Nhật “gật đầu” cho tư nhân chế tạo bộ phận chiến đấu cơ F-35
Nhật Bản đã quyết định sẽ cho phép các công ty trong nước chế tạo và xuất khẩu các bộ phận của chiến đấu cơ tàng hình F-35, bất chấp lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, thúc đẩy quan hệ an ninh với Mỹ giữa lúc Tokyo có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35.
Quyết định trên được đưa ra trong một cuộc họp về an ninh của chính phủ vào sáng 1/3.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết trong một tuyên bố rằng sự tham gia của các hãng chế tạo trong nước sẽ giúp “duy trì, khuyến khích và nâng cao nền tảng chế tạo thiết bị quốc phòng và công nghệ liên quan của đất nước chúng ta”.
“Do sự tham gia của các công ty Nhật Bản vào việc chế tạo F-35 có đóng góp lớn cho an ninh quốc gia và với điều kiện Mỹ thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ đối với bác bộ phận do Nhật Bản chế tạo, chúng tôi đã quyết định loại điều đó ra khỏi lệnh xuất khẩu vũ khí”, ông Suga tuyên bố.
Hồi năm 2011, Nhật Bản đã chọn dòng máy bay chiến đấu tàng hình F-35, do hãng Lockheed Martin (Mỹ) chế tạo, làm chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo của nước này. Tokyo cho biết các công ty như Mitsubishi Heavy Industries Ltd, IHI Corp và Mitsubishi Electric Corp có thể tham gia vào việc chế tạo và bảo dưỡng F-35.
Ông Suga nói thêm rằng quyết định trên sẽ giúp giảm chi phí của F-35 trong bối cảnh Nhật Bản định mua F-35 để thay thế cho các máy bay chiến đấu F-4 đã lỗi thời.
Tokyo có kế hoạch mua 42 chiếc F-35, với 4 chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được chuyển giao vào tháng 3/2017.
Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Nhật Bản hồi tuần này cho biết không có thay đổi nào với kế hoạch trên, bất chấp việc Mỹ mới đây cho tạm ngừng bay toàn bộ phi đội F-35 sau khi một vết nứt được tìm thấy trong một động cơ máy bay thử nghiệm.
Quyết định của Tokyo diễn ra cùng với việc Bộ quốc phòng Mỹ cho biết sẽ nối lại các chuyến bay của F-35.
“Các chiến dịch bay của F-35 đã được phép nối lại”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Kyra Hawn cho biết trong một tuyên bố.
Vi phạm lệnh cấm?
Video đang HOT
Tuy nhiên, đã xuất hiện những chỉ trích nói rằng việc Tokyo “gật đầu” để các công ty trong nước được phép tham gia chế tạo và xuất khẩu các bộ phận F-35 là đi ngược với cam kết tìm kiếm hòa bình của Nhật Bản.
Các đảng đối lập tại Nhật Bản đã lên tiếng chỉ trích động thái trên, lo ngại rằng việc bán các máy bay F-35 có các bộ phận do Nhật Bản chế tạo các quốc gia như Israel có thể vi phạm lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật, vì một trong những điểm cốt lõi của lệnh cấm là không xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia dính dáng tới xung đột quốc tế.
Israel dự kiến sẽ mua các máy bay chiến đấu F-35 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Trung Đông.
Vào năm 1976, chính phủ Nhật Bản đã lần đầu tiên đưa ra “3 nguyên tắc về xuất khẩu vũ khí”, vốn cam kết cấm xuất khẩu vũ tới các quốc gia liên quan tới các xung đột quốc tế. Đến năm 1976, Tokyo đã cấm toàn diện việc xuất khẩu vũ khí.
Lệnh cấm kéo dài nhiều thập niên đã khiến các nhà thầu quốc phòng Nhật Bản không thể tham gia vào các chương trình phát triển vũ khí quốc tế, khiến họ gặp khó khăn trong việc bắt kịp đối với sự phát triển công nghệ và giảm chi phí.
Tuy nhiên, đến năm 2011, lệnh xuất khẩu vũ khí đã được nới lỏng nhằm cho phép Nhật Bản tham gia vào việc phát triển và chế tạo vũ khí chung cùng các nước khác.
Động thái mới của chính phủ Nhật Bản có thể khiến các nước láng giềng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, lo ngại.
Quyết định trên diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang vướngvào cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông với Trung Quốc, nước cũng đang phát triển chiến đấu cơ tàng hình của riêng mình.
Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong những tháng gần đây đã leo tháng tới mức cả hai đều điều các máy bay chiến đấu và tàu tuần tra tới khu vực.
Theo Dantri
Vũ khí Hàn Quốc "đổ bộ" thị trường Đông Nam Á
Các máy bay và tàu quân sự Hàn Quốc ngày càng phổ biến ở Đông Nam Á khi các quốc gia đang phát triển trong khu vực đẩy mạnh mua bán vũ khí trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự.
Máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc.
Với việc coi thị trường Đông Nam Á là bàn đạp, Seoul đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu vũ khí lên 4 tỷ USD vào năm 2020.
Các máy bay huấn luyện là mặt hàng hàng đầu trong nỗ lực xuất khẩu của Seoul sang khu vực Đông Nam Á. Hàn Quốc và Philippines đã bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm bán các máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc cho Philippines.
