeyama và quần đảo Okinawa của Nhật...