FA-50 là phiên bản cải tiến của máy bay chiến đấu siêu âm T-50 Golden Eagle do tập đoàn Công nghiệp không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) chế tạo.
"Cả hai bên đã bước vào các cuộc đàm phán cuối cùng về thương vụ FA-50", một phát ngôn viên của Cơ quan thu mua quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc ho hay. "Các cuộc đàm phán dự kiến mất vài tháng nữa".
FA-50 dự kiến sẽ củng cố cho không quân Philippines trong bối cảnh quốc gia Đông Nam Á này không có máy bay chiến đấu nào kể từ khi cho về hưu các chiến đấu cơ F-5 do Mỹ thiết kế hồi năm 2005.
Thương vụ FA-50 diễn ra giữa lúc Philippines có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng giới chức Philippines nói các máy bay FA-50 cơ bản sẽ được sử dụng cho công tác huấn luyện và đối phó thảm hoạ.
KAI cũng tăng cường vị thế tại Indonesia, vốn trở thành một trong những đối tác mua vũ khí lớn nhất của Hàn Quốc. Sau khi bàn giao 16 máy bay huấn luyện cơ bản KT-1 Woongbi cho Indonesia, KAI đã ký một hợp đồng trị giá 400 triệu USD với Indonesia hồi năm 2011 để bán 16 chiếc F-50.
Chiến đấu cơ hiện đại KF-X do Indonesia và Hàn Quốc hợp tác chế tạo.
"Chúng tôi đang thành công trong việc mở rộng quan hệ đối tác với Indonesia trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và bán sản phẩm", Park Noh-sun, phó chủ tịch điều hành của KAI, cho biết, ám chỉ dự án giữa Seoul và Jakarta nhằm phát triển các máy bay chiến đấu lớp F-16, được biết tới với tên gọi KF-X.
"Tôi nghĩ có 4 điều bạn phải thoả mãn trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí: chính trị, vận hành, kinh tế và chuyển giao công nghệ. Đối với các quốc gia Đông Nam Á, các hệ thống vũ khí Hàn Quốc đáp ứng tất cả các nhu cầu này một cách hoàn hảo", ông Park nói thêm.
Thái Lan cũng được xem là một khách hàng tiềm năng của dòng trực thăng vận tải Surion, do KAI và Eurocopter hợp tác phát triển, cũng như các máy bay chiến đấu T-50.
Ngoài máy bay, Hàn Quốc cũng đang tập trung vào việc xuất khẩu các tàu ngầm và tàu chiến. Tập đoàn đóng tàu Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering đã bán 3 trong số các tàu ngầm Type-209 cho Indonesia vào năm 2011 với giá 1,1 tỷ USD.
Tàu ngầm Type-209 của Hàn Quốc.
Các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Malaysia và Philippines, cũng rất quan tâm tới các tàu hải quân Hàn Quốc, trong đó có các tàu cung ứng, ông Lee Jong-deuk, quản lý bộ phận tiếp thị nước ngoài của Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, cho hay.
"Khả năng đóng tàu của Hàn Quốc đã được chứng minh trong năm qua khi giành hợp đồng trị giá 940 triệu USD nhằm chế tạo 4 tàu chở dầu cho hải quân hoàng gia Anh", ông Lee cho hay.
"Việc xuất khẩu các tàu chở dầu hải quân cho Anh sẽ giúp các hãng đóng tàu Hàn Quốc đẩy mạnh xuất khẩu tàu hải quân tới châu Á, châu Phi và các nước thuộc khối Thịnh vượng Chung Anh", ông Lee nói thêm.
Tiếp cận thị trường Nam Mỹ
Bên cạnh thị trường Đông Nam Á, Hàn Quốc cũng đang cố gắng đặt chân vào thị trường Nam Mỹ.
KAI đã ký một hợp đồng trị giá 200 triệu USD với Peru để bán 20 máy bay huấn luyện KT-1 và đây là thương vụ bán máy bay đầu tiên của Hàn Quốc với thị trường Nam Mỹ.
"Việc xuất khẩu các máy bay KT-1 tới Peru đã mở đường vào thị trường Nam Mỹ, sau Đông Nam Á và châu Âu", Noh Dae-rae, một quan chức của DAPA, nói. "Chúng tôi hi vọng các nhà thầu quốc phòng Hàn Quốc sẽ mở rộng xuất khẩu sang khu vực Nam Mỹ chậm nhưng chắc nhờ hợp đồng KT-1".
DAPA nhận thấy tiềm năng của khu vực Nam Mỹ là khoảng 200 máy bay huấn luyện cơ bản.
LIG Nex1, một nhà phát triển vũ khí dẫn đường chính xác hàng đầu của Hàn Quốc, hồi tháng 11 năm ngoái cũng ký kết một hợp đồng nhằm bán 16 tên lửa đối hạm trị giá khoảng 100 triệu USD cho Colombia.
Theo Dantri
Ukraina cạnh tranh vị thế sản xuất xe tăng với Đức Ngày 18-2, nhà xuất khẩu vũ khí Ukrspetsstroi cho biết, sẽ chuyển giao 110 bộ phận cấp điện và các bộ phận động cơ xe tăng khác cho Pakistan, theo nội dung một bản hợp đồng trị giá 50 triệu USD. Ukraina đang cạnh tranh vị trí là nhà sản xuất bộ phận cấp điện xe tăng hàng đầu thế giới với Đức...